Viêm tai ngoài (ống tai ngoài): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm tai ngoài là bệnh lý về tai thường gặp ở mọi lứa tuổi và phổ biến hiện nay. Viêm tai ngoài có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp chúng có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Viêm tai ngoài là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm ống tai ngoài, đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm, xảy ra do tình trạng viêm sưng ở phần ống tai ngoài – đường nối từ lỗ tai đến màng nhĩ gây nên.

Bệnh thường do vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm hoặc do nấm.

Căn bệnh này thường xuất hiện sau khoảng vài ngày bạn bị nước vào tai do tắm, bơi lội,… Viêm tai ngoài cũng tương tự như viêm tai giữa, có hai thể cấp tính và mãn tính.

Đối với thể cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần can thiệp, tuy nhiên nếu bệnh kéo dài hoặc bị tái phát nhiều lần trong năm có thể dẫn đến mãn tính.

Hình ảnh viêm tai ngoài
Hình ảnh viêm tai ngoài

Ai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm tai ngoài, nhưng phần lớn những người thường xuyên bơi lội, rửa tai bằng nước nhiều, sử dụng tai nghe trong khoảng thời gian dài,…

Ngoài ra, đối tượng trẻ nhỏ cũng có thể mắc viêm ống tai ngoài cao bởi ống tai lúc này còn hẹp, dễ dẫn đến đọng nước.

Vậy viêm ống tai ngoài có nguy hiểm không? – Các chuyên gia nhận định, viêm ống tai ngoài không phải bệnh truyền nhiễm và hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày đối với trường hợp bệnh nhẹ.

Tuy nhiên, nếu bệnh không thể tự lành và không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Áp xe: Áp xe hình thành do viêm nhiễm lâu ngày gây đau nhức và khó chịu vô cùng. Áp xe sẽ phát triển ở xung quanh tai và người bệnh cần được rạch dẫn lưu dịch mủ trong ổ áp xe ra ngoài.
  • Hẹp ống tai: Viêm nhiễm ở phần ống tai lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến sưng viêm, lâu dần ống tai bị hẹp khiến người bệnh nghe kém.
  • Rách hoặc thủng màng nhĩ: Phần ống tai nối lỗ tai và màng nhĩ, ống tai viêm nhiễm khiến vi khuẩn tích tụ gây tổn thương đến màng nhĩ. Ngoài ra, việc người bệnh sử dụng vật cứng ngoáy tai cũng có thể gây rách thủng màng nhĩ.
  • Viêm tai ngoài hoại tử: Đây là một bệnh lý nguy hiểm ác tính, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch đặc biệt kém như bị HIV/AIDS, người đái tháo đường,…

Người bệnh cần chủ động theo dõi những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất ở tai. Mỗi khi cảm nhận có thể bản thân đang mắc viêm ống tai ngoài thì cần đi khám sớm để định hướng phác đồ điều trị.

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm tai ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân viêm tai ngoài, tuy nhiên bệnh phổ biến thường gặp ở những đối tượng thường xuyên bơi lội. Bởi vì, việc nước tràn vào ống tai và tồn đọng quá lâu dễ khiến vi khuẩn phát triển và hoạt động mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra bởi một số nguyên nhân như sau:

  • Thời tiết nóng bức khiến cơ thể toát ra nhiều mồ hôi chảy và trong phần tai, tạo môi trường ẩm ướt khiến nấm mốc và vi khuẩn có cơ sở trú ngụ.
  • Niêm mạc tai và ống tai bị tổn thương do tình trạng sử dụng tăm bông lấy ráy tai quá nhiều, gãi mạnh, sử dụng tai nghe sai cách,… khiến vi khuẩn có điều kiệm xâm nhập.
  • Vệ sinh tai không sạch sẽ, ráy tai tồn đọng ẩm ướt quá lâu và là nơi trú ngụ cho vi khuẩn.
  • Viêm tai giữa tiết dịch nhầy nếu không được làm sạch có thể ứ đọng trong ống tai gây viêm.
  • Một số bệnh lý khác như dị ứng, mụn trứng cá, viêm da,… cũng có thể thu hút vi khuẩn vào trong ống tai.
  • Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến không có khả năng kháng vi khuẩn, nấm mốc.

Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh có thể cảm nhận những triệu chứng như sau:

  • Đau nhức phần tai, cảm thấy nóng rát và khó chịu ở trong tai.
  • Sưng đỏ và phù nề phần ống tai.
  • Da trong ống tai bị đỏ.
  • Ngứa tai và khó chịu.
  • Tai xuất hiện nhiều dịch mủ chảy ra ngoài.
  • Tai bi ù và thính lực suy giảm.
  • Nếu đau lan sang vùng mặt, đầu, sốt cao, sưng các hạch bạch huyết thì bệnh đã chuyển biến nặng và cần đến thăm khám ngay.

    Đau nhức dữ dội vùng tai là biểu hiện của viêm tai ngoài
    Đau nhức dữ dội vùng tai là biểu hiện của viêm tai ngoài

Viêm ống tai ngoài cũng thường xuyên gặp ở đối tượng trẻ nhỏ do ống tai hẹp và đọng nước. Ở những bé không biết nói, bố mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau để biết bé có đang bị viêm tai hay không:

  • Cố gắng kéo tai, gãi tai.
  • Khóc quấy khi bị chạm vào tai.
  • Tai chảy dịch nhầy kèm mủ.
  • Sốt cao.
  • Khó ngủ.

Chẩn đoán, điều trị bệnh viêm tai ngoài ra sao?

Để xác định mình có bị viêm ống tai ngoài hay không, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa tai – mũi – họng uy tín. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh và trao đổi tiền sử bệnh lý để đưa ra nhận định ban đầu.

Có thể sử dụng máy nội soi gắn đèn để quan sát trực tiếp trong phần ống tai bị viêm.

Đến thăm khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Đến thăm khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện đo áp suất của không khí trong ống tai và màng nhĩ để có thể đánh giá một cách chính xác khả năng vận động cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh hiện tại.

Tùy theo một số trường hợp cụ thể có thể thực hiện thêm những xét nghiệm dịch tai để xác định nguyên nhân gây bệnh, loại vi khuẩn, nấm mốc. Từ đó định hướng được phác đồ điều trị một cách hiệu quả.

Viêm tai ngoài ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau từ 3 – 5 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân sẽ được kê một số loại thuốc giúp kiểm soát triệt để bệnh càng sớm càng tốt, tránh viêm nhiễm kéo dài.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp mà người bệnh có thể lựa chọn để chữa trị viêm ống tai ngoài.

Bị viêm tai ngoài uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Thuốc Tây y từ lâu đã được người bệnh ưu tiên sử dụng trong điều trị các bệnh lý của cơ thể bởi tính nhanh chóng và hiệu quả mà chúng mang lại.

Thuốc Tây được kê bởi bác sĩ chuyên khoa thông qua quá trình chẩn đoán bệnh. Mục đích chính thường là giảm đau, kháng viêm và ức chế sự hoạt động của vi khuẩn. Một số nhóm thuốc thường được kê như sau:

  • Thuốc giảm đau: Có công dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Có thể kể đến như paracetamol, ibuprofen,…
  • Thuốc nhỏ tai: Thuốc chỉ định trong điều trị viêm tai ngoài, có thể chứa kháng sinh hoặc steroid.
  • Thuốc kháng sinh dạng nhỏ: Giúp ức chế vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh một cách trực tiếp tại ống tai.
  • Thuốc kháng sinh dạng uống: Chỉ được kê trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, thuốc kháng sinh nhỏ tai không còn tác dụng.

Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng uống mà bác sĩ kê. Không được tự ý thay đổi liều hoặc mua thêm thuốc về uống khi chưa có chỉ định.

Thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên cần thận trọng khi điều trị.

Thuốc Đông y điều trị viêm ống tai ngoài

Bên cạnh những đơn thuốc Tây y đắt đỏ mang đến nhiều tác động xấu đến gan thận, sử dụng thuốc Đông y để điều trị cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng.

Các bài thuốc Đông y đều sử dụng dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, không bị tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài nhưng hầu như mất thời gian đun sắc.

Đông y điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả và an toàn
Đông y điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả và an toàn

Một số bài thuốc Đông y đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm tai ngoài mà bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Bài thuốc 1: Kim ngân hoa, sài hồ, hoàng cầm, hạc hà, chỉ tử,… đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Sinh địa, hoàng cầm, cam thảo, xạ tiền tử, đương quy, long đờm thảo mỗi loại 8 – 12g đem sắc uống.
  • Bài thuốc 3: Hoàng liên, băng phiến, hàn the đem tán đều thành bột dùng để thoa ngoài niêm mạc ống tai bị viêm nhiễm.

Những bài thuốc Đông y sử dụng lượng kháng sinh tự nhiên trong thảo dược, tuy an toàn và hiệu quả nhưng thời gian điều trị thường lâu hơn.

Do đó, người bệnh cần kiên trì theo đuổi và áp dụng bài thuốc một thời gian để chúng có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

Mẹo dân gian chữa viêm ống tai tại nhà

Trong dân gian từ xưa tới nay cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc đơn giản giúp điều trị tốt chứng bệnh viêm ống tai. Đối với trường hợp bệnh viêm tai ngoài ở thể nhẹ hoặc mới chớm bị, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo nhỏ này nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Sử dụng lá diếp cá

Lá diếp cá có vị tanh, tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể hiệu quả. Ngoài ra trong lá diếp cá cũng có chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu viêm sưng, kháng khuẩn, giảm nóng rát và thích hợp để điều trị các bệnh lý về tai như viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài,…

Lá diếp cá giúp kháng viêm, giảm sưng tốt
Lá diếp cá giúp kháng viêm, giảm sưng tốt

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá tươi đem rửa sạch, phơi khô trong râm.
  • Sử dụng khoảng 20g lá diếp cá khô đem sắc cùng với táo đỏ.
  • Đun cạn đến khi còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp để nguội.
  • Chia nước gạn ra thành 3 phần uống trong ngày.

Sáp ong chữa viêm ống tai ngoài

Thêm một thảo dược có công dụng rất tốt trong điều trị viêm nhiễm tại ống tai ngoài đó là sử dụng sáp ong. Những chất trong mật và sáp ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.

Ngoài ra, sáp ong còn có khả năng giảm viêm sưng và làm lành các tổn thương tại lớp niêm mạc trong ống tai.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một miếng sáp ong, giấy cứng.
  • Cuộn tờ giấy cứng lại, để hở hai đầu.
  • Một đầu nhét sáp ong thật chặt, đầu kia đưa vào trong tai.
  • Đốt cháy đầu có chứa sáp ong và đưa lại gần tai để khói có thể tỏa đều vào trong tai.

Nhỏ tai bằng nước lá hẹ

Lá hẹ có tính ôn, vị hăng, có nhiều công dụng trong chống khuẩn, tiêu viêm, làm loãng dịch nhầy tại tai và đẩy dịch nhầy ra ngoài nhằm làm sạch tai. Lá hẹ rất lành tính nên người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng để nhỏ tai hàng ngày.

Sử dụng nước lá hẹ nhỏ trực tiếp vào tai điều trị viêm ống tai ngoài
Sử dụng nước lá hẹ nhỏ trực tiếp vào tai điều trị viêm ống tai ngoài

Cách thực hiện:

  • Lá hẹ đem rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn.
  • Chắt phần giã được để lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Sử dụng nước lá hẹ nhỏ 2 – 3 giọt vào tai mỗi ngày để điều trị viêm ống tai hiệu quả.

Nhỏ tai với nước lá cây sống đời

Cũng tương tự như đối với lá hẹ, lá cây sống đời từ lâu đã được biết đến với khả năng tiêu độc, giảm nhiễm trùng, làm sạch mủ và giảm sưng viêm. Có thể sử dụng nước lá sống đời thay cho lá hẹ để nhỏ tai hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 4 – 5 lá sống đời đem đi rửa sạch, giã nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt để nhỏ vào tai.
  • Sử dụng mỗi lần 2 giọt hàng ngày để cải thiện bệnh.

Khi nào viêm tai ngoài nên gặp bác sĩ?

Với mọi trường hợp mắc viêm tai ngoài, người bệnh nên nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, trong trường hợp sau thì bệnh nhân cần đến thăm khám càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển quá nặng:

  • Đau nhức trong tai vô cùng.
  • Đau lan cả sang cơ mặt, vùng đầu, hốc mắt.
  • Mất thính lực một phần hoặc toàn phần.
  • Tai chảy nhiều dịch mủ xanh vàng, có thể kèm theo máu.
  • Đau tai kèm sốt cao trên 39 độ.

Cách phòng tránh viêm ống tai ngoài hiệu quả

Song song với quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý những phương pháp giúp kiểm soát tình trạng bệnh và cách thức phòng ngừa bệnh tránh tái phát.

Đối với những người chưa từng mắc bệnh thì nên đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Cách phòng tránh viêm ống tai ngoài hiệu quả
Cách phòng tránh viêm ống tai ngoài hiệu quả

Những biện pháp sau có thể bảo vệ bạn và những người thân yêu trong gia đình khỏi bệnh lý viêm ống tai ngoài hiệu quả:

  • Chú ý trong quá trình tắm rửa để tránh nước có thể xâm nhập vào trong tai. Có thể sử dụng bông tròn hay nút bịt tai trong lúc tắm để an toàn hơn.
  • Nếu chẳng may nước lọt vào tai thì cần lắc để nước có thể đẩy ra, nghiêng đầu sang một bên để nước dễ thoát ra ngoài và sử dụng khăn tắm lau sạch lại.
  • Nên sử dụng mũ bơi và bịt tai trong quá trình bơi lội.
  • Dùng khăn sạch lau khô vùng đầu, tóc, tai, mặt, cổ sau khi tắm hay bơi xong.
  • Tránh tự ý lấy ráy tai, hạn chế đưa những vật như tăm bông, đồ cứng sắc nhọn, dụng cụ lấy ráy tai để tránh làm tổn thương niêm mạc tai.
  • Khi bị bệnh, người bệnh nên sử dụng khăn ấm để chườm quanh tai nhằm giảm bớt đau nhức và khó chịu.
  • Tránh ăn những nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ nếp, rau muống, đồ ăn cứng.
  • Không sử dụng rượu bia, chất có cồn, đồ uống có gas, chất kích thích, cà phê,…
  • Nên ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít dầu mỡ như rau xanh, hoa quả, thịt, cá, trứng, sữa,… để nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Hạn chế việc để những hóa chất tiếp xúc với niêm mạc tai như dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, keo xịt,…
  • Nên điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai như viêm tai giữa, bệnh lý về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… hay bệnh lý liên quan đến họng như viêm họng, viêm amidan,…
  • Thăm khám định kỳ và thường xuyên theo dõi những bất thường trong cơ thể để có thể điều trị bệnh kịp thời.

Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã hình dung rõ hơn về căn bệnh viêm tai ngoài cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả cho bản thân mình và người thân xung quanh. Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Đừng bỏ lỡ:

4.5/5 - (8 bình chọn)

Vậy đâu là cách chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả nhất hiện nay giúp mọi người thoát khỏi căn bệnh khó chịu này? Câu trả lời được tiết lộ trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *