Viêm tai trong là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm tai trong là bệnh lý không phổ biến, khó xác định nguyên nhân. Do đó, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm cách điều trị. Nhằm giúp bệnh nhân biết cách phòng và chữa viêm tai trong hiệu quả, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.

Viêm tai trong và thông tin cần biết

Viêm tai trong hay còn gọi là viêm dây thần kinh tiền đình. Tình trạng này hiếm khi xảy ra và chỉ chiếm 0,1% các bệnh về tai.

Tuy nhiên đây là bệnh lý khá nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân và dấu hiệu sẽ giúp bạn tìm được cách điều trị phù hợp.

Viêm tai trong là gì?

Tai trong được cấu tạo thành hình bán nguyệt. Phía bên trong chứa chất lỏng, dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh tiền đình (được hình thành từ sợi thần kinh bắt nguồn từ tai trong).

Viêm tai trong là bệnh ý không phổ biến nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm
Viêm tai trong là bệnh ý không phổ biến nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm

Khi hại khuẩn tấn công và làm tổn thương khoang tai, cơ quan này sẽ bị viêm nhiễm. Viêm tai trong làm rối loạn chức năng thăng bằng và sinh ra các cảm giác quay cuồng.

Xét theo nguyên nhân gây bệnh, viêm tai trong chia thành 2 dạng:

  • Viêm tai trong do virus

Đa số các trường hợp mắc viêm tai trong đều do nhiễm virus. Lúc này người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn thỉnh thoảng còn mất thính lực.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc tây để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

  • Viêm tai trong do vi khuẩn

Tình trạng viêm tai giữa do vi khuẩn có thể lây lan sang những khu vực xung quanh và hình thành nên bệnh.

Khi đó, viêm tai trong xuất hiện mủ, đồng thời gây ra nhiều triệu chứng như ù tai, rung giật nhãn cầu, suy giảm thính lực.

Nguyên nhân gây viêm tai trong

Trong số các nguyên nhân thì virus, vi khuẩn là yếu tố gây bệnh chủ yếu. Một loạt căn nguyên phát sinh viêm tai trong bao gồm:

  • Virus cúm, herpess, Epstein Barr, bệnh bại liệt
  • Viêm tai giữa do nhiễm khuẩn
  • Mắc các bệnh lý viêm phế quản hoặc bệnh lyme
  • Nhiễm xoắn khuẩn giang mai
  • Viêm màng não do lao hoặc do não mô cầu
  • Dị nguyên bên ngoài như hóa chất độc hại, thuốc lá, rượu bia, ma túy,…
  • Cơ thể mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, stress
  • Gặp tác dụng phụ của các loại thuốc tây
Viêm tai trong có thể hình thành do người bệnh sử dụng vật dụng lấy ráy và làm xước tai
Viêm tai trong có thể hình thành khi dùng chung vật dụng với người mắc bệnh

Nguyên nhân hiếm gặp hơn gồm bệnh sởi, quai bị, nhiễm trùng roi, mụn rộp, thủy đậu,… Việc xác định đúng yếu tố gây bệnh sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình trị bệnh.

Tuy nhiên, để nhận biết chính xác dị nguyên, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Dấu hiệu viêm tai trong thường gặp

Triệu chứng viêm tai trong xuất hiện bất ngờ, không được cảnh báo từ trước. Trong một vài trường hợp, triệu chứng kéo dài trong vài tuần rồi biến mất.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị triệt để, viêm tai trong sẽ tái phát nhiều lần và gây ra biến chứng xấu.

Để sớm phát hiện bệnh, bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng sau:

  • Thị lực suy giảm
  • Có cảm giác mất cân bằng, cơ thể lâng lâng
  • Bị ù tai, trong tai có tiếng trống và mất thính giác
  • Bệnh nhân bị sốt và nôn ói

Thời điểm xuất hiện triệu chứng không cố định. Các biểu hiện có thể xuất hiện vào các buổi trong ngày và có thể mất đi ngay sau đó.

Vì thế, nếu cơ thể có những triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Viêm tai trong có nguy hiểm không? Cách chẩn đoán?

Viêm tai trong càng kéo dài càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị tổn thương hệ thống tiền đình vĩnh viễn.

Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến tình trạng chóng mặt lành tính do tư thế. Từ đó, người bệnh bị gia tăng nguy cơ té ngã, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Khi thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thính lực và xác định dấu rung giật nhãn cầu.

Ngoài ra người bệnh còn có thể chụp cộng hưởng từ dị não để xác định nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tình trạng u não hay không?

Bác sĩ sẽ quan sát tai và tiến hành một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác
Bác sĩ sẽ quan sát tai và tiến hành một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác

Các bước chẩn đoán diễn ra an toàn và nhanh chóng nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Nhờ vào bước kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chữa bệnh phù hợp với từng đối tượng.

Các cách điều trị viêm tai trong phổ biến

Mặc dù có rất nhiều phương pháp chữa bệnh nhưng cách điều trị được áp dụng phổ biến là Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có quá trình chữa bệnh an toàn.

Chữa viêm tai trong bằng Tây y

Thuốc tây sẽ đẩy lùi các triệu chứng trong thời gian ngắn. Từ đó giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau và đẩy lùi cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Để làm được điều này, người bệnh có thể sử dụng những nhóm thuốc sau:

Nhóm thuốc kê đơn

  • Thuốc có tác dụng kháng viêm gồm: Prednison hoặc Steroid
  • Điều trị nhiễm trùng hoặc tiêu diệt virus: Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus
  • Cải thiện tình trạng buồn nôn: Thuốc promethazine hydrochloride, Diazepam , Lorazepam (Ativan)

Nhóm thuốc không kê đơn

  • Đẩy lùi tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn: Diphenhydramine (Benadryl)
  • Tác dụng giảm đau: Thuốc Ibuprofen hoặc Acetaminophen (Tylenol). Hãy cẩn trọng khi cho trẻ dùng.

Thuốc tây chứa tân dược nên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi đối với sức khỏe. Ngoài ra không phải đối tượng nào cũng phù hợp với cách điều trị này.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ trong thời kỳ thai sản và người có cơ địa dị ứng cần cẩn thận khi điều trị.

Lưu ý: Người bệnh không tùy tiện sử dụng thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều lượng khi chưa được cho phép. Thay vào đó bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của y, bác sĩ.

Nếu cơ thể gặp vấn đề liên quan đến quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ với nhân viên y tế để nhận được hỗ trợ kịp thời.

Cách điều trị viêm tai trong tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời.

Mẹo tại nhà chủ yếu sử dụng nguyên liệu quen thuộc với đời sống và cách thực hiện dễ dàng. Bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa bệnh dân gian như:

Sử dụng phèn chua

Phèn chua chứa hoạt chất có lợi giúp cải thiện tình trạng chảy máu, chảy dịch trong tai và nhiều vấn đề về thính giác. Vì vậy, nó có thể làm giảm tình trạng đau rát và hỗ trợ sát khuẩn tại tai.

Người bệnh có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu như ngũ bột tử và nước muối sinh lý.

Cách thực hiện: 

  • Để phèn chua và ngũ bột tử lên một miếng sắt và đặt lên trên bếp.
  • Đun nhỏ lửa để làm tan phèn.
  • Khi thấy ngũ bột tử và phèn chua quyện đều với nhau thì bạn tắt bếp.
  • Nghiền nát hỗn hợp rồi đựng chúng trong một lọ sạch được đậy kín nắp.
  • Cho lượng thuốc vừa đủ vào giấy rồi cuộn nhỏ vừa ống tai.
  • Người bệnh nằm nghiêng sang một bên và hướng khu vực tai bị viêm ra bên ngoài.
  • Đặt giấy chứa hỗn hợp vào trong hốc tai rồi bắt đầu thổi nhẹ.
  • Áp dụng cách chữa này 2 lần/ ngày và thực hiện liên tiếp trong 3 ngày.
Ít ai biết rằng phèn chua cũng có thể điều trị viêm tai trong hiệu quả
Ít ai biết rằng phèn chua cũng có thể điều trị viêm tai trong hiệu quả

Chữa bệnh bằng lông nhím

Sử dụng lông nhím để trị bệnh vừa giúp cải thiện triệu chứng của viêm tai trong vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chỉ cần chuẩn bị vài nhánh lông nhím đã rửa sạch và sao vàng.
  • Xay nguyên liệu thành bột mịn rồi để vào một tờ giấy sạch.
  • Cuộn giấy thành hình điều thuốc cho vừa hốc tai.
  • Trước khi thổi bột thuốc vào trong thì bạn dùng tăm bông đã nhúng nước muối sinh lý.
  • Thực hiện cách chữa này 1 lần/ ngày và kiên trì trong 5 – 7 ngày.

Cây sống đời

Theo y học hiện đại, cây sống đời chứa rất nhiều hoạt chất có lợi. Trong đó phải kể đến glycozit flavonoid, axit hữu cơ và hợp chất phenolic.

Những dưỡng chất này sẽ đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm tai giữa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây sống đời và ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất.
  • Đợi khoảng 15 phút thì vớt ra ngoài.
  • Giã nát dược liệu rồi dùng dây lọc để loại bỏ bã.
  • Sử dụng bông tăm thấm nước cốt và đặt vào hốc tai bị viêm nhiễm.
  • Chia uống 2 lần/ ngày.

Lưu ý, mẹo dân gian chỉ phù hợp với các bệnh lý ở giai đoạn cấp tính. Những trường hợp bị viêm tai trong mãn tính không nên áp dụng vì hiệu quả chưa cao.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân thực hiện sai cách có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, khi các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để có phác đồ phù hợp nhất.

Điều trị viêm tai trong bằng Đông y

Đông y quan niệm, nhiệt độc cùng phong độc ứ trệ sinh ra huyết ư tại tai và gây viêm nhiễm tại khu vực tai trong.

Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và quá trình chữa bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.

Vì vậy, Đông y sẽ áp dụng các thảo dược riêng biệt để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng cùng các triệu chứng khó chịu.

Thành phần của thuốc Đông y đều là thảo dược đến từ tự nhiên và phù hợp với mọi bệnh nhân. Ngoài ra các dược liệu sẽ khuếch tán sâu bên trong cơ thể để đem đến tác dụng toàn diện.

Khi sử dụng thuốc nam, người bệnh vừa không cần lo lắng sẽ gặp phải tác dụng phụ vừa được tăng cường hệ miễn dịch.

Từ đó cơ thể dễ dàng thích nghi với các yếu tố đến từ môi trường và chống lại hại khuẩn gây bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ đúng liệu trình của các lương y để đạt tác dụng tốt.

Các bài thuốc Đông y đều được gia giảm và điều chỉnh theo thảo dược thích hợp
Các bài thuốc Đông y đều được gia giảm và điều chỉnh theo thảo dược thích hợp

Tuy nhiên tính hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. Khi người bệnh có khả năng dung nạp tốt, thời gian khỏi bệnh sẽ được rút ngắn.

Tuy nhiên, thể trạng yếu kém có thể làm giảm thời gian trị khỏi viêm tai trong. Vì vậy Đông y không đem tới hiệu quả đồng nhất như tây y.

Cách phòng ngừa viêm tai trong đúng cách

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giảm đau và hạn chế sự bùng phát của bệnh. Cụ thể:

  • Chườm ấm vào khu vực tai bị viêm và súc miệng bằng nước muối nhằm vệ sinh ống tai.
  • Giữ một tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng mệt mỏi để không khiến bệnh nặng hơn.
  • Hạn chế mắc phải các bệnh về đường hô hấp bằng cách giữ ấm cho cơ thể khi thay đổi thời tiết.
  • Không tắm hoặc bơi lội ở những khu vực có nguồn nước chưa đảm bảo.
  • Nếu vô tình làm nước lọt vào bên trong tai, nên tìm cách để đẩy chúng ra bên ngoài.
  • Mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian để rèn luyện sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
  • Có một thực đơn ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung các loại rau xanh, đồ ăn chứa chất kẽm và uống nước đầy đủ.
  • Tránh xa thực phẩm không có lợi như rượu bia, thuốc lá và đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn khô cứng, chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Vệ sinh răng miệng và rửa tay thường xuyên trước khi ăn uống.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người đang mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên tiêm phòng vacxin nhằm ngăn ngừa liên hợp phế cầu khuẩn cũng như các tác nhân có hại.
  • Người lớn không hút thuốc và hạn chế để trẻ ngửi thấy mùi khói thuốc.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến bệnh viêm thăm khám càng sớm càng tốt.

Viêm tai trong có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không tìm được biện pháp ngăn chặn tốt nhất. Vì vậy, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý.

Tại đây các y, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm điều trị dứt điểm viêm tai trong.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *