Mổ viêm tai giữa khi nào? Chi phí, chăm sóc và lưu ý

Phần lớn viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa ứ dịch sẽ tự khỏi mà không cần điều trị bằng kháng sinh hoặc xâm lấn. Tuy nhiên, mổ viêm tai giữa là bắt buộc trong nhiều trường hợp.

Khi nào cần mổ viêm tai giữa?

Viêm tai giữa xảy ra khi tai giữa – nằm ngay sau màng nhĩ bị viêm nhiễm, chứa đầy dịch viêm gây đau đớn và khó chiu.

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ nhỏ thường dễ bị ảnh hưởng hơn cả vì sức đề kháng yếu và cấu trúc ống hầu họng ngắn.

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa đều có thể tự khỏi sau vài ngày nhờ các biện pháp chăm sóc tại nhà và kiểm soát các triệu chứng.

Có nhiều biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm tai giữa
Có nhiều biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm tai giữa

Nếu viêm tai giữa là do vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể chỉ định sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như Acetaminophen và Ibuprofen.

Khi không được xử lý đúng cách, viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Áp xe trong hoặc xung quanh tai
  • Ống tại bị hẹp, gây giảm thính lực
  • Thủng màng nhĩ
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm tai giữa ác tính

Với những trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nên phẫu thuật viêm tai giữa/mổ viêm tai giữa, bao gồm:

  • Viêm tai giữa tái phát nhiều lần hoặc viêm tai giữa mãn tính.
  • Viêm tai giữa kéo theo viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Tai có cholesteatoma. Cholesteatoma là một khối tế bào da bất thường mọc lạc vào tai giữa, nó gây ra viêm tai tái đi tái lại nhiều lần.
  • Trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch nặng.
  • Viêm tai giữa dẫn tới các biến chứng nặng, như thủng màng nhĩ hoặc biến chứng nội sọ.

Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật viêm tai giữa không kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng lên não và gây tử vong.

Các phương pháp mổ viêm tai giữa hiện nay

Tùy vào mức độ viêm tai giữa của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp mổ khác nhau.

Thường gặp nhất là những phương pháp sau:

  • Mở thượng nhĩ: Thường được chỉ định đối với viêm tai giữa mãn tính, túi co kéo, có cholesteatoma chưa lan sâu vào sào bào.
  • Mở sào bào: Dùng khoan để mở lối vào sào bào. Các lối này sẽ được lấp kín bằng sụn và phủ vạt da ống tai.
  • Mở thượng nhĩ – sào bào: Thường được chỉ định đối với viêm tai giữa mãn tính khu trú ở sào bào thượng nhĩ.
  • Phẫu thuật xương chũm: Có thể áp dụng mở khoét chũm đơn thuần, khoét rỗng đá chũm bán phần hoặc toàn phần. Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm tai xương chũm hoặc có cholesteatoma ở xương chũm.
  • Phẫu thuật rạch màng nhĩ: Giúp dẫn lưu chất dịch từ tai giữa ra ngoài.
  • Chèn ống thông tai: Sau khi thực hiện phẫu thuật rạch màng nhĩ, bác sĩ chèn ống thông vào để dẫn lưu chất dịch ra ngoài liên tục.
  • Cắt hạch vòm họng: Thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm tai giữa ứ dịch.
  • Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mở thượng nhĩ – sào bào trước để bỏ xương viêm và cholesteatoma. Sau đó, tái tạo hệ thống dẫn truyền xương con kèm lấp hố mổ chũm (hoặc không).

Mổ viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Mổ viêm tai giữa là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Tỷ lệ thành công khá cao và không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, các phương pháp mổ viêm tai giữa cũng có thể tiền ẩn những rủi ro và biến chứng nhất định.

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị bệnh cao hơn người trưởng thành
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị bệnh cao hơn người trưởng thành

Một số trường hợp mổ viêm tai giữa không thành công có thể gây ra các triệu chứng:

  • Có dịch mủ.
  • Màng nhĩ không liền sau mổ hoặc bị thủng lại.
  • Xuất hiện túi co kéo.
  • Xuất hiện khối phồng trắng ở phía sau màng nhĩ
  • Có cholesteatoma.

Sau phẫu thuật, cholesteatoma vẫn có thể tái phát. Có thể là do cholesteatoma vẫn còn sót lại trong quá trình phẫu thuật, hoặc cholesteatoma mới được hình thành từ túi co kéo.

Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm thường được chỉ định để điều trị viêm tai xương chũm nặng, nhằm ngăn ngừa các biến chứng liệt dây thần kinh mặt, viêm màng não, áp xe não…

Đây là những tình trạng có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân phải chấp nhận mất hoàn toàn khứu giác. Tức là bệnh nhân sẽ bị điếc sau khi mổ.

Ở trẻ nhỏ, chứng chảy mủ tai (Otorrhea) là biến chứng thường gặp sau khi mổ viêm tai. Nhỏ thuốc kháng sinh có thể khắc phục tình trạng này.

Các biến chứng khác sau mổ viêm tai giữa có thể gặp:

  • Rủi ro cơ từ gây mê (hiếm gặp): Chuột rút hoặc nghẽn cổ họng, thường gặp ở trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm phổi. Rễ khắc phục.
  • Ống thông tai bị tắc nghẽn: Do máu đóng cục hoặc chất dịch kết dính tiết ra sau mổ viêm tai giữa.
  • Thủng màng nhĩ vĩnh viễn (hiếm gặp): Màng nhĩ không khép lành lại sau khi ống thông tai rơi ra.
  • Sẹo trong tai: Thường gặp ở bệnh nhân mổ viêm tai giữa nhiều lần. Sẹo không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng tới khứu giác.

Cách chăm sóc sau mổ viêm tai giữa

Bệnh nhân có thể xuất viện sau mổ viêm tai khoảng vài ngày hoặc dài hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, thể trạng…

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sau khi mổ viêm tai giữa nên kiêng gì, nên làm gì.

Sau khi mổ, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Sau khi mổ, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Cụ thể:

Những điều nên làm sau khi mổ viêm tai giữa

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc (ít nhất 7 tiếng mỗi đêm). Bạn nên nghỉ làm vài ngày sau khi xuất viện và hạn chế hoạt động mạnh.
  • Luôn giữ cho đôi tai khô ráo, sạch sẽ. Hãy đeo mũ trùm tóc hoăc nút bịt lỗ tai khi tắm để hạn chế nước rơi vào tai. Tốt nhất, nên gội đầu theo tư thế nằm ngửa hoặc dùng dầu gội khô.
  • Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau hay kháng sinh (nếu có) đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Súc miệng, súc họng và vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối. Điều này có thể giúp phòng tránh bệnh tai mũi họng, giúp nhanh hồi phục sau mổ.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay nếu thấy quá đau đớn hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi mổ.
  • Tái khám đúng hẹn.

Những điều nên tránh sau khi phẫu thuật viêm tai giữa

  • Không để nước rơi vào tai, kể cả nước sạch. Không nên đi bơi hoặc nhỏ bất cứ dung dịch nào vào tai mà chưa được bác sĩ cho phép.
  • Không tự ý ngoáy tai bằng tăm bông, tháo băng tai hay bông gạc ở tai mà không được bác sĩ đồng ý.
  • Không nên nhịn hoặc bịt chặt mũi và miệng khi ho, hắt hơi. Điều này có thể gây hại cho tai vừa được phẫu thuật.
  • Cần tránh đi máy bay, di chuyển lên những nơi có độ cao lớn hoặc tới những chỗ có độ sâu lớn.
  • Sau khi mổ viêm tai giữa, bệnh nhân có thể bị mất thăng bằng tạm thời. Vì vậy, nên tránh tự lái xe.

Mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền và ở đâu tốt?

Để ngăn ngừa các biến chứng sau mổ viêm tai giữa hoặc tai biến phẫu thuật, người bệnh nên biết “chọn mặt gửi vàng”.

Chỉ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao.

Tại miền Bắc

  1. Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương, tại số 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, TP. Hà Nội.
  2. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
  3. Bệnh viện Bạch Mai, tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, TP. Hà Nội.

Tại miền Trung và Tây Nguyên

  1. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế, tại Tầng 2, Tòa nhà 2 tầng, 16 Lê Lợi, TP. Huế.
  2. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, tại số 291 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
  3. Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, tại số 184 Trần Quý Cáp, Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Tại miền Nam

  1. Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM, tại số 155B Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP. HCM.
  2. Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, tại số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
  3. Khoa Tai Mũi Họng thuộc Phòng khám Y Dược TP. HCM, tại số 20 – 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.

Sau khi đã biết được nên mổ viêm tai giữa ở đâu tốt, mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền cũng là điều quan trọng.

Chi phí tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, bệnh viện, dịch vụ khám chứa theo yêu cầu, thời gian hồi phục sau mổ, phát sinh sau mổ…

Thông thường, chi phí mổ viêm tai giữa dao động khoảng trên dưới 10 triệu, chưa tính bảo hiểm y tế.

Sau phẫu thuật viêm tai giữa, đừng quên tái khái theo lịch hẹn với bác sĩ
Sau phẫu thuật viêm tai giữa, đừng quên tái khái theo lịch hẹn với bác sĩ

Những thắc mắc thường gặp về phương pháp mổ viêm tai giữa đã được giải đáp bên trên. Tuy vậy, người bệnh vẫn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng điều trị viêm tai giữa phù hợp.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (4 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *