Sắp đến tháng nhưng không đau ngực có bình thường?

Một số phụ nữ sắp đến tháng nhưng không đau ngực hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào khác thường tự hỏi điều này có bình thường không. Tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới để có cách xử lý và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Sắp đến tháng nhưng không đau ngực
Sắp đến tháng nhưng không đau ngực có bình thường không?

Sắp đến tháng nhưng không đau ngực có bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm đau và khó chịu ở ngực. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt gây ra sự dao động hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Hai hormone này khiến ngực phụ nữ căng ra, sưng lên, có cảm giác vón cục dưới da và gây đau.

Sự dao động hormone có thể tăng mạnh và những ngày gần hành kinh. Điều này dẫn đến cơn đau trước và trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ cho biết cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể lão hóa, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Đau ngực cũng có thể xảy ra vào khoảng thời gian rụng trứng, khi buồng trứng giải phóng trứng để chuẩn bị thụ tinh. Cơn đau có thể xảy ra vào ngày 12 – 14 trước khi có kinh nguyệt.

đến tháng nhưng không đau ngực
Sắp đến tháng nhưng không đau ngực là điều hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng

Mặc dù đau ngực là dấu hiệu phổ biến khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ đều gặp triệu chứng này. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể có dấu hiệu rất nhẹ bao gồm mềm ở ngực và khó chịu nhẹ. Điều này dẫn đến tình trạng sắp đến tháng nhưng không đau ngực và điều này hoàn toàn bình thường.

Theo các chuyên gia, một số phụ nữ có thể không có các dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, di truyền và cơ địa của mỗi phụ nữ. Do đó, nếu bạn sắp đến tháng nhưng không đau ngực, bạn không cần phải lo lắng.

Các dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu

Trong khoảng 2 tuần hoặc 5 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu, bạn có thể gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Hơn 90% phụ nữ sẽ trải qua các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có dấu hiệu này.

Các dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt phổ biến bao gồm:

1. Đau quặn bụng

Đau bụng kinh hoặc chuột rút bụng được xem là một dấu hiệu kinh nguyệt phổ biến.

Cơn đau bụng có thể bắt đầu trước khi hành kinh và kéo dài trong suốt những ngày hành kinh. Cơn đau có thể từ âm ỉ, đau nhẹ hoặc đau đớn cực độ và gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. Cơn đau bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thường được cảm thấy ở bụng dưới. Cảm giác đau nhức, chuột rút cũng có thể lan tỏa ra sau lưng và đùi trên của bạn.

Một số phụ nữ có thể trải qua cơn chuột rút dữ dội nhất ở những ngày máu kinh nặng nhất. Bên cạnh đó, các cơn đau bụng dữ dội đôi khi có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hẹp cổ tử cung
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • U xơ tử cung
  • Adenomyosis là sự xâm lấn hoặc di chuyển của mô nội mạc tử cung vào các cơ ở tử cung

2. Ngực mềm

Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt khi nồng độ estrogen bắt đầu tăng cao. Điều này gây kích thích sự phát triển của các ống dẫn sữa bên trong tuyến vú và khiến ngực trở nên mềm mại hơn.

Bên cạnh đó, nồng độ progesterone tăng vào giữa chu kỳ, xung quanh ngày rụng trứng có thể khiến tuyến vú mở rộng và sưng nhẹ. Các thay đổi này có thể khiến ngực có thể cảm giác đau, sưng ngay trước hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng này có thể không đáng kể ở một số người, dẫn đến tình trạng sắp đến tháng nhưng không đau ngực. Trong khi ở một số phụ nữ khác, cơn đau có thể trở nên rất nghiêm trọng, gây khó chịu và đau đớn cực độ.

3. Nổi mụn trứng cá

Xung quanh chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể nhận thấy sự gia tăng của mụn trứng cá, đặc biệt là khoảng một tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Dấu hiệu có kinh
Một số phụ nữ có thể bị nổi mụn trứng cá ở thái dương và hàm trước chu kỳ kinh nguyệt

Mụn trứng cá liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thường liên quan đến việc thay đổi nội tiết tố và thường xuất hiện ở cằm, xương hàm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào nào trên mặt, lưng và các bộ phận khác trên cơ thể.

Nếu bạn không mang thai, nồng độ estrogen và progesterone giảm trong khi androgen, chẳng hạn như testosterone, tăng nhẹ. Các androgen trong cơ thể có thể kích thích các tuyến bã nhờn, sản xuất dầu và các sợi bã nhờn. Khi sản xuất quá nhiều sợi bã nhờn, mụn trứng cá có thể được hình thành.

4. Đầy hơi

Đầy hơi chướng bụng có thể là một dấu hiệu nhận biết của chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn tích nhiều nước và muối hơn bình thường. Điều này dẫn đến cảm giác đầy hơi.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể tăng thêm 0.5 – 1 kg trước ngày hành kinh. Tình trạng đầy hơi thường phổ biến trước 2 – 3 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Bên cạnh đó, các dấu hiệu thường nghiêm trọng nhất vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

5. Mệt mỏi

Khi gần đến ngày kinh nguyệt, cơ thể bắt đầu thay đổi từ sự chuẩn bị cho thai kỳ đến bắt đầu ngày hành kinh. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone giảm mạnh dẫn đến mệt mỏi bất thường. Ngoài ra, những thay đổi về mặt tâm trạng trong trường hợp này cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Bên cạnh đó, hầu hết phụ nữ khó ngủ hoặc mất ngủ vào những ngày sắp hành kinh. Thiếu ngủ có thể khiến tình trạng mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Có vấn đề về ruột

Ruột và hệ thống tiêu hóa nói chung tương đối nhạy cảm với nội tiết tố. Do đó, thay đổi nội tiết tố vào những ngày sắp hành kinh có thể dẫn đến các thay đổi về nhu động ruột và thói quen đại tiểu tiện.

Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày
Một số phụ nữ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng trước ngày hành kinh

Bên cạnh đó, các progesterone cũng khiến tử cung gây ra các cơn co thắt ở ruột. Điều này có thể dẫn đến nhu động ruột thường xuyên hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy một số dấu hiệu như:

7. Thay đổi tâm trạng

Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt liên quan đến cảm xúc tương đối phổ biến ở một số người. Cụ thể bạn có thể trải qua một số cảm triệu chứng như:

  • Tâm trạng lâng lâng
  • Phiền muộn
  • Dễ cáu gắt
  • Lo lắng

Nếu bạn cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường, cảm thấy buồn bã hoặc dễ nổi giận, có thể là do thay đổi nồng độ estrogen và progesterone trước ngày hành kinh.

Estrogen có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin và endorphin tích cực trong não. Điều này làm giảm cảm giác hạnh phúc và làm tăng nguy cơ trầm cảm, khó chịu. Trong khi đó, ở một số người progesterone có thể có tác dụng làm dịu tâm trạng. Khi progesterone thấp, tác dụng này có thể bị giảm đi và bạn có thể mẫn cảm, dễ khóc mà không rõ lý do.

8. Nhức đầu hoặc đau nửa đầu

Các hormone chịu trách nhiệm cho các phản ứng đau. Do đó, thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể dẫn đến cảm giác đau đầu và đau nửa đầu.

Dấu hiệu có kinh
Đau đầu thường có liên quan đến tình trạng mất ngủ và rối loạn tâm trạng trước ngày hành kinh

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, thường liên quan đến các triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Estrogen có thể làm tăng mức serotonin và số lượng thụ thể serotonin trong não tại một số điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự tương tác giữa estrogen và serotonin có thể dẫn đến các cơn đau nửa đầu, đặc biệt là ở những người có tiền sử.

Có hơn 50% phụ nữ sẽ có các cơn đau nửa đầu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể xuất hiện trước, trong và sau chu kỳ. Bên cạnh đó, một số người có thể bị đau đầu ở thời điểm rụng trứng.

9. Đau lưng dưới

Đôi khi các cơn co thắt tử cung  và bụng trước ngày hành kinh có thể dẫn đến các cơn đau và co thắt ở lưng dưới. Điều này thường dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng và gây khó chịu ở lưng.

10. Khó ngủ

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, đau đầu và thay đổi tâm trạng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc khiến bạn khó ngủ hơn. Bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ và tăng tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.

gần tới tháng nhưng không đau ngực
Khó ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu sắp đến ngày hành kinh

Nhiệt độ cơ thể tăng lên sau khi rụng trứng và ngày và duy trì ở mức độ cao cho đến ngày hành kinh. Làm mát cơ thể và hạ nhiệt độ môi trường ngủ có thể giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, thực hiện các kỹ thuật thư giãn, thiền định, yoga hoặc các kỹ thuật ngủ nhanh có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt xảy ra do sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị. Tuy nhiên, để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:

tới tháng nhưng không đau ngực có sao không
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt
  • Tăng lượng canxi có thể cải thiện các cơn đau tiền kinh nguyệt, hạn chế tình trạng thay đổi tâm trạng, cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa trầm cảm trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Ngoài ra, tăng lượng canxi có thể bảo vệ xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh đó, cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tăng chất lỏng có thể ngăn ngừa tình trạng đầy hơi. Tránh sử dụng caffeine có thể ngăn ngừa tình trạng đau ngực và giảm lượng đường có thể hạn chế cảm giác thèm ăn.
  • Hạn chế căng thẳng, áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền định, tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Theo các chuyên gia, các bài tập thể dục có hiệu quả tương tự như endorphin, thuốc giảm đau tự nhiên được sản xuất ở não bộ và giải phóng trong quá trình hoạt động thể chất.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết để giảm đau bụng kinh, đau đầu hoặc đau cơ. Các loại thuốc không kê đơn phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen.
  • Thuốc lợi tiểu, bổ sung vitamin D, E có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bên cạnh đó, đôi khi bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm liều thấp nếu các bạn thường xuyên bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ trước chu kỳ kinh nguyệt.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Sắp đến tháng nhưng không đau ngực là một tình trạng bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các dấu hiệu tiền kinh nguyệt khác và các dấu hiệu này đôi khi cần được chẩn đoán, điều trị.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc đau bụng, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Chảy máu nghiêm trọng trước ngày hành kinh
  • Đau lưng dưới dữ dội
  • Đau quặn bụng kéo dài
  • Đau đầu đột ngột, nghiêm trọng
  • Mệt mỏi nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Nôn nhiều lần trong ngày

Đôi khi các triệu chứng và dấu hiệu tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng này thường không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể tự cải thiện sau ngày hành kinh. Nếu các dấu hiệu khiến bạn lo lắng, hãy đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *