TOP các thuốc hạ đường huyết phổ biến, cách dùng và lưu ý
Nội dung bài viết
Thuốc hạ đường huyết là những loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết ở mức độ ổn định. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn top những loại thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay, cách dùng và lưu ý.
Khi nào người bệnh cần dùng thuốc hạ đường huyết?
Đường huyết là một thuật ngữ trong y khoa chỉ lượng đường trong máu. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ cho các hoạt động của thần kinh, não bộ. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu tăng hoặc giảm bất thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường trong cơ thể.
Đường huyết tăng là tình trạng có quá nhiều đường glucose trong máu. Điều này cho thấy sự dư thừa của lượng đường trong các mô của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu đường huyết của cơ thể lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) thì bạn đã mắc bệnh tăng đường huyết.
Nếu đường huyết thử vào bất kỳ thời gian nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là cơ thể mắc bệnh tăng đường huyết sau ăn.
Chỉ số đường glucose trong máu của mỗi người là khác nhau, có người biến đổi theo từng giờ, từng phút, từng giây. Nếu định lượng glucose (lượng đường huyết trong máu) cao như mức kể trên thì có khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định uống các nhóm thuốc hạ đường huyết hoặc thuốc hạ glucose máu.
Ngược lại, khi đường huyết trong máu dưới 70mg/dL (3,9 mmol/l) thì được coi là tình trạng hạ đường huyết. Sự sụt giảm đường huyết đột ngột là một hiện tượng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị hôn mê và tổn thương não. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc điều trị hạ đường huyết, giúp lượng đường trong máu ổn định ở mức bình thường.
Do vậy, tùy vào tình trạng bệnh tăng hay giảm đường huyết mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc điều trị cho phù hợp.
TOP thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bào chế với tác dụng giúp hạ đường huyết và kiểm soát lượng đường huyết duy trì ở mức độ ổn định. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc hạ đường huyết dưới đây:
Thuốc hạ đường huyết Y Sư
Thuốc Y Sư là một trong những loại thuốc hạ đường huyết nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo và sử dụng. Thuốc giúp giảm ngay lượng đường glucose, giảm cholesterol đã tích tụ trong máu quá lâu ngày và giúp duy trì đường huyết ở mức độ ổn định. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng từ bệnh tiểu đường.
Thuốc được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng. Thành phần chính trong thuốc là khổ qua rừng, long đờm, đại hoàng, mạch môn, đương quy, nhân trần, cam thảo… Do vậy, thuốc không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đối tượng sử dụng là người bị tiểu đường Type 1, Type 2 hoặc người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2 viên và dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Giá tham khảo: 130.000 VNĐ/hộp
Thuốc Metformin (nhóm thuốc Biguanide)
Thuốc Metformin là thuốc uống hạ đường huyết bằng cách tác động chủ yếu lên các cơ quan và mô ở gan. Gan có chức năng tạo ra các glucose từ axit amin, chất béo, axit lactic và giải phóng đường vào máu. Thuốc Metformin sẽ làm giảm quá trình tổng hợp glucose của gan, ổn định đường huyết trong máu và không gây tăng cân.
Thuốc Metformin thường được chỉ định sử dụng cho những người không thể điều trị bệnh tăng đường huyết bằng chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết Metformin như chán ăn, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng…
Cách sử dụng: Uống 2 – 3 lần một ngày sau bữa ăn (số lượng thuốc trong mỗi lần uống sẽ được bác sĩ chỉ định).
Giá tham khảo: 30.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thuốc Repaglinide
Repaglinide là thuốc hạ đường huyết tốt nhất nhằm kiểm soát lượng đường trong máu kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tiết ra insulin để tổng hợp lượng đường cần thiết cho cơ thể. Từ đó, giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường và làm giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ
Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén loại 0,5mg, 1mg và 2mg. Thuốc đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn vào năm 1997. Tuy nhiên, không phải tất cả người bệnh tăng đường huyết đều tương thích với thuốc. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau lưng, viêm xoang, viêm phế quản, đau dạ dày…
Cách sử dụng: Người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 0,5 – 4 mg theo chỉ định của bác sĩ.
Giá tham khảo: 150.000 VNĐ/hộp.
Thuốc Acarbose
Thuốc Acarbose có tác dụng làm glucose trong máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm tăng đường huyết trong máu và nồng độ glucose máu ban ngày ít dao động hơn. Bên cạnh đó, thuốc có hiệu quả ức chế tiêu hóa carbohydrate trong ruột non, do đó ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống và được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng đường huyết. Vì thuốc làm tiêu hóa thức ăn bị chậm lại nên cơ thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ như xì hơi, đau bụng, đầy hơi, rối loạn chức năng gan.
Cách sử dụng: Thuốc được uống ngay trước mỗi bữa ăn với liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Giá tham khảo: 225.00 VND/hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc Glimepiride
Thuốc Glimepiride là thuốc uống hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea. Thuốc Glimepiride có công dụng kiểm soát lượng đường huyết cao ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Khi uống thuốc, lượng đường glucose trong máu sẽ được duy trì ở mức độ ổn định.
Tuy nhiên, nếu uống liên tục thuốc Glimepiride, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng cân. Bên cạnh đó, thuốc sẽ gây ra một số những tác dụng phụ như nổi mề đay, thiếu máu, chóng mặt…
Cách sử dụng: Uống 1 – 2 mg sau khi ăn sáng, không được vượt quá 8mg/ngày.
Giá tham khảo: 50.000 VNĐ/hộp
Những lưu ý khi dùng thuốc hạ đường huyết
Trong quá trình uống thuốc hạ đường huyết, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không nên uống thuốc một cách tùy tiện, tự ý nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi được bác sĩ hướng dẫn uống thuốc, bạn nên chú ý uống đủ liều lượng, không được lạm dụng thuốc hoặc uống sai thời gian vì có thể gây ra nhờn thuốc hoặc xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Cần kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài để điều trị, không được tự ý ngưng uống nếu không có yêu cầu của bác sĩ.
- Dừng uống thuốc ngay lập tức nếu thấy các dấu hiệu bất thường và cần đến bác sĩ xử lý kịp thời.
- Người bệnh tăng đường huyết nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các bài tập thể dục để góp phần điều trị bệnh.
- Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu đường huyết không ổn định, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là những loại thuốc hạ đường huyết phổ biến mà bạn có thể sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!