Chỉ số đường huyết lúc đói sau ăn và thông tin cần biết

Chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn là chỉ số đo nồng độ glucose trong máu vào thời điểm đói hoặc sau khi ăn uống. Chỉ số này ở bệnh nhân tiểu đường có thể giúp đánh giá hiệu quả chữa bệnh, từ đó có những phương pháp giúp ổn định đường huyết thích hợp.

Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn

Chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn được chia làm 3 nhóm: Chỉ số đường huyết đo được lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn 1h và chỉ số đường huyết sau ăn 2h.

Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số được đo khi cơ thể không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 8 tiếng. Chỉ số này có thể cho biết nguy cơ bị bệnh tiểu đường hoặc đánh giá quá trình điều trị tiểu đường.

Chỉ số đường huyết sau ăn được đo sau khi ăn 1h hoặc 2h. Nồng độ đường huyết trong cơ thể không phải là một hằng số mà luôn luôn biến động, thậm chí biến động theo phút.

chi-so-duong-huyet-luc-doi
Chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn là căn cứ để chẩn đoán tiểu đường

Việc kiểm tra đường huyết sau khi ăn giúp đánh giá được khả năng dung nạp glucose trong cơ thể, đánh giá nguy cơ tiểu đường và hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân đang điều trị tiểu đường.

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn rất quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu để từ đó có cơ sở chẩn đoán bệnh lý tiểu đường, nguy cơ hạ đường huyết và đánh giá mức độ hiệu quả khi điều trị bệnh.

Mức chỉ số đường huyết an toàn

Chỉ số đường huyết an toàn giúp đánh giá một cơ thể khỏe mạnh và loại trừ các nguy cơ tiểu đường hoặc nguy cơ hạ đường huyết cấp tính. Chỉ số này có thể thay đổi theo từng thời điểm đo. Mỗi thời điểm đo sẽ có mức độ an toàn khác nhau.

Mức chỉ số đường huyết an toàn lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo khi cơ thể nhịn ăn uống ít nhất trong vòng 8 giờ đồng hồ. Khi đó, mức an toàn đối với người trưởng thành, không mang thai sẽ ổn định trong khoảng từ 70 đến 92 mg/dL (tương đương với khoảng 3,9 đến 5,0 mmol/L).

Mức chỉ số đường huyết an toàn sau khi ăn

Mức chỉ số đường huyết an toàn sau khi ăn thường được đo vào khoảng 2 giờ sau khi ăn. Khi đó, mức đường huyết đo được phải dưới 189 mg/dL (tương đương 10 mmol/L) đối với người khỏe mạnh sẽ được coi là mức an toàn.

Đối với những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, mức đường huyết an toàn đo được sau khi ăn 2 giờ sẽ phải dưới 7,8 mmol/L.

Đôi khi trong quá trình đo đường huyết có những dao động không đồng nhất, vì thế chỉ số đường huyết khi đo lúc đói cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác.

Nếu chỉ số Glucose trong máu đo được vào lúc đói nằm trong khoảng 110 đến 126 mg/dL (tương đương 6,1 đến 7 mmol/L) có thể người bệnh đang bị rối loạn đường huyết. Đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường, cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Giai đoạn này cần có lộ trình điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt bởi nếu có tới 40% người ở giai đoạn tiền tiểu đường sẽ mắc bệnh tiểu đường.

Nếu chỉ số Glucose trong máu lúc đói cho kết quả từ 126 mg/dL trở lên (tương đương 7 mmol/L) trở lên có thể chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết đo được sau khi ăn khoảng 2 giờ nếu trên 189 mg/dL (tương đương 10 mmol/L) ở người khỏe mạnh có thể chẩn đoán tiểu đường và trên 7,8 mmol/L đối với những người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường cần thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn cao có nguy hiểm không?

Nếu chỉ số đường huyết lúc đói cao, thuộc nhóm nguy cơ tiền tiểu đường hoặc tiểu đường thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám chuyên khoa và chỉ định điều trị.

Trong một số trường hợp chỉ số đường huyết không ổn định có thể xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số giúp kiểm soát đường huyết mà không cần phụ thuộc vào thời điểm xét nghiệm. Chỉ số HbA1c bình thường sẽ dao động từ 5,5 đến 6,2%. Nếu có nguy cơ tiểu đường, chỉ số trên sẽ lớn hơn 7%.

chi-so-duong-huyet-cao
Đường huyết cao khiến người bệnh có nguy cơ bị tiểu đường dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng

Tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn thường được đánh giá sau 2 giờ sau khi ăn. Đây là tình trạng phổ biến và cần đo lại chỉ số sau hơn 2 giờ khi chỉ số đã trở về giá trị khi đói.

Lượng glucose trong máu tăng cao sau khi ăn còn có thể do nguyên nhân tuyến tụy bị suy yếu dẫn tới không sản xuất đủ insulin bổ sung cho cơ thể để giảm đường huyết. Đây là tình trạng khá nguy hiểm bởi có thể dẫn tới các biến chứng như xơ vữa động mạch và có nguy cơ cao đột quỵ.

Vì thế, việc kiểm soát mức đường huyết khi đói để cảnh báo nguy cơ tiểu đường là rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát đường huyết thường xuyên để theo dõi tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết cao khiến người bệnh có nguy cơ bị tiểu đường rất cao. Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như các biến chứng về tim mạch, thần kinh, thận và mắt. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Những lưu ý để giữ chỉ số đường huyết ổn định

Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế giữ đường huyết ổn định là yếu tố rất quan trọng giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Để giữ đường huyết ổn định kể cả lúc đói hoặc sau khi ăn cần chú ý tới những lưu ý sau:

  • Kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, nhất là đối với những người tiểu đường hoặc thuộc nhóm nguy cơ tiền tiểu đường.
  • Khi thấy đường huyết lúc đói – sau khi ăn tăng cao bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
  • Hãy xây dựng một lối sống lành mạnh và khoa học, trong đó việc tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe là rất quan trọng. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục vừa sức với bản thân, vừa giúp chuyển hóa glucose trong máu tốt, vừa kích thích sản xuất insulin tự nhiên cho cơ thể giúp ổn định đường huyết.
  • Đối với những người có chỉ số cao, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn bởi lượng đường trong máu cũng ảnh hưởng tới số lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học và nghiêm ngặt. Đối với những người tiền tiểu đường và nguy cơ tiểu đường nên ăn bổ sung nhiều rau xanh và uống sữa không đường, sử dụng các loại thực phẩm nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch thay cho gạo trắng và các loại thực phẩm nhiều tinh bột.
  • Nên bổ sung protein của nhóm thực phẩm ít chất béo như cá, thịt gia cầm và từ các loại hạt.
  • Tránh đồ ngọt, nước ngọt đóng chai, nước trái cây và các loại hoa quả chứa nhiều glucose.
  • Có thể sử dụng đường ăn kiêng để giúp các món ăn ngon miệng hơn. Tuyệt đối không sử dụng đường nhân tạo bình thường để bổ sung vào cơ thể hàng ngày.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Trên đây là tổng quan về chỉ số đường huyết lúc đói sau khi ăn. Chỉ số này giúp đánh giá nguy cơ tiền tiểu đường, tiểu đường và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, cần kiểm tra và theo dõi chỉ số này thường xuyên để phòng tránh cũng như điều trị tiểu đường một cách tốt nhất.

Đừng bỏ qua:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *