Đau bụng kinh như gãy xương sườn phải làm sao?
Nội dung bài viết
Đau bụng kinh xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ trong những ngày hành kinh. Cơn đau có thể xuất hiện một cách âm ỉ, khó chịu nhưng dễ dàng cải thiện bằng một số biện pháp khác nhau. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, người phụ nữ bị đau bụng kinh như gãy xương sườn. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là triệu chứng trong những ngày “đèn đỏ” mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị y tế.
Thế nào là đau bụng kinh như gãy xương sườn?
Trong những ngày “đèn đỏ”, cơn đau bụng kinh thường phát sinh với mức độ nặng nhẹ khác nhau, khiến tâm lý bất ổn và tạo nhiều cảm giác khó chịu cho các chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do nội mạc tử cung hoạt động mạnh và tiết quá nhiều prostaglandin.
Chất prostaglandin sau khi tiết ra sẽ tác động và khiến cho tử cung co bóp quá mức. Ngoài ra chất này còn tạo điều kiện thuận lợi để những phản ứng viên diễn ra và phát triển tại cơ quan này.
Phần lớn những cơn đau bụng kinh phát sinh với mức độ từ nhẹ đến trung bình, đau âm ỉ kéo dài, thỉnh thoảng đau nặng và nhói lên từng đợt. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, chị em phụ nữ bị đau bụng kinh như gãy xương sườn. Tình trạng này không chỉ khiến làm ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động sinh hoạt mà còn khiến tâm lý người phụ nữ bất ổn, khó chịu, giảm sức khỏe tổng thể.
Cơn đau phát sinh và nhanh chóng tiến triển ở vùng bụng dưới với mức độ nghiêm trọng, dữ dội, khiến chị em phụ nữ quằn quại. Cơn đau có thể gây mỏi hai chân, đau lan rộng sang hai bên hông, vùng lưng dưới và đau lan tỏa cả trực tràng.
Trong thời gian bị đau bụng kinh, nhiều người phụ nữ còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tái người, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, có thể ngất xỉu ở trường hợp nặng.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh như gãy xương sườn
Những cơn đau bụng kinh có thể nghiêm trọng đến mức tạo ra cảm giác như gãy đồng thời 10 chiếc xương sườn. Tình trạng này thường phát sinh do một số nguyên nhân sau:
- Lo âu, căng thẳng kéo dài: Lo âu, buồn rầu, căng thẳng kéo dài tác động và tạo một áp lực lớn lên hệ thần kinh trung ương. Từ đó khiến cơ quan này nhanh chóng truyền tín hiệu, kích thích và khiến tử cung co bóp mạnh hơn. Điều này làm phát sinh những cơn đau nghiêm trọng, đau dữ dội và quằn quại.
- Suy nhược cơ thể: Suy nhược cơ thể, sức khỏe không được đảm bảo khiến tâm trạng bất ổn, cơ thể không có khả năng chống chịu với cơn đau. Ngoài ra suy nhược cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng hoạt động co thắt của tử cung. Đồng thời khiến nội mạc tử cung hoạt động mạnh và tiết nhiều chất prostaglandin hơn.
- Mất ngủ kinh niên: Kết quả từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng mất ngủ kinh niên có mối liên hệ mật thiết với sự phát sinh của những cơn đau bụng kinh, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và thường đau như gãy xương sườn. Nội tiết tố nữ, chức năng và các hoạt động của buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng mất ngủ của bạn kéo dài trên 3 tháng.
- Bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân nêu trên, cơn đau bụng kinh như gãy xương sườn còn phát sinh khi những cơ quan sinh sản gặp vấn đề và mắc bệnh. Điển hình như các bệnh viêm nhiễm.
Đau bụng kinh như gãy xương sườn là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?
Thông thường, những cơn đau bụng kinh xảy ra âm ỉ, kéo dài từ 1 đến 3 ngày và tự thuyên giảm. Đây là một tình trạng bình thường, xảy ra một cách tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Ngoài ra do ăn uống thiếu lành mạnh, có chế độ sinh hoạt không phù hợp, stress, căng thẳng kéo dài, nội tiết tố thay đổi, cơn đau bụng ở mức độ nhẹ nhưng có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy theo thể trạng của từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên nếu bị đau bụng kinh dữ dội, quằn quại như gãy xương sườn, bạn cần thận trọng và chú ý quan sát những biểu hiện đi kèm. Đặc biệt là khi đơn đau vẫn kéo dài, mức độ đau không thuyên giảm mặc dù những ngày hành kinh đã kết thúc. Trường hợp này xảy ra có thể là do cơ quan sinh sản của người phụ nữ đang gặp vấn đề.
Những vấn đề, bệnh lý được liệt kê dưới đây có thể là nguyên nhân làm phát sinh cơn đau bụng kinh nghiêm trọng, tương tự như gãy xương sườn:
1. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm xảy ra phổ biến ở những người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt là những người phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 40. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng rất nhiều tế bào nội mạc tử cung bị rối loạn và di chuyển ra ngoài tử cung của người phụ nữ.
Những mô, tế bào nội mạc tử cung bị lạc phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Đồng thời phát sinh triệu chứng chảy máu. Sự phát triển của các mô, tế bào nội mạc tử cung bị lạc tác động và làm ảnh hưởng đến nhưng mô xung quanh dẫn đến sưng viêm, kích ứng.
Tình trạng viêm, chảy máu cùng sự hình thành mô sẹo có thể làm nặng hơn cảm giác đau đớn. Cơn đau phát sinh và có mức độ dữ dội nhất vào trước và trong những ngày hành kinh.
Người bị lạc nội mạc tử cung nếu không sớm được kiểm tra và điều trị có thể bị vô sinh do ống dẫn trứng, vòi trứng bị tổn thương. Từ đó làm ảnh hưởng các hoạt động, nhu động của ống dẫn trứng. Ngoài ra sự phóng noãn cũng bị ảnh hưởng.
2. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là bệnh phụ khoa làm phát sinh hiện tượng kích ứng, viêm nhiễm ngay tại phần phụ. Theo giải phẫu học, phần phụ của người phụ nữ có những cơ quan quan trọng sau: Vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng.
Tình trạng kích thích, viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ thường là kết quả của những người phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, giữ gìn vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc do biến chứng sinh đẻ.
Ngoài ra viêm phần phụ có thể xảy ra sau khi một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa phát sinh. Cụ thể như bệnh viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm niêm mạc tử cung.
Viêm phần phụ thường khiến bệnh nhân mắc phải những cơn đau bụng dưới nghiêm trọng, đau âm ỉ, dai dẳng. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị dau bụng kinh quằn quại, dữ dội tương tự như gãy xương sườn ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt chưa xảy ra.
Ngoài tình trạng đau đớn nghiêm trọng ở bụng dưới, những người bị viêm phần phụ còn nhận thấy cơ thể phát sinh thêm một số triệu chứng khó chịu khác. Bao gồm: Tiết dịch âm đạo bất thường, sốt, tiểu rắt, rối loạn kinh nguyệt, tiểu buốt…
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung thường xảy ra ở những người phụ nữ có độ tuổi dao động trong 16 đến 50 – độ tuổi sinh sản. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là là do sự gia tăng quá mức của nồng độ hormone estrogen trong cơ thể.
U xơ tử cung đặc trưng bởi tình trạng cơ trơn của tử cung xuất hiện một hoặc nhiều khối u lành tính. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, số lượng và kích thước của các khối u trong từng trường hợp cụ thể không giống nhau.
Phần lớn các khối u xơ đều lành tính, ít phát triển và chuyển sang giai đoạn ác tính nếu được kiểm soát đúng cách. Ngoài ra người bệnh có thể dễ dàng loại bỏ những khối u này bằng cách can thiệp y khoa, cụ thể sử dụng phương pháp phẫu thuật.
Tuy nhiên u xơ tử cung có thể tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng thuộc chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đặc biệt nếu các khối u hình thành và phát triển ngay tại cổ tử cung, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn nghiêm trọng ở vùng bụng dưới khi có chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra khi bị u xơ tử cung, bạn còn có cảm giác đau đớn tại vùng hạ vị kèm theo cảm giác tiểu nhiều lần trong ngày hay bí tiểu, tiểu són…
4. Hẹp cổ tử cung
Những cơn đau bụng kinh xuất hiện một cách dữ dội, đau nghiêm trọng như gãy xương sườn có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng hẹp cổ tử cung. Phần đa các trường hợp bị hẹp cổ tử cung là do bẩm sinh. Tuy nhiên tồn tại một số trường hợp khác, tình trạng này có thể phát sinh do vấn đề bệnh lý. Điển hình như viêm cổ tử cung, hẹp, dính cổ tử cung sau khi hút nạo thai.
Dòng chảy kinh nguyệt sẽ bị cản trở khi cổ tử cung hẹp. Điều này tác động và làm gia tăng áp lực bên trong cổ tử cung. Từ đó phát sinh ra những cơn đau dữ dội, đau quằn quại và kéo dài. Ngoài ra hẹp cổ tử cung còn làm phát sinh thêm một số triệu chứng khác. Điển hình như chảy máu âm đạo bất thường, đau đớn khi tham gia vào các hoạt động tình dục.
5. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xảy ra phổ biến thứ hai so với những dạng ung thư khác ở phụ nữ (phổ biến nhất là ung thư vú). Ung thư cổ tử cung xảy ra khi những tế bào tồn tại ở cổ tử cung phát triển một cách bất thường, lâu ngày hình thành các tế bào ác tính.
Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh thường chưa thể hiện rõ ràng, thậm chí các triệu chứng có thể không xảy ra ở một vài trường hợp. Tuy nhiên khi khối u gia tăng kích thước, người bệnh sẽ bị đau bụng kinh như gãy xương sườn, cơn đau kéo dài trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài cảm giác đau đớn dữ dội trong những ngày hành kinh, bệnh ung thư tử cung còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Tiết dịch bất thường ở âm đạo
- Trong dịch tiết có lẫn máu ở một vài trường hợp hoặc khí hư có màu vàng, có mùi hôi khó chịu
- Đau đớn và ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
- Tiểu nhiều lần, đau tức vùng bụng dưới, có cảm giác khi đi tiểu
- Đi ngoài, đi tiểu ra máu khi tế bào ung thư xâm lấn trực tràng, bàng quang
- Kinh nguyệt không đều, kéo dài
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên do.
Ung thư cổ tử cung có thể được điều trị khỏi nếu sớm phát hiện. Tuy nhiên phần lớn bệnh được phát hiện trong giai đoạn muộn. Trong trường hợp này bệnh có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Đau bụng kinh như gãy xương sườn phải làm sao?
Những cơn đau bụng kinh như gãy xương sườn, đau nghiêm trọng, thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng sẽ khiến chất lượng cuộc sống của các chị em phụ nữ bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến các công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau và chăm sóc tại nhà. Bên cạnh tác dụng giảm đau, những biện pháp này sẽ giúp bạn thoải mái và tạo cảm giác dễ chịu hơn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Các biện pháp xử lý khi bị đau bụng kinh như gãy xương sườn gồm:
1. Sử dụng nhiệt
Chườm nóng chính là một trong những biện pháp giảm đau đơn giản có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu, ổn định tâm trạng và xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao từ biện pháp chườm nóng có khả năng thư giãn các cơ co thắt, kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.
Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng miếng dán nhiệt dùng một lần được mua trong các nhà thuốc. Ngoài ra bạn có thể đựng một ít nước nóng trong bình thủy tinh. Sử dụng một miếng vải đặt lên bụng, sau đó áp bình thủy tinh lên vị trí đau khoảng 15 – 20 phút.
2. Massage bụng
Khi cơn đau bụng kinh phát sinh với mức độ nghiêm trọng, dữ dội tương tự như cảm giác gãy xương sườn, bạn có thể thử xoa dịu cơn đau và kiểm soát triệu chứng này bằng cách massage vùng bụng. Theo các chuyên gia, việc sử dụng lực từ bàn tay tác động lên vùng bụng sẽ giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội, đau lan tỏa trên diện rộng.
Để cải thiện mức độ đau đớn, bạn chỉ cần sử dụng các ngón tay và bàn tay với lực vừa đủ để tác động vào khu vực bị đau, xoa tròn, đều theo chuyển động kim đồng hồ. Ngoài tác dụng giảm đau, việc massage đúng cách còn giúp bạn kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn các cơ đang co thắt, tạo sự thoải mái và mang đến cảm giác dễ chịu.
Để cảm nhận tối đa hiệu quả từ biện pháp massage bụng, bạn có thể thoa một lớp mỏng dầu nóng hoặc tinh dầu, đắp một ít gừng tươi lên khu vực cần massage trước khi tác động lực lên vị trí này.
Ngoài việc massage và tác động vào vùng bụng, bạn nên tiến hành massage cả gan bàn chân và bàn chân. Bởi đây đều là những khu vực chứa nhiều huyệt đạo, có mối liên hệ mật thiết với những cơ quan vùng chậu.
Trước khi tiến hành massage gan bàn chân và bàn chân, bạn có thể ngâm chân trong một chậu nước muối ấm trong 10 phút. Điều này sẽ mang đến cảm giác dễ chịu và tăng hiệu quả giảm đau.
3. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống
Trước và trong những ngày hành kinh, cơ thể của người phụ nữ thường khá nhạy cảm, tâm trạng bất ổn và dễ bị kích động. Chính vì thế, vào những ngày này, bạn nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống, loại bỏ những thói quen xấu, xây dựng và duy trì những thói quen phù hợp hơn.
Loại bỏ thói quen xấu, duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp
- Không thức khuya. Cần ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Không làm việc quá sức, không để áp lực từ công việc khiến cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng, tinh thần thêm bất ổn.
- Không mang vác vật nặng, đặc biệt là khi cơn đau phát sinh.
- Không mặc quần áo quá chật.
- Không luyện tập những bài tập nặng.
- Tránh quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh.
- Đi bộ nhẹ, luyện tập yoga hoặc bơi lội mỗi ngày có thể góp phần cải thiện cơn đau bụng kinh và kiểm soát căng thẳng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học
- Trước và trong những ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin B6, vitamin C, vitamin E. Súp lơ xanh, ổi, cam, ớt chuông, kiwi, đu đủ, vải, dâu tây, các loại đậu và rau họ đậu, cá (cá tuyết, cá ngừ, cá bơn, cá chỉ vàng, cá hồi), các loại hạt, rau bina, quả bơ, rau cải xanh, hạt dẻ, dầu thực vật… là những sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa tươi, các loại hạt phô mai, cá mòi, cá ngừ, hạnh nhân, các loại đậu, rau lá xanh… Đồng thời bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, bơ, các loại hạt, chuối, cá béo, đậu phụ, cây họ đậu, chocolate đen vào khẩu phần ăn để tăng cường bổ sung magie, tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Thêm vào chế độ ăn uống các nguồn thực phẩm chứa kali. Gồm các loại nước ép trái cây (cà chua, cam, dưa hấu, nước dừa, mận, bưởi, quả mơ), trái cây tươi (bơ, dưa lê, dưa lưới…), trái cây sấy khô (nho khô, mận khô, chà là), rau (măng tây, rau chân vịt, rau lá xanh, bông cả xanh), sản phẩm từ sữa, cá (cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá bơn, cá đá), các loại đậu hạt (đậu ngự, đậu cúc, đậu nành, đậu lăng, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu thận).
- Ăn uống đều độ, uống nhiều nước.
- Tránh ăn nhiều tinh bột, thực phẩm chiên, nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn. Đồng thời không uống rượu bia, thức uống chứa caffeine, không hút thuốc lá. Bởi việc sử dụng những sản phẩm, loại thực phẩm này sẽ kích thích tử cung co bóp mạnh. Đồng thời làm tăng mức độ đau đớn.
Thăm khám và điều trị đau bụng kinh như gãy xương sườn
Đối với tình trạng đau bụng kinh như gãy xương sườn, việc áp dụng những phương pháp nêu trên chỉ là biện pháp tạm thời. Bởi phần lớn các trường hợp có cơn đau phát sinh dữ dội và kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt là do bệnh lý, vấn đề về cơ quan sinh dục. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ và áp dụng phác đồ điều trị chuyên sâu.
Để đề ra phác đồ điều trị thích hợp, bạn sẽ được kiểm tra triệu chứng lâm sàng, tiền sử y tế. Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân, yếu tố trực tiếp kích hoạt cơn đau. Đồng thời xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau, tình trạng sức khỏe, tổn thương và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đi kèm, phương pháp chữa trị ở mỗi người không giống nhau.
Nếu cơn đau phát sinh do những bệnh lý, vấn đề liên quan đến sinh lý, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc nhằm cải thiện các triệu chứng. Cụ thể như:
- Thuốc ức chế mô
- Thuốc điều trị mất ngủ
- Thuốc giảm đau
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc tiêu diệt tế bào ung thư
- Viên uống bổ sung.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, nguyên nhân gây đau bụng kinh như gãy xương sườn là các bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần sớm can thiệp ngoại khoa. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục các bệnh lý nguyên nhân và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.
Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định ở một số trường hợp sau:
- U xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Hẹp cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung.
Người bệnh có thể được yêu cầu áp dụng những phương pháp điều trị ngoại khoa sau:
- Phẫu thuật loại bỏ u xơ
- Nong cổ tử cung
- Bóc tách lạc nội mạc tử cung
- Xạ trị tế bào ung thư.
Đau bụng kinh như gãy xương sườn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, nếu bạn bị đau dữ dội trước và trong những ngày hành kinh, bạn nên sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa, trao đổi thông tin về tình trạng sức khỏe để được kiểm tra và chẩn đoán. Sau khi có kết quả chẩn đoán xác định, người bệnh nên áp dụng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn giảm tối đa nguy cơ phát sinh các rủi ro không mong muốn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!