Các thuốc điều trị viêm gan B và thông tin cần biết

Hầu hết các trường hợp viêm gan B mạn tính cần sử dụng thuốc điều trị viêm gan B trong suốt quãng đời còn lại. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các tổn thương gan và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

thuốc điều trị bệnh gan
Tìm hiểu một số loại thuốc điều trị bệnh gan và lưu ý khi sử dụng

Tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Hầu hết các trường hợp viêm gan B cấp tính có thể phục hồi hoàn toàn, ngay cả khi các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, sau khi phục hồi từ viêm gan B cấp tính, người bệnh có thể phát triển kháng thể kháng viêm gan B.

Đối với một số người, viêm gan B có thể là mãn tính (kéo dài hơn 6 tháng). Trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm gan B có nhiều nguy cơ viêm gan B mãn tính, tỷ lệ khoảng 90%. Viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan (sẹo gan vĩnh viễn).

Các dấu hiệu viêm gan B có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng 1 – 4 tháng sau khi nhiễm virus gây bệnh, mặc dù một số người có thể nhận thấy các triệu chứng sớm nhất sau 2 tuần nhiễm bệnh. Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết đặc trưng nào.

Cụ thể, một số dấu hiệu và triệu chứng viêm gan B có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nước tiểu có màu sậm như màu vàng, nâu hoặc cam
  • Sốt
  • Đau khớp
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt

Viêm gan B là bệnh lý viêm gan có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể có chứa virus. Do đó, bất cứ ai đã tiếp xúc với virus hoặc có dấu hiệu viêm gan B cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viêm gan B có chữa được không?

Theo thống kê, có khoảng 90% trường hợp viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng. Trong đó có khoảng 5% các trường hợp viêm gan B trở thành mạn tính và 5% gặp các biến chứng xấu như suy gan, xơ gan liên quan đến viêm gan B mạn tính.

Viêm gan B mạn tính có các dấu hiệu phát triển chậm và không có triệu chứng đặc hiệu nào, do đó rất khó phát hiện. Có khoảng 50% người bệnh viêm gan B không được chẩn đoán cho đến khi các bệnh trở nên nghiêm trọng.

Hiện tại không có biện pháp hoặc thuốc điều trị viêm gan B một cách dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương đến gan.

bệnh viêm gan b có chữa khỏi không
Nếu không được điều trị viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan

Trong trường hợp người bệnh viêm gan B thể ngủ, có thể cần dùng các loại thuốc theo dõi định kỳ để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn. Đối với bệnh nhân có virus hoạt động, bác sĩ có thể dựa theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để chỉ định các loại thuốc kháng virus, ngăn ngừa tổn thương gan và tránh hình thành các bệnh lý nghiêm trọng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Thời gian điều trị viêm gan B thường kéo dài trong một vài năm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm gan B mãn tính, người bệnh cần sử dụng thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Các loại thuốc điều trị viêm gan B cho người lớn

Viêm gan B cấp tính có thể tự khỏi trong 6 tháng mà không cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp và uống nhiều chất lỏng để chống lại nhiễm trùng. Trong các trường hợp viêm gan B cấp tính biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus hoặc đề nghị người bệnh nhập viện để ngăn ngừa các biến chứng.

Đối với tình trạng viêm gan B mạn tính, người bệnh có thể cần điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm gan B có thể hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh về gan, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác và tránh các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm xơ gan hoặc ung thư gan. Cụ thể, một số loại thuốc điều trị viêm gan B phổ biến có thể bao gồm:

1. Thuốc kháng virus Tenofovir disoproxil (Viread)

Tenofovir disoproxil là tiền chất của tenofovir thường được phân phối dưới tên thương mại là Viread. Thuốc được sử dụng để ức chế men gan sao chép ngược và ức chế sự phát triển virus viêm gan B ở người bệnh viêm gan B. Bên cạnh đó, Tenofovir disoproxil cũng được sử dụng để phòng ngừa lây nhiễm HIV / AIDS ở những người có nguy cơ cao (như bệnh nhân viêm gan B).

Thuốc điều trị viêm gan B tenofovir
Thuốc trị bệnh viêm gan B Tenofovir disoproxil (Viread)

– Cách sử dụng thuốc Tenofovir disoproxil (Viread):

  • Tenofovir disoproxil (Viread) là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng thông qua đường uống, thường là mỗi ngày một lần.
  • Sử dụng thuốc sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không kèm thức ăn không làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Đối với người bệnh không thể nuốt viên nén, có thể sử dụng Tenofovir disoproxil (Viread) dưới dạng thuốc bột. Bột thuốc cần được trộn với thức ăn mềm có thể nuốt mà không cần nhai, chẳng hạn như táo nghiền, sữa chua hoặc thức ăn trẻ em. Bên cạnh đó, không pha loãng bột thuốc với nước hoặc các chất lỏng khác.

– Liều lượng sử dụng:

  • Người trưởng thành, trên 18 tuổi, nặng ít nhất 35 kg: 1 viên 300 mg mỗi ngày
  • Trẻ em từ 12 – 17 tuổi, nặng ít nhất 35 kg: 1 viên 300 mg mỗi ngày
  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi, cân nặng dưới 35 kg: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

– Thận trọng trước khi dùng:

  • Đối với người đồng nhiễm viêm gan B và HIV, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các nguy cơ không mong muốn.
  • Đối với bệnh nhân bệnh thận, bệnh gan, viêm tụy, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây rối loạn các chức năng trong cơ thể.
  • Dẫn đến mật độ xương thấp và giảm độ độ khoáng của xương. Do đó, không sử dụng Viread cho người loãng xương hoặc có các nguy có mắc bệnh rối loạn xương.
  • Không được sử dụng khi mang thai để tránh các rối loạn ảnh hưởng đến thai nhi và các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
  • Viread có thể truyền vào sữa mẹ, do đó không sử dụng thuốc khi đang cho bú.

– Tác dụng phụ phổ biến:

  • Thông thường Viread không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
  • Khó thở, đau dạ dày, nôn, nhịp tim không đều, chóng mặt, cảm thấy ớn lạnh, yếu ớt hoặc mệt mỏi bất thường
  • Đau họng, có triệu chứng cúm, dễ bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Có các vấn đề về gan như sưng vùng bụng giữa, đau thượng vị, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét
  • Dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đổ mồ hôi đêm, sưng hạch, ho, tiêu chảy, sụt cân
  • Khó nói hoặc khó nuốt

Trong hầu hết các trường hợp, Tenofovir disoproxil được xem là an toàn khi sử dụng điều trị viêm gan B theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được sử dụng trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn để ngăn ngừa các tổn thương gan nghiêm trọng.

2. Thuốc kháng virus Tenofovir alafenamide (Vemlidy)

Tenofovir alafenamide (Vemlidy) được sử dụng như một loại thuốc điều trị viêm gan B mãn tính. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của virus và hạn chế các tổn thương ảnh hưởng đến gan như xơ gan và ung thư gan.

Thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới
Thuốc kháng virus chữa viêm gan B Tenofovir alafenamide (Vemlidy)

Hiện tại, các bác sĩ không thể xác định tenofovir alafenamide có thể điều trị khỏi viêm gan B hay không. Tuy nhiên thuốc được sử dụng trong thời gian dài (vài năm) để cải thiện tình trạng gan và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

– Cách sử dụng tenofovir alafenamide (Vemlidy):

  • Thuốc được sử dụng thông qua đường uống, kèm với thức ăn, thường là một lần mỗi ngày.
  • Đối với bệnh nhân đang lọc máu, hãy sử dụng thuốc này sau quá trình lọc máu.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn nôn thuốc trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng, hãy sử dụng một liều thuốc khác, nếu nôn xảy ra sau hơn 1 giờ, không sử dụng liều thuốc khác.

– Tác dụng phụ:

  • Phổ biến: Thông thường Tenofovir alafenamide (Vemlidy) được xem là an toàn, ít tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm: Nhức đầu, buồn nôn, nôn và ho
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: Trầm cảm, lo lắng, nhầm lẫn, rối loạn thận (thay đổi lượng nước tiểu), khát nước bất thường
  • Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra: Dị ứng thuốc dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở gan và máu, đôi khi có thể dẫn đến tử vong

– Thận trọng khi sử dụng:

  • Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh đồng nhiễm viêm gan B và HIV, bệnh nhân có vấn đề về thận hoặc mắc các bệnh về gan khác (như viêm gan C hoặc xơ gan), có bệnh về xương (như loãng xương, mất xương, xương yếu hoặc dễ gãy), bệnh về tuyến tụy.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Hiện tại không biết thuốc có đi vào tuyến sữa hay không, do đó thông báo với bác sĩ nếu người bệnh đang cho con bú.

3. Thuốc kháng virus Entecavir (Baraclude)

Entecavir thường được biết dưới tên thương hiệu là Baraclude, đây là một dạng thuốc dẫn xuất từ guanin có tính kháng virus viêm gan B. Entecavir được sản xuất dưới dạng viên nén hoặc dung dịch để điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn và trẻ em em trên 16 tuổi.

Entecavir là thuốc được phê duyệt để sử dụng vào năm 2005 và nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này có nghĩa là Entecavir được xem là thuốc điều trị viêm gan B an toàn và cần thiết trong một số hệ thống y tế.

Thuốc điều trị viêm gan B mới nhất
Thuốc kháng virus Entecavir (Baraclude) điều trị viêm gan B

– Liều lượng và cách sử dụng Entecavir (Baraclude):

  • Thuốc được uống vào lúc đói, ít nhất 2 giờ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
  • Dung dịch uống cần được sử dụng độc lập, không hòa cùng các chất lỏng hoặc thức ăn khác.
  • Người trưởng thành và trẻ em trên 16 tuổi, chưa từng sử dụng thuốc điều trị viêm gan B gốc nucleosid: 0.5 mg / lần / ngày
  • Thời gian sử dụng tối thiểu một năm và có thể kéo dài trong nhiều năm

– Tác dụng phụ:

Entecavir (Baraclude) được xem là một loại thuốc an toàn khi sử dụng trong nhiều năm. Tuy nhiên trên thực tế, một số người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Ảnh hưởng đến thận (như tiểu ra máu, tăng creatinin, glucose niệu), tâm thần (gây mất ngủ, đau đầu, chóng mặt), tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu) và mệt mỏi mãn tính.
  • Ít gặp: Phát ban, rụng tóc.
  • Hiếm gặp: Phản ứng sốc phản vệ.

– Thận trọng khi sử dụng:

  • Trước khi sử dụng thuốc, người dùng cần thông báo cho bác sĩ nếu đồng nhiễm viêm gan B và HIV, bệnh thận, sử dụng các loại thuốc điều trị viêm gan B hoặc các loại bệnh gan khác trong quá khứ.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt và tương tác với rượu, cần sa và dẫn đến mất phương hướng. Do đó, không sử dụng thuốc nếu cần lái xe, sử dụng máy móc và tránh sử dụng đồ uống có cần hoặc chất kích thích để tránh các rủi ro không muốn.
  • Không sử dụng thuốc khi mang thai. Các bác sĩ không rõ thuốc có thể ngăn ngừa virus lây lan sang trẻ sơ sinh hay không nhưng thuốc có thể tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng thai kỳ.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh đang trong thời kỳ cho con bú.

4. Thuốc kháng virus Telbivudine

Telbivudine là thuốc biệt được thường được phân phối dưới tên thương hiệu là Tyzeka hoặc Sebivo. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính hoạt động bằng cách làm suy yếu sự sao chép DNA của virus viêm gan B.

– Cách sử dụng và liều dùng:

  • Telbivudine được sử dụng thông qua đường uống, có thể kèm thức ăn hoặc không, thường là một lần mỗi ngày hoặc thay đổi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng sử dụng khuyến cáo cho người trưởng thành và trẻ em trên 16 tuổi thường là 600 mg mỗi ngày.
Cách điều trị viêm gan B mạn tính
Thuốc trị viêm gan B Sebivo với thành phần biệt dược Telbivudine

– Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, ho, đau bụng tiêu chảy.
  • Hiếm gặp: Gây ra các vấn đề nghiêm trọng về gan và tích tụ axit lactic trong máu. Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong, do đó thông báo với bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày, mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, thở sâu, buồn ngủ.
  • Phản ứng hiếm gặp nghiêm trọng: Tê, ngứa, đau, rát tay chân; khó đi lại; có dấu hiệu nhiễm trùng; dễ bầm tím hoặc chảy máu.

– Thận trọng khi sử dụng:

  • Thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh có tiền sử mắc các bệnh về gan (đặc biệt là bệnh gan do rượu), bệnh thận hoặc nghiện rượu.
  • Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Không sử dụng thuốc khi mang thai và đang cho con bú, trừ khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

5. Thuốc chống virus Adefovir Dipivoxil

Adefovir Dipivoxil là thuốc sử dụng theo toa để điều trị tình trạng nhiễm trùng virus viêm gan B mạn tính. Đây là một dạng tiền chất của adefovir với tên thương hiệu là Hepsera hoạt động bằng cách ức chế sao chép ngược DNA của virus viêm gan B.

Thuốc chữa viêm gan B của Nga
Thuốc chống virus Adefovir Dipivoxil điều trị viêm gan B

– Cách sử dụng và liều dùng Adefovir Dipivoxil:

  • Thuốc Adefovir Dipivoxil được sử dụng thông qua đường uống, kèm hoặc không kèm thức ăn.
  • Liều lượng cho người trưởng thành và trẻ em trên 18 tuổi là 10 mg / lần / ngày.

– Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy
  • Hiếm gặp: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi mãn tính, ngứa, phát ban

– Thận trọng khi dùng:

  • Ở bệnh nhân bệnh gan to khi sử dụng Adefovir Dipivoxil cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn để tránh gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Bệnh nhân xơ gan tiến triển hoặc xơ gan mất bù cần được theo dõi chặt chẽ trong ít nhất là 12 tuần kể từ lúc ngừng sử dụng Adefovir Dipivoxil để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Đối với bệnh nhân bệnh thận, sử dụng Adefovir Dipivoxil có thể gây giảm chức năng thận.
  • Các đối tượng đặc biệt bao gồm trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân có nguy cơ HIV cao cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng Adefovir Dipivoxil.

6. Thuốc kháng virus Lamivudine

Lamivudine là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng virus, chống nấm và điều trị nhiễm ký sinh trùng. Trên thực tế, Lamivudine thường được sử dụng như một loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính ở người bệnh từ 16 tuổi trở lên.

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sao chép và phát triển của virus viêm gan B và hạn chế các nguy cơ nghiêm trọng như xơ gan mất bù, xơ gan, suy gan, hoại tử gan và rối loạn hệ thống miễn dịch.

Thuốc chữa viêm gan B của Mỹ
Lamivudine là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng virus được sử dụng điều trị viêm gan B

– Liều lượng và cách sử dụng Lamivudine:

  • Lamivudine được sử dụng thông qua đường uống kèm thức ăn hoặc không kèm thức ăn.
  • Liều lượng sử dụng khuyến cáo cho bệnh nhân tử 16 là 100 mg / lần / ngày

– Tác dụng phụ phổ biến:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau hoặc khó chịu ở bụng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Dẫn đến tình trạng gan to
  • Gan nhiễm mỡ nghiêm trọng
  • Viêm tụy

– Thận trọng khi sử dụng:

  • Thuốc điều trị viêm gan B lamivudine có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ngưng sử dụng. Do đó, chỉ ngừng sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic, mở rộng gan và gây gan nhiễm mỡ nặng. Do đó, thông báo cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau dạ dày, tiêu chảy, hơi thở ngắn, đau cơ, yếu ớt và cảm thấy lạnh.
  • Thuốc có thể gây viêm tụy hoặc sưng tụy, mặc dù rất hiếm khi xảy ra. Do đó, thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, nôn và đau khi chạm vào bụng.

Bên cạnh đó, virus viêm gan B có thể đột biến và trở nên kháng thuốc khi sử dụng lamivudine. Do đó, khi sử dụng thuốc cần có sự theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên môn.

7. Thuốc tiêm chống nhiễm trùng Interferon

Interferon là thuốc được sử dụng để điều trị một số dạng viêm gan siêu vi mạn tính, bao gồm viêm gan C và B. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị các loại bệnh viêm gan virus đồng dạng khác, là viêm gan D (chỉ xảy ra ở bệnh nhân viêm gan B).

Interferon là protein được các tế bào tiết ra khi cơ thể bị tấn công bởi một loại virus như viêm gan B, C hoặc D. Thuốc hoạt động bằng cách biến đổi gen, ngăn chặn virus viêm gan tự nhân lên và tăng cường hệ thống miễn dịch của người bệnh.

thuốc tiêm điều trị viêm gan b
Thuốc tiêm chống nhiễm trùng Interferon điều trị viêm gan B mãn tính

Bên cạnh đó, Interferon cũng được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân viêm gan B bao gồm:

  • Xơ gan
  • Ung thư gan
  • Suy gan

– Liều lượng sử dụng và cách dùng đối với bệnh nhân viêm gan B:

  • Interferon được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng. Ở bệnh nhân viêm gan B, thuốc được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
  • Liều lượng khuyến cáo cho người trưởng thành và trẻ em trên 18 tuổi là tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần, kéo dài trong 6 tháng.
  • Ngoài ra, liều lượng thuốc có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.

– Tác dụng phụ:

  • Phổ biến: Dẫn đến các triệu chứng như cảm cúm, đau cơ và mệt mỏi. Đối với hệ thống tâm thần, Interferon có thể dẫn đến trầm cảm, ảo giác, hưng cảm và tăng suy nghĩ tự tử
  • Ít gặp: Dẫn đến số lượng máu bất thường, tăng huyết sắc tố, giảm tiểu cầu và rối loạn bạch cầu

– Thận trọng khi sử dụng:

Một số người không nên sử dụng Interferon hoặc sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Cụ thể các đối tượng này bao gồm:

  • Trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần
  • Có các bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nhiễm nấm
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Có bệnh về tim mạch
  • Có nguy cơ loãng xương
  • Rối loạn mắt

Các loại thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ em

Nhiễm trùng viêm gan B ở trẻ em và thanh thiếu niên thường không có dấu hiệu rõ ràng. Hầu hết các đối tượng này có sức khỏe tốt và không được chẩn đoán viêm gan B cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên cần được theo dõi viêm gan B mạn tính thường xuyên để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cần được theo dõi thường xuyên sau mỗi 5 – 6 tháng để tránh các rủi ro không mong muốn.

thuốc điều trị viêm gan b cho trẻ em
Sử dụng thuốc điều trị viêm gan B cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ sĩ chuyên môn

Hiện tại có 5 loại thuốc điều trị viêm gan B được sử dụng cho trẻ em. Cụ thể bao gồm:

  • Entecavir (Baraclude) được sử dụng mỗi ngày một lần trong ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc được xem là an toàn khi sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và hiếm khi dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng.
  • Tenofovir disoproxil (Viread) có thể được sử dụng để điều trị cho trẻ em bệnh viêm gan B từ 12 tuổi trở lên. Thuốc được sử dụng một lần mỗi ngày trong một năm hoặc lâu hơn.
  • Peginterferon alfa – 2a (Pegasys) là một dạng thuốc tiêm một tuần một lần trong 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng như bệnh cảm cúm và cần được theo dõi, xét nghiệm máu thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Interferon alpha (Intron A) được sử dụng dưới dạng tiêm, 3 lần mỗi tuần trong 6 tháng đến 1 năm. Thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như cảm cúm và cần được theo dõi thường xuyên.
  • Lamivudine là thuốc được sử dụng qua đường uống, mỗi ngày một lần trong ít nhất một năm. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến tình trạng virus viêm gan B kháng thuốc, do đó cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng.

Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc điều trị viêm gan B

Bệnh nhân viêm gan B, bao gồm người trưởng thành, thanh thiếu niên và trẻ em cần được theo dõi thường xuyên để tránh nguy cơ xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan.

hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị viêm gan b
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị viêm gan B phù hợp

Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị viêm gan B kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện kiểm tra sau mỗi 6 tháng hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong các lần kiểm tra này, người bệnh có thể cần kiểm tra các vấn đề như:

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
  • Xét nghiệm máu sàng lọc ung thư gan
  • Xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra mức độ tổn thương gan

Nói chung, hầu hết người bệnh viêm gan B đều cần sử dụng thuốc điều trị bệnh trong suốt phần đời còn lại. Thuốc có thể ngăn ngừa các rủi ro, biến chứng và hạn chế các tổn thương gan. Bên cạnh đó, người bệnh cần có biện pháp quan hệ tình dục an toàn cũng như phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *