Chế độ ăn sau sinh cho người tiểu đường và lưu ý
Nội dung bài viết
Tiểu đường không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng chế độ kiêng khem. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh cần nạp đủ dưỡng chất đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé khiến việc lên thực đơn trở nên khó khăn. Vậy, chế độ ăn sau sinh cho người tiểu đường như thế nào đúng chuẩn?
Tiểu đường là bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý đầy đủ về số lượng, chất lượng sẽ giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Vậy, với phụ nữ sau sinh, cần cho con bú cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ ăn sau sinh cho người tiểu đường – TOP thực phẩm nên ăn
Phụ nữ sau sinh rất dễ tăng cân do phải nạp nhiều năng lượng hơn bình thường nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Tuy nhiên, điều này vô hình chung lại có tác động tiêu cực đến bệnh tiểu đường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ.
Một số thực phẩm tốt, chế độ ăn sau sinh cho người bị tiểu đường nên dùng như:
Nạp đầy đủ Protein lành mạnh
Protein là hợp chất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu protein nạp vào không đủ sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa cho bé. Một số thực phẩm chứa nhiều protein phụ nữ sau sinh nên sử dụng như: đậu, cá, trứng, thịt đỏ như thịt nạc, thịt bò, các loại hạt….
Các chất béo chưa bão hòa
Cơ thể cần nạp đủ chất béo nhằm đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường và nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển.
Cụ thể, một số tác động quan trọng của chất béo đối với cơ thể như tham gia vào hoạt động sống của tế bào, giúp lưu trữ năng lượng, giữ ấm cơ thể…
Dòng thực phẩm chất béo chưa bão hòa vừa đảm bảo được những yêu cầu trên vừa có tác dụng cải thiện lượng cholesterol xấu đem lại tác động tích cực với bệnh nhân tiểu đường, tim mạch. Vì vậy, đây là loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bị tiểu đường sau sinh.
Các loại chất béo chưa bão hòa nên bổ sung trong chế độ ăn sau sinh cho người bị tiểu đường như omega – 3 và omega – 6. Cụ thể, những hoạt chất này chứa nhiều trong: cá hồi, cá trích, quả óc chó, dầu mè, bơ thực vật, dầu cá, đậu nành, hạt lanh…
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Trước tiên, thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp có tác dụng giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Ngoài ra, dòng thực phẩm này còn có hàm lượng chất xơ cao góp phần tạo nên một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ và bé.
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<56) thường không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của người bệnh như: các loại đậu, trái cây tươi, gạo lứt, yến mạch…
Dòng thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (từ 56 – 69) làm tăng đường huyết nhưng ở mức vừa phải như khoai tây nấu chín, cháo, nước cam…
Phụ nữ sau sinh mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng kết hợp cả thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình với nhau vừa đảm bảo được dinh dưỡng cần thiết vừa có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.
Rau xanh
Rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao. Nhờ vậy, việc bổ sung rau xanh giúp đem lại chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, giúp bé phát triển một cách toàn diện mà không ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu của mẹ.
Nước
Bổ sung đầy đủ nước, khoảng 2,5 lít/ngày sẽ giúp việc tiết sữa của mẹ thuận lợi hơn. Ngoài ra, điều này còn có tác dụng lợi tiểu, tốt cho sức khỏe mẹ đồng thời hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiểu đường hiệu quả.
Phụ nữ sau sinh bị tiểu đường cần kiêng ăn gì?
Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Do vậy, bên cạnh việc nắm rõ thực phẩm nên sử dụng thì phụ nữ sau sinh cũng cần thực hiện chế độ kiêng khem hợp lý.
Một số thực phẩm cần chú ý hạn chế sử dụng với phụ nữ sau sinh bị tiểu đường như sau.
Thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân tiểu đường. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ tiểu đường sau sinh không nên ăn quá nhiều tinh bột trong một bữa. Trong đó, những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột phải kể đến như: cơm, bánh mì trắng, phở, bún…
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Việc nạp vào cơ thể những thực phẩm có chỉ số GI cao (>69) sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng nhanh, khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn.
Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ từ đó gián tiếp tác động xấu lên sức khỏe của bé. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cần tránh như: bánh kẹo, kem, chè, trái cây ngọt ví dụ na, mít…
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa
Trái với chất béo chưa bão hòa, chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu đồng thời khiến tình trạng tiểu đường trở nặng, khó kiểm soát và điều trị hơn.
Những dòng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cần hạn chế sử dụng với phụ nữ tiểu đường sau sinh như: lòng đỏ trứng, thực phẩm chiên xào, socola…
Da và nội tạng động vật
Da và nội tạng động vật cung cấp chứa hàm lượng chất béo quá cao, dễ gây tích tụ mỡ thừa gây áp lực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.
Ngoài ra, nội tạng động vật còn khiến cholesterol tăng cao, gây hại cho tim mạch. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng cần tránh việc cho da, nội tạng động vật vào chế độ ăn sau sinh cho người tiểu đường thai kỳ.
Các chất kích thích
Không chỉ riêng bệnh tiểu đường mà bất kể mắc một bệnh nào khác hoặc thậm chí người khỏe mạnh đều cần tránh việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Bởi lẽ, khi nạp những chất này vào cơ thể sẽ khiến bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa và kiểm soát hơn. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh thì việc sử dụng những chất này còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Lưu ý bỏ túi khi điều trị tiểu đường sau sinh
Thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh mắc tiểu đường sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả đồng thời vẫn đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh việc thực hiện kiêng khem tốt, dưới đây là một số bí quyết hỗ trợ trị tiểu đường sau sinh hiệu quả cho mẹ bầu:
- Thường xuyên vận động, tập luyện giúp tiêu hao mỡ, năng lượng dư thừa thúc đẩy kiểm soát bệnh hiệu quả. Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, yoga…
- Tăng thời gian cho con bú làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
- Ăn ít, chia nhỏ bữa ăn để tránh hàm lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều.
- Tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, ưu tiên bữa sáng nhiều chất xơ.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya và tránh để cơ thể căng thẳng.
Song song với việc xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh cũng cần thường xuyên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe, biết được lượng đường trong máu để được tư vấn và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chế độ ăn sau sinh cho người tiểu đường. Người bệnh cần đảm bảo cân bằng giữa kiểm soát bệnh song song với nạp đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hy vọng, bài viết đem lại kiến thức hữu ích phục vụ việc điều trị bệnh tiểu đường cho phụ nữ sau sinh hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!