Biến Chứng Viêm Tai Giữa Có Nguy Hiểm Không? [Bác Sĩ Tư Vấn]

Hiện nay bệnh viêm tai giữa đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Điều này khiến nhiều người lo lắng đặt câu hỏi “biến chứng viêm tai giữa có nguy hiểm không?” Hiểu được tâm lý này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc và đưa ra phương pháp trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Biến chứng viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Tai có cấu tạo 3 phần gồm tai ngoài, tai trong và tai giữa. Khi vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng niêm mạc, tai giữa sẽ bị tổn thương. Một số triệu chứng của bệnh là: đau tai, chảy dịch vàng, suy giảm thính lực, chóng mặt, buồn nôn, ù và sưng sau tai,…

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên đối tượng gặp phải chủ yếu là trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Nếu bệnh nhân không tìm được biện pháp can thiệp kịp thời, tai sẽ gặp nhiều thương tổn. Thậm chí cơ thể phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Suy giảm thính lực lâu dài

Hiện tượng này khá phổ biến đối với người bị viêm tai giữa. Thính lực có thể suy giảm và tự phục hồi trong vài giờ. Tuy nhiên nếu bệnh nặng hoặc bộ phận trong tai bị tổn thương, bệnh nhân có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.

  • Cản trở sự phát triển của bé

Nếu trẻ sơ sinh nghe kém có thể cản trở quá trình học nói. Điều này làm bé bị chậm nói, câm điếc, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa có thể khiến trẻ chậm nói và ảnh hưởng đến não bộ
  • Thủng màng nhĩ

Dịch nhầy tích tụ quá nhiều làm tăng áp lực lên màng nhĩ và khiến chúng bị thủng. Thông thường, các lỗ thủng có thể tự lành trong 72 giờ. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để vá lại màng nhĩ.

  • Áp xe tai

Đây là những khối u chứa mủ và gây đau đớn cho người bệnh. Các ổ áp xe thường hình thành ở bên trong hoặc xung quanh khu vực bị viêm. Nếu bệnh kéo dài bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp ngoại khoa để ngăn chặn biến chứng.

  • Lây lan nhiễm trùng

Xung quanh tai đều là các bộ phận quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy tình trạng lây lan nhiễm trùng có thể gây thiệt hại cho xương và dẫn đến viêm xương chũm. Đồng thời nó còn ảnh hưởng tới các mô trong hộp sọ, bao gồm cả não bộ.

  • Biến chứng nội sọ

Bao gồm các tình trạng như viêm tắc tĩnh mạch bên, viêm màng não, viêm não, áp xe não, áp xe dưới màng cứng,… Nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng này sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Biến chứng viêm tai giữa nội sọ
Viêm tai giữa có thể gây ra các biến chứng ở nội sọ đặc biệt nguy hiểm

Để ngăn chặn sự phát triển của viêm tai giữa, bệnh nhân cần tìm được phương pháp điều trị an toàn và phù hợp. Điều quan trọng là không được thơ ơ và chủ quan để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt.

Các phương pháp điều trị viêm tai giữa

Khi thăm khám tại bệnh viện, người bệnh sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm. Đây là căn cứ quan trọng giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh lý và đưa ra liệu trình điều trị chuẩn xác.

Cách điều trị viêm tai giữa bằng Tây y

Với phương pháp chữa bệnh bằng tây y, các chuyên gia có thể áp dụng hai cách sau:

  • Điều trị nội khoa

Đa số các trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nhẹ có thể chữa khỏi bằng biện pháp can thiệp nội khoa. Bao gồm chườm ấm vị trí tổn thương hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau, thông mũi. Thời gian chữa bệnh ít nhất là 8 ngày.

Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên aspirin liên quan đến hội chứng Reye nên trẻ em và thanh thiếu niên không được sử dụng bừa bãi.

Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong các trường hợp như: trẻ em dưới 2 tuổi được chẩn đoán nhiễm trùng tai, người bệnh có triệu chứng từ trung bình đến nghiêm trọng, các đối tượng bị sốt từ 39 độ trở lên.

Thuốc nhỏ tai: Khi người bệnh chưa bị thủng màng nhĩ, bác sĩ có thể nhỏ tai để sát trùng trong 3 – 4 ngày đầu. Sang ngày tiếp theo, bệnh nhân tiếp tục rửa tai bằng nước muối hoặc oxy già.

Người bệnh có thể được điều trị nội khoa nếu bệnh chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm
Người bệnh có thể được điều trị nội khoa nếu bệnh chưa có nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định khi quá trình can thiệp ngoại khoa không mang lại hiệu quả. Ngoài ra còn áp dụng cho một vài trường hợp viêm tai giữa phát sinh biến chứng bất thường. Các cách điều trị ngoại khoa bác sĩ có thể áp dụng gồm:

  • Đặt ống thông nhĩ

Ống thông nhĩ là thiết bị y tế có cấu tạo hình ống và được làm từ nhựa cứng hoặc silicon. Nhân viên y tế sẽ đặt dụng cụ từ tai ngoài vào bên trong màng nhĩ. Thủ thuật này có tác dụng thông khí và dẫn các dịch mủ ở bên trong ra phía ngoài tai.

  • Phẫu thuật

Nếu viêm tai giữa đi kèm viêm amidan, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt amidan để cải thiện tình hình. Trường hợp viêm tai giữa quá nặng, người bệnh có thể được gợi ý phẫu thuật khoét xương chũm hoặc làm sạch viêm nhiễm hõm nhĩ.

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà

Các mẹo chữa bệnh tại nhà có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những người bị viêm ở thể nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng. Các mẹo được áp dụng phổ biến gồm:

  • Sáp ong

Chuẩn bị một lượng sáp ong vừa đủ. Tiếp đến cuộn miếng giấy thành hình cái tẩu, sau đó cho sáp ong vào bên trong và đốt 1 đầu ống giấy. Đưa đầu còn lại lên gần tai để tiến hành xông hơi. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Áp dụng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Sáp ong chứa nhiều chất có lợi, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
Sáp ong chứa nhiều chất có lợi, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
  • Cây sống đời

Lấy 3 – 5 lá cây sống đời tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vào hốc tai 3 lần/ ngày. Áp dụng 7 – 10 ngày sẽ thấy tình trạng sưng nóng và viêm nhiễm tại ống tai giữa thuyên giảm.

  • Rau diếp cá

Rửa sạch dược liệu và xay thật nhuyễn để thu được nước cốt. Mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt vào tai nhằm giảm đau, tiêu viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Các nguyên liệu dùng để điều trị đều gần gũi và có độ an toàn cao. Tuy nhiên phương pháp này có tính đặc hiệu thấp nên chỉ mang tác dụng tạm thời. Nếu muốn trị viêm tai giữa tận gốc, người bệnh cần tìm giải pháp phù hợp hơn.

Trị viêm tai giữa bằng Đông y

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây viêm tai giữa là do phong – hàn – tà nhân cơ hội sức đề kháng suy giảm để xâm nhập vào cơ thể. Từ đó chúng gây viêm nhiễm, sưng đau và tổn thương tại tai giữa.

Nếu người bệnh không tìm đúng hướng điều trị, viêm tai giữa sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đông y chia tình trạng này làm 3 thể: can kinh thấp nhiệt – tỳ hư – thận hư. Từ đó các lương y sẽ dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân để đưa ra bài thuốc phù hợp.

Tác dụng của thuốc nam là đẩy lùi nhiễm trùng và loại bỏ tác nhân gây hại. Bên cạnh đó nó còn phục hồi sự tổn thương của các tạng cũng như nâng cao sức đề kháng. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng và làm lành nhanh chóng các thương tổn. Đồng thời thảo dược tự nhiên có trong bài thuốc hoàn toàn đến từ tự nhiên. Do đó phương pháp này  không gây tác dụng phụ và phù hợp với trẻ nhỏ hay phụ nữ trong thời kỳ thai sản.

Dựa vào cơ địa của từng bệnh nhân, lương y sẽ đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp
Dựa vào cơ địa của từng bệnh nhân, lương y sẽ đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin về các biến chứng viêm tai giữa. Hy vọng từ đây nhiều người bệnh sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng, bạn nên liên hệ với bệnh viện để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời. Nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, viêm tai giữa có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Bài xem thêm:

5/5 - (5 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *