Hôn nhau có lây nhiễm viêm gan (A, B, C..) không?

Viêm gan virus là một bệnh lý lây nhiễm nhanh chóng thông qua máu và các chất dịch cơ thể. Tuy nhiên, hôn nhau có lây nhiễm viêm gan không và làm thế nào để phòng ngừa là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

hôn nhau có lây nhiễm viêm gan
Tìm hiểu thông tin hôn nhau có lây nhiễm viêm gan không để có biện pháp phòng ngừa phù hợp

Thông tin cần biết về bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan hay bệnh viêm gan siêu vi, phổ biến là viêm gan A, B và C là tình trạng viêm gan do virus gây ra. Các bệnh viêm gan được gây ra bởi các loại virus khác nhau với các triệu chứng và biện pháp điều trị riêng biệt.

Cụ thể các loại viêm gan virus phổ biến bao gồm:

  • Viêm gan A là bệnh lý do virus viêm gan A gây ra, thường lây lan thông qua việc tiêu thụ thực phẩm ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước chứa phân của người nhiễm viêm gan A.
  • Viêm gan B là tình trạng được gây ra bởi virus viêm gan B, thường lây truyền thông quá các chất dịch cơ thể như máu, dịch tiết âm đạo và tinh dịch. Bên cạnh đó, người sử dụng chung kim tiêm, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân có chứa máu như dao cạo râu có thể làm tăng nguy cơ viêm gan B.
  • Viêm gan C được gây ra bởi virus viêm gan C và thường lây lan thong qua các chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh, điển hình là sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục.

Các bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và viêm gan C có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các loại virus gây viêm gan siêu vi có thể gây ảnh hưởng và tổn thương gan nghiêm trọng. Cụ thể, một số rủi ro liên quan đến viêm gan B và C bao gồm:

  • Bệnh gan mãn tính
  • Xơ gan
  • Suy gan
  • Ung thư gan

Khi gan ngừng hoạt động bình thường (suy gan) có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn chảy máu
  • Tích tụ chất lỏng ở ổ bụng, còn được gọi là cổ trướng
  • Tăng huyết áp bên trong các tĩnh mạch đi vào gan, còn gọi là tăng áp lực tĩnh mạch gan
  • Suy thận
  • Bệnh não gan, có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, mất trí nhớ, suy giảm khả năng phán đoán do tích tụ các chất độc hại như amoniac, ảnh hưởng đến chức năng não
  • Ung thư biểu mô tế bào gan, một dạng phổ biến của ung thư gan
  • Tử vong

Hôn nhau có lây nhiễm viêm gan (A, B, C) không?

Theo các chuyên gia, việc lây nhiễm viêm gan thông qua hôn thường khó có thể xảy ra. Bởi vì viêm gan B, C chỉ có thể lây lan thông qua máu và các chất dịch cơ thể, trong khi viêm gan A không lây truyền thông qua nước bọt, chỉ có thể lây lan thông qua đường phân – miệng.

Viêm gan có lây qua đường nước bọt không
Theo các chuyên gia hôn nhau không gây lây nhiễm viêm gan

Bên cạnh đó, viêm gan D và E cũng không lây lan thông qua nụ hôn. Cụ thể viêm gan D lây lan thông qua máu, chất dịch cơ thể và chỉ gây ảnh hưởng đến người bệnh viêm gan B. Trong khi đó, tương tự như viêm gan A, viêm gan E chỉ lây lan thông qua đường phân – miệng.

Đường phần – miệng có nghĩa là phân từ người nhiễm viêm gan A và viêm gan E lây nhiễm vào nguồn nước hoặc thực phẩm. Nếu một người sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước có chứa virus viêm gan E và viêm gan A, có thể bị lây nhiễm viêm gan. Bên cạnh đó, không rửa tay trước khi là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến viêm gan A và E.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo việc hôn sâu, trao đổi nhiều nước bọt có thể dẫn đến các triệu chứng viêm gan B và C, đặc biệt là khi người bệnh có các vết trầy xước hoặc vết cắt bên trong miệng. Do đó, hôn, đặc biệt là các nụ hôn sâu với thời gian tiếp xúc lâu dài có thể là một trong những yếu tố nguy cơ lây nhiễm viêm gan B và C.

Con đường lây truyền của các bệnh viêm gan

Các bệnh viêm gan không được cho là lây nhiễm thông qua việc hôn nhau, trừ khi người bệnh có vết xước bên trong miệng. Cụ thể một số cách thức lây truyền của các bệnh viêm gan như sau:

Virus viêm gan B có trong tinh dịch không
Viêm gan A, E lây lan thông qua đường phân – miệng trong khi viêm gan B, C và D lây lan thông qua máu và chất dịch cơ thể
  • Viêm gan A lây truyền thông qua thức ăn, nguồn nước ô nhiễm. Do đó, viêm gan A được xem là bệnh lây truyền thông qua đường miệng.
  • Viêm gan B lây truyền thông qua đường máu, kim tiêm và quan hệ tình dục. Ngoài ra, viêm gan B cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
  • Viêm gan C lây truyền thông qua kim tiêm, máu và các chất dịch cơ thể.
  • Viêm gan D chỉ lây truyền cho người viêm gan B, thông qua đường máu, kim tiêm và quan hệ tình dục. Tương tự như viêm gan B, viêm gan D cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua quá trình sinh nở.
  • Viêm gan E lây lan thông qua nguồn nước và thực phẩm ô nhiễm. Tương tự như viêm gan A, viêm gan E là bệnh lý lây truyền thông qua đường miệng.

Các bệnh viêm gan được điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào loại viêm gan và tình trạng nhiễm trùng là cấp tính hay mạn tính. Cụ thể, các loại viêm gan được điều trị như sau:

1. Viêm gan A

Hầu hết các trường hợp viêm gan A không cần điều trị, bởi vì viêm gan A là một bệnh lý ngắn hạn và có thể tự cải thiện. Theo khuyến cáo, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Viêm gan B lây qua đường nào
Viêm gan A thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Nếu người bệnh bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, hiện tại người bệnh có thể tiêm ngừa viêm gan A để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hầu hết trẻ em được khuyến cáo tiêm phòng từ 12 – 18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, người trưởng thành cũng có thể tiêm phòng viêm gan A theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Viêm gan B

Viêm gan B cấp tính được có thể không điều trị. Hệ thống miễn dịch có thể tạo ra các kháng thể viêm gan B trong 6 tháng, loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.

Viêm gan B mạn tính được điều trị bằng thuốc kháng virus. Người bệnh có thể sử dụng thuốc liên tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để loại bỏ nhiễm trùng và các nguy cơ. Bên cạnh đó, viêm gan B mạn tính được xem là tình trạng cần được đánh giá y tế và theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn thường xuyên để xác định các biện pháp điều trị có hiệu quả hay không.

Viêm gan B cũng có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả trẻ sơ sinh nên được tiêm ngừa viêm gan B để phòng ngừa bệnh và tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, những người trưởng thành chưa tiêm chủng ngừa, nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội và những người có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao cũng được khuyến cáo tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

3. Viêm gan C

Viêm gan C được điều trị bằng thuốc kháng virus ở cả hai dạng cấp tính và mạn tính. Những người bệnh viêm gan C mạn tính thường được điều trị kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau để tránh các rủi ro không mong muốn và tình trạng kháng thuốc kháng virus.

viêm gan c lây qua đường nào
Viêm gan B và C được điều trị bằng thuốc kháng virus

Người bệnh viêm gan C phát triển thành xơ gan (sẹo gan) hoặc bệnh viêm gan C mạn tính gây suy gan có thể cần ghép gan để kéo dài sự sống.

Hiện tại không có vaccine phòng ngừa viêm gan C.

4. Viêm gan D

Hiện tại không có thuốc hoặc bất cứ phương pháp hiệu quả nào được áp dụng để điều trị viêm gan D. Tuy nhiên, một số nghiên cứu phát triển một loại thuốc gọi là alpha interferon, có thể được sử dụng để điều trị viêm gan D. Thuốc được cho là có thể cải thiện khoảng 25 – 30% các trường hợp bệnh.

Hiện tại không có vaccine phòng ngừa viêm gan D. Tuy nhiên, người bệnh có thể tiêm phòng viêm gan B để phòng ngừa viêm gan B, bởi vì viêm gan D chỉ phát triển ở những người bệnh viêm gan B.

5. Viêm gan E

Hiện tại không có liệu pháp y tế nào có thể điều trị viêm gan E. Nhiễm trùng viêm gan E thường là cấp tính và có thể tự khỏi. Người bệnh viêm gan E nên dành thời gian để nghỉ ngơi, uống đủ nước, bổ sung các chất dinh dưỡng và tránh tiêu thụ rượu để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nhiễm trùng viêm gan E nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan

Thực hiện các biện pháp vệ sinh tốt là một trong những cách quan trọng để tránh lây nhiễm bệnh viêm gan A và viêm gan E. Viêm gan B, C và D lây nhiễm thông qua máu và các chất dịch cơ thể, do đó người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách:

phòng ngừa viêm gan
Không sử dụng chung kiêm tiêm là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B và C
  • Không sử dụng chung kim tiêm
  • Không dùng chung đồ vật cá nhân có thể dính máu như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng
  • Không chạm vào máu và chất dịch cơ thể của người khác khi không có biện pháp bảo hộ phù hợp

Viêm gan B và C có thể lây nhiễm thông qua việc quan hệ tình dục hoặc các hoạt động thân mật khác. Do đó, thực hiện tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su hoặc các dụng cụ chắn miệng khi quan hệ là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, viêm gan A và B có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả mọi người đều nên tiêm phòng để tránh các rủi ro có thể lây nhiễm bệnh.

Viêm gan là các bệnh lý phức tạp và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trên thực tế các bệnh viêm gan không thể lây truyền thông qua việc hôn, tuy nhiên các nụ hôn sâu hoặc khi người bệnh có vết thương bên trong miệng, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên tiêm phòng vaccine viêm gan để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và tránh lây truyền cho người khác. Bên cạnh đó, người bệnh viêm gan cần tránh tiêu thụ rượu, bia để ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến gan. Trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *