Bị rong kinh nên uống thuốc gì? 10+ loại tốt nhất 2021

Thuốc trị rong kinh có nhiều loại. Từ các loại thuốc tân dược cho đến các bài thuốc dân gian, thuốc Đông y đều được chị em tận dụng triệt để. Vậy bị rong kinh uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bị rong kinh nên uống thuốc gì?

Rong kinh là một trong những triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Hiện tượng này xảy ra khi chu kỳ hành kinh kéo dài trên 7 ngày mà không có dấu hiệu chấm dứt. Một số trường hợp mặc dù đã hết kinh nhưng bị ra lại hoặc có khi một tháng máu kinh ra vài ba lần. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và làm tăng nguy cơ bị vô sinh.

Để điều trị rong kinh, phái đẹp có thể dùng một trong những loại thuốc dưới đây:

Thuốc tây chữa rong kinh

Các thuốc tân dược thường được bác sĩ kê đơn cho phụ nữ bị rong kinh bao gồm:

1. Thuốc điều trị rong kinh Tranexamic acid

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!

Tranexamic acid bản chất là một loại thuốc cầm máu được sử dụng với mục đích làm giảm chảy máu ở người bị rong kinh. Loại thuốc này có khả năng làm giảm được từ 30 – 60% lượng máu kinh. Thuốc hoạt động bằng cách phân hủy plasminogen, đồng thời ức chế các nguyên nhân đông máu, giảm hiện tượng hóa lỏng của các cục máu nằm trong động mạch ở khu vực nội mạc tử cung.

bị rong kinh nên uống thuốc gì
Thuốc Tranexamic acid được sử dụng trong điều trị rong kinh nhằm mục đích giảm lượng máu chảy ra

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, thuốc không có khả năng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm hiện tượng thống kinh hoặc ngừa thai. Thực tế cũng ghi nhận một số trường gặp gặp tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc như đau bụng, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ và các khớp xương, thiếu máu, sổ mũi. Ngưng uống thuốc và thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn gặp một trong các dấu hiệu bất thường ở trên sau khi sử dụng thuốc Tranexamic acid.

Những đối tượng không nên dùng thuốc Tranexamic acid:

  • Bị đông máu nội mạc hoặc rối loạn đông máu
  • Huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Động mạch ở võng mạc hoặc ở phổi bị tắc nghẽn
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, xuất huyết ở đường tiết niệu hoặc đang sử dụng thuốc nội tiết để tránh thai nên tham khảo ý kiến vác sĩ trước khi dùng.

Liều lượng và các dùng thuốc:

  • Mỗi lần uống 1g
  • Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc cách nhau từ 6 – 8 tiếng
  • Sử dụng thuốc từ ngày bắt đầu có kinh cho đến ngày thứ 5 thì ngưng

2. Thuốc chữa rong kinh Danazol

Danazol là một trong những loại thuốc trị rong kinh đang được nhiều bệnh viện sử dụng. Loại thuốc này thường được chỉ định cho các trường hợp bị rong kinh hoặc đang mắc các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, xơ nang ở vú, đau ở xương chậu hoặc vô sinh, hiếm muộn có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng rối loạn ở tử cung. Đôi khi, bác sĩ chuyên khoa còn chỉ định thuốc Danazol nhằm ngăn ngừa hiện tượng sưng tấy tại một số cơ quan do phù mạch di truyền ở cả nam và nữ.

Thuốc Danazol có tác dụng trị rong kinh bằng cách làm giảm sản xuất hormone ở buồng trứng, đồng thời ức chế hoạt động của các thành phần nội tiết gồm estrogen và progestogen. Điều này có thể giúp ngăn chặn tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung, , làm chậm lại tiến trình sản xuất gonadotropins – một chất gây rụng trứng được tìm thấy trong tuyến yên. Việc sử dụng thuốc Danazol có thể giúp người bệnh giảm được khoảng 50% lượng máu kinh.

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt trong điều trị rong kinh nhưng thuốc Danazol cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như phù mạch, tóc rụng nhiều, da nổi mụn trứng cá, tăng huyết áp, vô kinh, nổi phát ban ngứa trên da, giảm kích thước vòng 2, đau ở vùng chậu, đi tiểu ra máu, u kinh. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Chống chỉ định dùng thuốc trị rong kinh Danazol trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang bị chảy máu âm đạo
  • Người có vấn đề về gan, thận
  • Trường hợp mắc bệnh suy tim
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Thận trọng tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị tiểu đường, người mắc chứng đau nửa đầu hoặc có tiền sử bị động kinh.

Cách dùng thuốc:

  • Mỗi ngày uống từ 100 – 400mg tùy theo chỉ định của bác sĩ
  • Duy trì uống thuốc trong vòng 3 – 6 tháng liên tục để bệnh được điều trị dứt điểm.

3. Thuốc trị rong kinh chứa hormone ( thuốc ngừa thai)

Bao gồm một số loại tân dược như Levonorgestrel hay Ethinylestradiol có chứa các loại hormone gồm estrogen và progesteron. Loại thuốc này thường được sử dụng nhằm mục đích ngừa thai nhưng cũng có thể giúp cải thiện tình trạng rong kinh.

bị rong kinh uống thuốc gì
Thuốc Levonorgestrel thường được sử dụng để điều trị rong kinh bằng cách ức chế sự rụng trứng

Khi được dùng theo đường uống, các thuốc chứa hormone sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình rụng trứng, ngăn không cho nội mạc tử cung tiếp tục gia tăng. Theo nghiên cứu, thuốc có thể giảm được đến 43% lượng máu chảy.

Thuốc chứa hormone được chỉ định chủ yếu cho những người bị rong kinh không rõ căn nguyên. Nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm đau tức ở vùng bụng dưới và đau ngực trong những ngày “đèn đỏ”.

Thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh , đau ngực , giúp giảm lượng máu mất đi khoảng 43% . Đây là thuốc chữa rong kinh hiệu quả nhất . Thường được sử dụng cho phụ nữ bị rong kinh không biết nguyên nhân.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị rong kinh chứa hormone:

  • Phù nề
  • Hội chứng đau nửa đau
  • Suy tĩnh mạch
  • Lo âu, trầm cảm
  • Dị ứng da
  • Xuất huyết bắt thường
  • Vô kinh, mất kinh
  • Chuột rút cơ bụng
  • Buồn nôn
  • Phì đại u xơ tử cung
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm nấm candida âm đạo
  • Giảm lượng folate trong cơ thể

Chống chỉ định dùng thuốc ngừa thai để trị rong kinh cho các trường hợp bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giảm chức năng gan, bà bầu, phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung.

Hướng dẫn sử dụng thuốc:

  • Mỗi ngày uống 1 viên phối hợp
  • Thời điểm bắt đầu uống thuốc là vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong 21 ngày.

4. Thuốc Mefenamic acid

Mefenamic acid chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị rong kinh uống thuốc gì. Dược phẩm này nằm trong nhóm các thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc có khả năng kháng viêm, giảm đau nhưng cũng đồng thời làm giảm sản xuất prostaglandin – một chất kích thích các cơ trơn co bóp và gây ra tình trạng xuất huyết tử cung. Phụ nữ bị rong kinh sử dụng thuốc Mefenamic acid có thể giảm được lượng máu mất trong khoảng 20 – 50% tùy theo cơ địa người sử dụng. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định loại thuốc này cho các trường hợp bị rong kinh kèm theo thống kinh (đau bụng kinh).

Mặc dù không cho hiệu quả bằng thuốc Tranexamic acid nhưng Mefenamic acid lại ít gây tác dụng phụ cho chị em. Một số trường hợp có biểu hiện bị ợ nóng, ăn uống lâu tiêu, đau đầu, tăng nhịp tim, phát ban, buồn nôn, chuột rút cơ bụng… sau khi dùng thuốc. Để hạn chế gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn, tránh tự ý sử dụng thuốc Mefenamic acid bừa bãi hoặc lạm dụng trong thời gian dài. Các trường hợp có tiền sử bị dị ứng với Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác, bệnh nhân bị cao huyết áp, người đang dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng.

Cách dùng thuốc Tranexamic acid trị rong kinh:

  • Mỗi lần uống từ 250-500mg
  • Lặp lại sau mỗi 8 giờ
  • Bắt đầu uống thuốc trong ngày đầu tiên của chu kỳ hành kinh cho đến ngày thứ 5. Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định dùng Tranexamic acid đến khi hết chảy máu.

Nhìn chung, các thuốc trị rong kinh do bác sĩ kê đơn thường có tác dụng khá nhanh. Mặc dù vậy, chúng ít nhiều đều tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt. Khi có ý định điều trị bệnh rong kinh bằng tây y, chị em nên đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh nhằm có hướng chữa trị phù hợp, đồng thời dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc trị rong kinh từ dân gian

Nhắc đến vấn đề bị rong kinh uống gì hết, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các bài thuốc dân gian. Theo kinh nghiệm của các mẹ, các chị, một số loại cây lá có sẵn trong vườn nhà như ngải cứu, huyết dụ, gừng hay cỏ nhọ nồi… cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tình trạng rong kinh. Chúng rất lành tính và thân thiện với sức khỏe. Sử dụng thuốc dân gian đúng cách chị em sẽ không phải lo ngại về tác dụng phụ, ngay cả khi dùng trong thời gian dài.

1. Bài thuốc trị rong kinh từ cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi còn được gọi là cỏ mực. Loại cây này mọc hoang ở khắp nơi, nhất là các khu đất ẩm ướt. Nó có tác dụng chữa nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, ăn không tiêu, đau răng và cả bệnh rong kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu nên có thể giúp làm giảm lượng máu bị mất ở phụ nữ bị rong kinh. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm ở buồng trứng và các bộ phận sinh dục.

bị rong kinh uống gì hết
Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu nên được dân gian sử dụng làm thuốc trị rong kinh

Cách sử dụng:

  • Lấy 1 nắm to ngọn và lá non của cây cỏ nhọ nồi tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau 15 phút vớt ra để ráo nước
  • Thái nhỏ dược liệu rồi bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn chung với 300ml nước đun sôi để nguội.
  • Lọc nước cốt chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều
  • Sử dụng bài thuốc này trước và trong những ngày “đèn đỏ” để giảm lượng máu kinh bị mất, ngăn ngừa rong kinh.

2. Sử dụng cây huyết dụ làm thuốc trị rong kinh

Cây huyết dụ được dân gian sử dụng làm thuốc chữa rong kinh nhờ có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp bồi bổ khí huyết, ngăn ngừa thiếu máu, đồng thời tán huyết ứ, làm giảm hiện tượng đau bụng dưới trong những ngày hành kinh.

Để điều trị rong kinh, chị em có thể dùng cây huyết dụ làm thuốc theo một trong 2 cách sau:

Cách 1: 

Hái 20g lá huyết dụ tươi đem rửa sạch, để ráo nước. Bỏ dược liệu vào ấm sắc với 200ml nước. Đun sôi, sắc cho đến khi thuốc cạn còn 100ml. Gạn thuốc sắc ra chén, chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi chiều khi còn ấm.

Cách 2: 

Kết hợp 20 gram lá huyết dụ với 8 gram rễ cỏ gừng, 10 gram rễ cỏ tranh và 10 gram đài tồn tại lấy từ quả mướp. Tất cả rửa sạch, đem sắc chung với 400ml cho cạn còn 100ml. Chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

Không dùng huyết dụ trị bệnh cho các trường hợp bị sót nhau sau sinh hoặc mới nạo phá thai.

3. Bài thuốc dân gian trị rong kinh từ lá ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cầm máu, kháng viêm. Dân gian thường sử dụng lá ngải cứu làm thuốc trị rong kinh và các bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh…

Chống chỉ định dùng bài thuốc trị rong kinh từ ngải cứu cho phụ nữ mắc bệnh gan, rối loạn đường tiêu hóa cấp tính. Các trường hợp khác có thể dùng ngải cứu chữa bệnh vài ngày trước khi có kinh và trong suốt thời gian “đèn đỏ”.

thuốc trị rong kinh từ lá ngải cứu
Bài thuốc trị rong kinh từ lá ngải cứu đang được nhiều chị em tin dùng

Cách sử dụng:

  • Dùng 30g cây ngải cứu khô hoặc 60g cây tươi
  • Rửa thuốc cho sạch bụi bẩn và đất cát rồi đem sắc với 1 lít nước
  • Nấu sôi, hạ nhỏ lửa tiếp tục sắc đến khi nước cạn còn 500ml
  • Gạn uống làm 3 lần trong ngày khi thuốc còn ấm

4. Dùng gừng làm thuốc trị rong kinh

Bên cạnh các thảo dược trên, dân gian còn sử dụng gừng để trị rong kinh. Nguyên liệu này có tác dụng làm ấm bụng, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt, ổn định lượng máu chảy ra, hỗ trợ điều trị rong kinh cho các bé gái ở tuổi dậy thì và cả phụ nữ trưởng thành một cách an toàn.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng gừng làm gia vị khi chế biến thức ăn hàng ngày
  • Hoặc lấy một ít gừng tươi hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Sau đó thêm mật ong vào uống khi còn ấm. Duy trì thói quen uống mỗi ngày 2 – 3 tách trà gừng để điều tiết lượng máu kinh, ngăn ngừa rong kinh.

Các bài thuốc trị rong kinh trong dân gian đều rất dễ sử dụng. Nguyên liệu thuốc cũng dễ kiếm nên ít gây tốn kém chi phí. Tuy nhiên, do thuốc dân gian tận dụng dược tính từ thảo dược tự nhiên nên tác dụng khác nhẹ. Hiệu quả có thể đến chậm hoặc không được như mong đợi do phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trường hợp bị rong kinh nặng, mất nhiều máu thì chị em nên tìm đến các phương pháp điều trị y học để đảm bảo cho hiệu quả nhanh chóng hơn.

Thuốc Đông y trị rối loạn kinh nguyệt

Bị rong kinh uống thuốc gì? – Thuốc Đông y cũng được nhắc đến khi đề cập đến thắc mắc này. Theo quan niệm của đông y, bệnh rong kinh xảy ra chủ yếu là do chế độ ăn uống thất thường, căng thẳng quá mức, nhiễm phong hàn, thấp hoặc do viêm nhiễm dẫn đến nội thương, ngoại thương, từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

Tùy theo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh mà Đông y có các bài thuốc trị rong kinh như sau:

Trường hợp 1: Trị rong kinh cho các trường hợp có biểu hiện ăn ngủ kém, da dẻ xanh xao do tỳ hư, nhiếp huyết không thống.

Các bài thuốc được sử dụng nhằm mục đích bổ khí, cầm máu, kiện tỳ.

  • Bài 1: Dùng 100 gram củ sen, 30 gram hạt sen và 40 gram cây kinh giới. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống 3 lần.
  • Bài 2: Dùng gương sen và nghệ khô với số lượng bằng nhau. Đem cả hai nghiền thành bột mịn, trộn đều, bỏ vào lọ. Mỗi lần uống 12g x 3 lần trong ngày. Pha với nước ấm uống.
thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ đông y
Các bài thuốc trị rong kinh trong Đông y được đánh giá cao về mức độ an toàn

Trường hợp 2: Bệnh nhân bị rong kinh có thể can huyết nhiệt, mặt đỏ, nóng nhiệt.

Áp dụng phép trị giải nhiệt, cầm huyết, làm mát can với các bài thuốc như sau:

  • Bài 1: Dùng 12 gram tim sen, 12 gram hạ muồng muồng (thảo thuyết minh), 20 gram rễ tranh và 12 gram hoa hòe. Sắc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Bài 2: Kết hợp 12 gram cỏ mực với 12 gram lá sen và 12 gram hoa hòe. Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng vài thang liên tục trong thời gian hành kinh.
  • Bài 3: Dùng 50 gram đậu đen hầm chung với 40 gram ngó sen và 20 gram nấm mèo. Uống nước và ăn cả cái.
  • Bài 4: Chuẩn bị 20 gram hoa cỏ nến và 12 gram gương sen. Tất cả rửa sạch, đem sắc chung lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài 5: Dùng thang thuốc gồm 10 gram tim sen, 20 gram lá tre, 40 gram đậu đỏ và 20 gram bá tử nhân. Mỗi ngày lấy 1 thang sắc uống để trị rong kinh và cải thiện các triệu chứng có liên quan.

Trường hợp 3: Điều trị rong kinh do sang thương, viêm nhiễm phụ khoa, đau bụng kinh do huyết ứ.

Với những đối tượng này, Đông y sẽ sử dụng các bài thuốc có tác dụng hoạt huyết, kháng khẩn, trừ ứ, chỉ huyết.

  • Bài 1: Chuẩn bị 15 gram bồ hoàng và 15 gram bách thảo sương. Cả hai đem sắc kỹ lấy nước chia làm vài lần uống trong ngày.
  • Bài 2: Dùng 50 gram kinh giới kết hợp với 40 gram rau má và 20 gram mã đề. Xay tươi lọc lấy nước uống hoặc dùng theo hình thức sắc uống.
  • Bài 3: Dùng các thảo dược gồm hương phụ, sinh khương và củ tam thất với lượng bằng nhau. Tất cả phơi khô tán bột mịn. Mỗi lần lấy 12 gram bột thuốc pha với nước ấm uống. Sử dụng đều đặn 3 lần/ngày trong một thời gian để thấy được kết quả.
  • Bài 4: Dùng 14 gram lá sen (sao vàng), 12 gram hoàng bá nam (sao đen) 12 gram nga truật và 16 gram cỏ cú. Dùng bài thuốc trị rong kinh này bằng cách sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Các bài thuốc trị rong kinh trong Đông y được bào chế từ nhiều loại thảo dược và điều trị bệnh dựa trên nguyên tắc loại bỏ tận gốc căn nguyên và các triệu chứng liên quan. Chính vì vậy, thuốc Đông y cho hiệu quả nhanh hơn so với thuốc dân gian. Tuy nhiên khi sử dụng chị em cũng cần kiên trì bởi các bài thuốc y học cổ truyền thường cho tác dụng một cách từ từ, cần có nhiều thời gian để thuốc phát huy công dụng từ bên trong cơ thể.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc bị rong kinh nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh? Có nhiều loại thuốc được sử dụng để khắc phục bệnh. Dù điều trị bệnh bằng bất kỳ loại thuốc nào thì chị em cũng cần thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.

Trong quá trình dùng thuốc trị rong kinh chú ý tránh stress, ăn uống đầy đủ, giữ gìn vệ sinh vùng kín và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

Thông tin hữu ích liên quan

Đánh giá bài viết

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *