Đái tháo đường thứ phát là gì? Thông tin cần biết

Đái tháo đường thứ phát là tình trạng bệnh đái tháo đường phát sinh do một nguyên nhân tác động. Thông thường, bệnh xuất hiện sau khi cơ thể mắc một số bệnh lý tuyến tụy hoặc bệnh lý nội tiết tố khác. Vậy điều trị tiểu đường thứ phát như thế nào?

Đái tháo đường thứ phát là gì?

Đái tháo đường thứ phát hay còn gọi là tiểu đường thứ phát là chứng tiểu đường khi chỉ số đường huyết bất kỳ và chỉ số HbA1c luôn cao hơn mức chuẩn chỉ số an toàn.

Khác với bệnh tiểu đường thông thường, tiểu đường thứ phát chỉ xuất hiện sau khi cơ thể chịu sự tác động của một số nguyên nhân bệnh lý khác như viêm tụy, xơ sỏi tụy, các bệnh về gan hoặc các bệnh lý nội tiết tố khác.

Đái tháo đường thứ phát xảy ra sau khi cơ thể chịu tác động của các bệnh lý nhất là bệnh tuyến tụy
Đái tháo đường thứ phát xảy ra sau khi cơ thể chịu tác động của các bệnh lý nhất là bệnh tuyến tụy

Đái tháo đường thứ phát có thể biến mất hoàn toàn sau khi các tác nhân trên không còn yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên nếu không được theo dõi và điều trị bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường mãn tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường thứ phát

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để theo dõi và điều trị bệnh. Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra chứng tiểu đường thứ phát:

Đái tháo đường thứ phát do dùng thuốc

Một số loại thuốc thông dụng cũng có khả năng gây ra bệnh tiểu đường thứ phát nếu như thuốc có khả năng kháng insulin, giảm khả năng tiết insulin và tăng lượng đường trong máu nếu như sử dụng ở liều cao.

Có thể kể đến một số loại thuốc như sau: Thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen rất cao có khả năng làm giảm dung nạp glucose máu, kháng insulin. Thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm giảm khả năng dung nạp glucose vào cơ thể. Các loại thuốc chứa Glucocorticoid cũng có thể gây ra hiện tượng kháng insulin…

Ngoài ra, một số loại thuốc chống thải ghép khi bệnh nhân ghép tạng hoặc thuốc điều trị viêm gan A cũng có khả năng gây ra tiểu đường thứ phát.

Do rối loạn nội tiết tố

Tình trạng rối loạn nội tiết tố gây ra bệnh tiểu đường có thể do một số chứng bệnh như u tủy thượng thận dẫn tới cơ thể tiết nhiều Epinephrine có khả năng gây ức chế tuyến tụy, giảm tiết insulin.

Hội chứng Cushing có thể làm tăng Glucocorticoid gây ức chế insulin, khiến cơ thể bị rối loạn khi dung nạp Glucose.

Một số nguyên nhân khác gây rối loạn nội tiết tố dẫn tới tiểu đường thứ phát như sau: u tụy, u khối thần kinh nội tiết, u tuyến nội tiết, cường giáp. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai cũng có sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra tiểu đường thứ phát.

Do tổn thương tuyến tụy

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất và phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu đường thứ phát. Một số bệnh nhân bị viêm tụy cấp, viêm tụy mãn tính hoặc ung thư tụy có khả năng làm giảm hoạt động của tế bào beta tuyến tụy gây ức chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiết insulin của tuyến tụy.

Tổn thương tuyến tụy là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tiểu đường thứ phát
Tổn thương tuyến tụy là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tiểu đường thứ phát

Nếu các tổn thương tụy không được điều trị kịp thời dẫn tới mất khả năng điều tiết insulin hoặc tế bào beta bị phá hủy, người bệnh có thể sẽ bị tiểu đường tuýp 1 mãn tính.

Do các bệnh về gan

Một số bệnh nhân bị các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan khiến khả năng dung nạp Glucose của cơ thể bị rối loạn dẫn tới đường huyết tăng. Ngoài ra một số thuốc điều trị các bệnh về gan, nhất là điều trị viêm gan siêu vi A cũng có thể gây tiểu đường thứ phát.

Triệu chứng nhận biết tiểu đường thứ phát

Triệu chứng của tiểu đường thứ phát hoàn toàn giống với các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2. Chỉ khác rằng, các triệu chứng này xuất hiện sau khi người bệnh gặp phải các yếu tố là các nguyên nhân gây đái tháo đường thứ phát như trên.

Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của đái tháo đường thứ phát như sau:

Khát nước, đi tiểu nhiều lần

Dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường là người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống khá nhiều nước. Điều này xảy ra do hiện tượng đường máu tăng cao, cơ thể cần nhiều nước để pha loãng lượng đường dư trong cơ thể.

Khi cơ thể dung nạp nhiều nước sẽ dẫn tới đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, khi cơ thể có lượng đường dư thừa sẽ khiến thận cần hoạt động nhiều hơn để đào thải dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều, nhất là đi tiểu đêm.

Luôn có cảm giác đói và sụt cân bất thường

Khi bị đái tháo đường, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng cung cấp cho các tế bào như bình thường khiến các tế bào hoạt động uể oải. Điều này dẫn tới tình trạng cơ thể luôn trong tình trạng đói, đòi hỏi cung cấp năng lượng.

Tuy nhiên, khi càng ăn thì lượng đường dư thừa trong máu càng nhiều dẫn tới thận và các cơ quan khác phải đào thải dẫn tới hiện tượng sụt cân bất thường ở người tiểu đường. Khi đó người bệnh sẽ rất mệt mỏi.

Thị lực giảm

Lượng glucose trong máu cao có thể khiến thị lực của mắt bị giảm do các mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Đây cũng là một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Dễ nhiễm trùng và nấm

Bệnh tiểu đường có thể khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu dẫn tới đề kháng tự nhiên của cơ thể bị giảm sút. Đây là cơ hội tốt để nấm hoặc các nhiễm trùng khác dễ dàng gây tổn thương cho cơ thể. Ngoài ra, người bị tiểu đường còn gặp một số triệu chứng như tê bì chân tay, ngứa ran chân tay.

Điều trị đái tháo đường thứ phát

Đái tháo đường thứ phát có thể tự khỏi sau khi điều trị được các nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu để lâu dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời, chứng bệnh này có thể tiến triển thành tiểu đường mãn tính rất nguy hiểm.

Cách chẩn đoán

Chẩn đoán đái tháo đường thứ phát rất quan trọng. Khi có các yếu tố nguy cơ tiểu đường thứ phát, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Chỉ số đường huyết là căn cứ chẩn đoán tiểu đường
Chỉ số đường huyết là căn cứ chẩn đoán tiểu đường

Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý và các loại thuốc đang sử dụng sau đó chẩn đoán đái tháo đường dựa theo các tiêu chuẩn về chỉ số đường huyết dưới đây:

  • Glucose huyết tương lúc đói

Bệnh nhân có chỉ số đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL trở lên tương đương từ 7 mmol/L trở lên được chẩn đoán đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo khi người bệnh đã nhịn ăn uống, chỉ được uống nước lọc ít nhất từ 8 giờ đến 14 giờ.

  • Glucose huyết tương sau ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn thường được đo sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp 75g đường glucose qua đường uống.

Nếu chỉ số từ 200 mg/dL trở lên, tương đương 11,1 mmol/L trở lên, người bệnh được chẩn đoán tiểu đường.

  • Chỉ số HbA1c

Chỉ số HbA1c là căn cứ quan trọng giúp chẩn đoán tiểu đường. Đây là chỉ số gần như không thay đổi khi có tác động ăn uống. Nếu chỉ số này có giá trị từ 6,5% trở lên, người bệnh sẽ được chẩn đoán tiểu đường.

Điều trị bằng thuốc

Khi được chẩn đoán đái tháo đường thứ phát, bên cạnh việc điều trị các bệnh lý là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường, người bệnh cần điều trị tiểu đường để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Việc điều trị tiểu đường thứ phát bằng thuốc có hiệu quả rất tốt. Có thể điều trị bằng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y đều có thể đem lại hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây y

Tùy vào tình trạng của người bệnh và nền tảng sức khỏe kết hợp với điều trị các bệnh lý mà người bệnh được chỉ định dùng các nhóm thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường là:

  • Nhóm thuốc kích thích sản xuất insulin

Đây là nhóm thuốc sử dụng hoạt chất sulfamid là chính. Hoạt chất này có thể tác động lên các tế bào beta của tuyến tụy để kích thích sản xuất và điều tiết insulin.

Đối với người tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, liều dùng thuốc ban đầu sẽ là ½ viên hoặc 1 viên/ngày. Duy trì liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Nhóm thuốc tăng độ nhạy của insulin

Khi người bệnh bị các bệnh lý về tuyến tụy hoặc nội tiết cũng như sử dụng thuốc quá nhiều có thể khiến cơ thể sinh ra khả năng kháng insulin khiến insulin không thể chuyển hóa đường thành năng lượng cho các tế bào.

Nhóm thuốc này sử dụng hoạt chất Metformin là chủ yếu có thể giúp người bệnh giảm chỉ số đường huyết từ 2 – 4 mmol/L và giảm chỉ số HbA1c tới 2%.

Liều dùng thuốc có thể được sử dụng từ 500 đến 2500 mg/ngày và sử dụng sau các bữa ăn.

  • Thuốc tiêm insulin

Tiêm insulin được sử dụng khi người bệnh bị tổn thương tụy rất nặng dẫn tới tuyến tụy không còn khả năng tiết insulin tự nhiên.

Thông thường, liều tiêm insulin ban đầu sẽ từ 0.2Ul/kg/ngày và sau đó duy trì từ 0/3 đến 0.6 Ul/kg/ngày. Các vị trí tiêm dưới da cần thay đổi thường xuyên để tránh thoái hóa mỡ dưới da.

Thuốc tiêm insulin dành cho người tiểu đường do tổn thương tuyến tụy rất nặng
Thuốc tiêm insulin dành cho người tiểu đường do tổn thương tuyến tụy rất nặng

Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị bằng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả. Theo Đông y, bệnh tiểu đường do chứng “tiêu khát” khiến cơ thể không chuyển hóa glucose mà đào thải thông qua đường mồ hôi hoặc đường tiểu.

Bài thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị tiểu đường là:

Nguyên liệu: Sinh địa, hoàng bá, sa sâm, hoài sơn, đơn bì, mạch môn, tri mẫu, ngũ vị tử, phục linh, sơn thù, trạch tả.

Khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, sắc đều trong một thang thuốc và sử dụng hết trong ngày. Có thể sử dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.

Ngoài việc giúp hạ đường huyết, bài thuốc trên còn có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Điều trị không dùng thuốc

Khác với các loại tiểu đường tuýp 1, tuýp 2; đái tháo đường thứ phát không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp tại nhà bởi căn nguyên của bệnh là điều trị các bệnh lý gây ra chứng tiểu đường.

Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ giúp hỗ trợ người bệnh hạn chế các biến chứng gây ra bởi bệnh tiểu đường.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với người tiểu đường. Khi được chẩn đoán tiểu đường, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng.

Thông thường, người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh và trái cây nhiều vitamin C. Bổ sung nhiều cá, thịt gia cầm, các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo cơ thể đủ các dưỡng chất là protein ít béo, chất đạm, vitamin tổng hợp.

Với người tiểu đường không nên bổ sung quá nhiều tinh bột vào cơ thể. Tránh sử dụng cơm trắng, mì tôm, bún hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường. Ngoài ra cần tuyệt đối tránh uống rượu bia và nước ngọt. Cần tránh xa thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.

  • Kiểm soát đường huyết

Đây là việc làm rất quan trọng giúp kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể để từ đó người bệnh có những điều chỉnh phù hợp hoặc để kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

Việc kiểm tra đường huyết nên được tiến hành vào buổi sáng khi thức dậy và sau các bữa ăn khoảng 2 giờ.

  • Tập luyện thể dục thể thao

Người bị tiểu đường cần vận động cơ thể, tập luyện thể dục thể thao để cơ thể có thể sử dụng glucose dư thừa giúp hạ đường huyết hiệu quả. Đây cũng là phương pháp giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh để hỗ trợ điều trị tiểu đường và các bệnh lý liên quan.

Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Lưu ý khi điều trị đái tháo đường thứ phát

Bệnh đái tháo đường thứ phát có thể khỏi hoàn toàn sau khi điều trị các bệnh lý gây ra chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường mãn tính dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Khi điều trị tiểu đường thứ phát cần lưu ý những điều sau:

  • Người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thứ phát. Kết hợp với bác sĩ để điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh.
  • Khi điều trị, người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện đúng phác đồ điều trị và cách dùng thuốc.
  • Khi sử dụng các thuốc trị tiểu đường, người bệnh cần có sự tham vấn của bác sĩ để tránh gây tương tác với các thuốc điều trị bệnh lý.
  • Người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết trong quá trình điều trị và nên kiểm tra khi quá trình điều trị đã kết thúc để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh.
  • Nên kết hợp điều trị bằng thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà. Duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học là yếu tố rất quan trọng giúp điều trị tiểu đường.

Trên đây là những thông tin về chứng đái tháo đường thứ phát. Mong rằng qua bài viết này, người bệnh và bạn đọc sẽ hiểu thêm về chứng bệnh này để từ đó chủ động hơn trong việc điều trị bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Kiến thức bổ ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *