Vô kinh là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, trẻ em gái bắt đầu từ khoảng từ 13 đến 16 tuổi. Không có kinh nguyệt hay vô kinh khiến chị em thực sự hoang mang. Bệnh lý này thực chất là như thế nào? Điều trị dứt điểm bằng cách nào?

Vô kinh là gì?

Bệnh vô kinh được định nghĩa là hiện tượng chị em phụ nữ không có kinh nguyệt. Tình trạng này có thể diễn ra tạm thời, liên tục hoặc vĩnh viễn do những thay đổi về chức năng các bộ phận ở buồng trứng, tử cung, vùng dưới đồi, vùng tuyến yên.

Vô kinh được chia làm 2 loại: Vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

  • Vô kinh nguyên phát là hiện tượng phụ nữ đến tuổi dậy thì (thường là 15 tuổi) nhưng vẫn không xuất hiện kinh nguyệt.
  • Vô kinh thứ phát là hiện tượng mất kinh nguyệt trong vòng 3 – 6 tháng kể từ chu kỳ hành kinh cuối cùng (đối với trường hợp những trường hợp phụ nữ đã từng có kinh nguyệt trước đó)
Vô kinh khiến nhiều chị em lo lắng, bồn chồn
Vô kinh khiến nhiều chị em lo lắng, bồn chồn

Triệu chứng của bệnh vô kinh

Nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như sau, rất có thể bạn đã mắc phải chứng vô kinh:

  • Đến 15 tuổi hoặc quá 15 tuổi nhưng chưa có dấu hiệu hành kinh lần đầu tiên
  • Đã có kinh nhưng đột nhiên mất hẳn, 3 tháng sau vẫn chưa hành kinh trở lại
  • Lông mọc nhiều hơn ở tất cả các bộ phận trên cơ thể
  • Dù chưa sinh con nhưng núm vú vẫn có dấu hiệu tiết ra dịch màu đục, trông giống như sữa
  • Thị lực yếu, nhìn xa nhìn gần đều cần phải tập trung một lúc mới thấy rõ
  • Da khô, có dấu hiệu sần sùi
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng, khô đi rất nhiều
  • Thường xuyên cảm thấy đau đầu cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không muốn vận động chân tay
  • Vùng chậu bị đau, ngồi một chỗ lâu dễ bị mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón
  • Mụn trứng cá xuất hiện với tần suất lớn
  • Nhịp tim chậm hơn so với bình thường

Mặc dù việc chậm kinh, kinh nguyệt không đều chưa hẳn là dấu hiệu của vô kinh. Nhưng khi cơ thể cùng lúc có những biểu hiện trên đây thì bệnh nhân cần kịp thời thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán.

Mang thai được 14 tuần, anh mời chị đi nhà hàng sang trọng ăn một bữa thật ngon, rồi nói: “Bỏ đứa bé đi em, chúng mình còn trẻ”. Chị nuốt nước mắt vào trong, gật đầu mà không ngờ rằng điều đó đã bắt đầu chuỗi bi kịch của đời chị và hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn của chị tưởng như phải kéo dài bất tận…
Hiện tượng không có kinh nguyệt sau hơn 3 tháng có thể là dấu hiệu của bệnh
Hiện tượng không có kinh nguyệt sau hơn 3 tháng có thể là dấu hiệu của bệnh

Bệnh vô kinh có nguy hiểm không?

Không có kinh nguyệt ban đầu chỉ gây rối loạn nội tiết cơ thể, khiến chị em phụ nữ mất cân bằng cuộc sống. Nhưng về lâu về dài, nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn sẽ dẫn đến những biến chứng khá nguy hiểm.

Vô kinh gây loãng xương

Một trong những nguyên nhân gây vô kinh là sự thiếu hụt hormone estrogen trong cơ thể. Hormone này đồng thời cũng có một công dụng khác đó là bảo vệ xương. Do vậy, khi nồng độ estrogen thấp, chị em có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương.

Vô kinh gia tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh

Khi mắc vô kinh nguyên phát, chắc chắn buồng trứng đang gặp phải những bất ổn về chức năng. Có thể vẫn diễn ra hiện tượng phóng noãn nhưng rất khó để thụ thai. Còn những trường hợp vô kinh thứ phát có thể dễ dàng nhận thấy việc rụng trứng không diễn ra một cách đều đặn hàng tháng.

Do vậy, việc xem ngày rụng trứng và thụ thai là rất khó. Những rối loạn chức năng này nếu chuyển biến nặng có thể gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Như vậy, chứng bệnh vô kinh tưởng chừng không ảnh hưởng gì nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em.

Vô kinh làm gia tăng nguy cơ vô sinh nữ
Vô kinh làm gia tăng nguy cơ vô sinh nữ

Nguyên nhân gây vô kinh ở phụ nữ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt hoặc mất kinh nguyệt tạm thời ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát

Những người đã qua lứa tuổi dậy thì nhưng vấn không có kinh nguyệt, có thể là do:

  • Buồng trứng bị tổn thương
  • Khu vực vùng dưới đồi vùng tuyến yên gặp trục trặc trong việc tiết hormone
  • Cơ quan sinh dục phát triển không bình thường: không có tử cung, không có buồng trứng, màng trinh bịt kín âm đạo,…
  • Rối loạn nội tiết tố cơ thể
  • Có những dấu hiệu bất thường về chức năng thượng thận
  • Mắc hội chứng Turner

Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát

So với vô kinh nguyên phát, vô kinh thứ phát sẽ có nhiều nguyên nhân gây bệnh hơn. Không chỉ là các nguyên nhân đến từ bên trong cơ thể mà cả những thay đổi trong sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

  • Suy buồng trứng sớm
  • Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, cân nặng sụt giảm quá nhanh khiến nội tiết tố mất cân bằng, quá trình rụng trứng bị ức chế
  • Căng thẳng, stress kéo dài khiến vùng dưới đồi bị ảnh hưởng, chức năng điều tiết hormone trong kỳ kinh nguyệt cũng từ đó bị rối loạn
  • Lạm dụng một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh lý liên quan như: bệnh ung thư, trầm cảm, huyết áp, dị ứng,…
  • Quá sức do vận động nhiều và mạnh trong thời gian liên tục
  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên bị ốm
  • Tăng cân quá nhanh, không kiểm soát
  • Mắc khối u trong buồng trứng, tử cung
  • Biến chứng để lại sẹo hậu phẫu thuật buồng trứng, tử cung
  • Mang thai
  • Tử cung bị tổn thương
  • Bước vào thời kỳ mãn kinh
Rối loạn nội tiết tố cơ thể là một trong những nguyên nhân nội sinh điển hình
Rối loạn nội tiết tố cơ thể là một trong những nguyên nhân nội sinh điển hình

Sử dụng phương pháp nào để chẩn đoán?

Quá trình chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành như sau:

Chẩn đoán vô kinh nguyên phát

Bước 1: Truy vấn bệnh nhân để tìm hiểu về nguyên nhân gây vô kinh, ví dụ:

  • Sự phát triển của bộ phận: Lông mu, lông nách, tuyến vú,…?
  • Tiền sử trong gia đình có ai dậy thì muộn hay không?
  • Có thay đổi thất thường gì trong ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hằng ngày không?
  • Có đang dùng thuốc gì không?

Bước 2: Tiến hành khám lâm sàng

  • Đánh giá xem dậy thì đã hoàn toàn hay chưa
  • Khám các bộ phận: vú, cơ quan sinh dục, tử cung, buồng trứng

Bước 3: Tiến hành các xét nghiệm, siêu âm

  • Siêu ẩm cổ tử cung, tử cung, âm đạo
  • Xét nghiệm nồng độ Testosterone, xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ Karyotype
  • Xét nghiệm HCG, FSH, DHEA.

Chẩn đoán vô kinh thứ phát

Bước 1: Tiến hành xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG trong nước tiểu hoặc trong máu để loại trừ khả năng mang thai.

Bước 2: Truy vấn bệnh nhân để tìm đến nguyên nhân gây vô kinh, ví dụ:

  • Bệnh nhân có đang bị stress hay căng thẳng dài ngày?
  • Cân nặng có ổn định hay không?
  • Có đang sử dụng thuốc gì không? Ví dụ thuốc tránh thai?
  • Có dấu hiệu lạ trên cơ thể hay không? Ví dụ lông phát triển nhanh, mọc mụn trứng cá bất thường, bốc hỏa, khô âm đạo, nhìn mờ, đi tiểu nhiều?
  • Có tiền sử nạo phá thai, viêm nhiễm phụ khoa hay không?

Bước 3: Tiến hành khám lâm sàng

  • Đo chỉ số BMI
  • Tiến hành khám trực tiếp: âm đạo, vú, tuyến giáp.

Bước 4: Tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng

  • Đo nồng độ TSH, FSH, prolactin
  • Định lượng DHEA-S, Testosterone trong máu

Bước 5: Theo dõi hậu xét nghiệm: Theo dõi các chỉ số: nồng độ estrogen, prolactin, FSH, nồng độ androgen,…

Dựa vào các kết quả xét nghiệm, siêu âm và biểu hiện tình trạng cơ thể, các bác sĩ sẽ chẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh là gì và tập trung điều trị.

Siêu âm nhằm xác định những bất thường trong ổ bụng, tử cung
Siêu âm nhằm xác định những bất thường trong ổ bụng, tử cung

Hướng điều trị bệnh vô kinh

Để điều trị bệnh vô kinh một cách hiệu quả nhất, các bác sĩ cần phải xác định chính xác nguyên nhân chính gây bệnh.

Một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật hay dùng thuốc. Tuy nhiên về cơ bản, những trường hợp ban đầu đều được các bác sĩ khuyến cáo thay đổi lối sống sinh hoạt để điều trị bệnh.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Phương pháp điều trị này phù hợp với những trường hợp vô kinh thứ phát do sự ảnh hưởng của nội tiết tố mất cân bằng; ảnh hưởng từ môi trường sống và chế độ sinh hoạt. Chị em nên thay đổi các thói quen của mình, bắt đầu bằng việc:

  • Ăn uống đủ chất, đủ lượng. Không ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, chất béo khiến mất kiểm soát cân nặng. Không nhịn đói để giảm cân, không ép cân khiến cơ thể suy nhược. Nếu cơ thể quá gầy, cần tăng cường bổ sung các chất đạm, đường, chất béo để ổn định lại.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch và đề kháng. Không nên tập luyện quá sức.
  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.

Sử dụng liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone thay thế được chỉ định trong những trường hợp vô kinh do rối loạn nội tiết tố. Hormone thay thế sử dụng là estrogen, với mục đích chính là hồi phục kinh nguyệt, giảm nguy cơ loãng xương; giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, ung thư đại tràng, tim mạch. Đồng thời, chị em cần cải thiện những triệu chứng do thiếu hụt estrogen gây ra.

Tùy theo thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dạng thay thế estrogen nào. Những dạng estrogen thường dùng:

  • Estrogen dạng uống: ethinyl estradiol, estradiol
  • Estrogen dạng miếng dán: estradiol
  • Estrogen dạng tiêm: estradiol cypionate, estradiol valerate
Liệu pháp hormone là một phương pháp điều trị cần cân nhắc
Liệu pháp hormone là một phương pháp điều trị cần cân nhắc

Liệu pháp thay thế estrogen cần tuân thủ chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Vì liều dùng còn phụ thuộc và tình trạng tử cung bệnh nhân, phản ứng thuốc,…

Phương pháp này chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vú, những khối u tuyến yên, khối u sắc tố, các bệnh lý có xuất hiện co giật,…

Bệnh nhân sử dụng phương pháp này có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: cân nặng tăng nhanh; vú căng tức, nhạy cảm; một số ít người có gặp phải hiện tượng tăng huyết áp.

Những người đang mắc bệnh lý mãn tính nào hoặc đang dùng thuốc nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật chỉ dành cho những trường hợp bệnh vô kinh do cơ quan sinh dục phát triển không bình thường ví dụ màng trinh quá dày hoặc không có âm đạo, không có tử cung,…

Tuy phẫu thuật có thể cải thiện được bệnh nhưng khả năng mang thai sau này là rất khó lường trước. Những tiên lượng này sẽ được bác sĩ trao đổi với những bệnh nhân có ý định hoặc bắt buộc phải phẫu thuật.

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên ở phụ nữ, do vậy việc phát hiện vô kinh thường khá dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều chị em lại có ý chủ quan, chờ đợi khiến tình trạng diễn ra quá lâu ảnh hưởng đến một số chức năng sinh dục cơ bản.

Trong trường hợp cần thiết, vô kinh có thể điều trị bằng phẫu thuật
Trong trường hợp cần thiết, vô kinh có thể điều trị bằng phẫu thuật

Để đảm bảo sức khỏe và ổn định đời sống, chị em nên chủ động khám bác sĩ ngay khi phát hiệu dấu hiệu của việc vô kinh, đặc biệt là với trẻ em trong tuổi dậy thì.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Từ sau khi hoàn thiện, bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ giới chuyên môn, cùng sự tin tưởng của người bệnh. Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *