Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì Và Thông Tin Cần Biết

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là vấn đề thường gặp và không đáng lo ngại như các trường hợp khác. Tình trạng này có thể diễn ra trong 2 đến 3 năm đầu hành kinh, tuy nhiên nếu kéo dài lâu hơn cần có sự can thiệp để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là gì?

Kinh nguyệt không đều là tình trạng thường gặp ở nữ giới, có thể rơi vào các độ tuổi khác nhau, đặc biệt thường gặp nhất là ở độ tuổi dậy thì. Bước vào giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ bắt đầu sản sinh hormone sinh dục khiến cho niêm mạc tử cung dày hơn và kích thích hoạt động rụng trứng hàng tháng của hai buồng trứng.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ lặp lại trong khoảng 28 – 32 ngày và kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến cơ thể, khiến một số bé gái gặp phải hiện tượng chậm kinh, kinh kéo dài, máu kinh ra nhiều hơn bình thường,…

Đây được gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Hiện tượng này tương đối bình thường và có thể tự điều chỉnh trong 2 đến 3 năm đầu kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. 

Thu Phương (Quốc Oai, Hà Nội) mỗi khi đến tháng cô bé không thể làm nổi việc gì do đau bụng kinh, số ngày kinh kéo dài, thường xuyên phải nghỉ học. Tuy nhiên, sau những liệu trình điều trị với bài thuốc thảo dược giờ đây cô bé đã có vòng kinh ổn định, là mẹ của một nhóc tì xinh xắn và có cuộc sống hạnh phúc.

Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Theo các bác sĩ lĩnh vực sinh sản, tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì rất dễ lý giải, do chức năng sinh sản của trẻ lúc này chưa phát triển toàn diện dẫn đến sự rối loạn tương đối. Dấu hiệu để nhận biết trẻ ở tuổi dậy thì bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hàng tháng như:

  • Sự thay đổi vòng kinh: Không thể xác định được chính xác chu kỳ hành kinh là biểu hiện đầu tiên của chứng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Do hormone sinh sản chưa ổn định nên kỳ kinh của trẻ có thể ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 32 ngày, được gọi là vòng kinh mau hoặc vòng kinh thưa.
  • Thiểu kinh: Tình trạng thường thấy ở những trẻ chỉ hành kinh trong 2 ngày, lượng máu kinh rất ít hoặc nhỏ giọt. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc tử cung ở tuổi dậy thì còn mỏng khiến lượng máu kinh thoát ra ít hơn so với người trưởng thành. Thông thường lượng máu kinh hàng tháng chỉ khoảng 30ml.
  • Vô kinh: Vô kinh là tình trạng trẻ có thể bị mất kinh trong nhiều tháng, sau đó lại có kinh trở lại bình thường. Có hai dạng phổ biến là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Trong đó vô kinh nguyên phát là trường hợp trẻ đến tuổi dậy thì nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt, vô kinh thứ phát là hiện tượng mất kinh từ 2 tháng trở lên, một năm chỉ hành kinh 2 – 4 lần.
  • Băng kinh: Nguyệt san hàng tháng chảy ra nhiều hơn so với những kỳ kinh trước.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo hiện tượng máu kinh ra nhiều hơn 80ml, đau bụng kinh.
  • Thống kinh: Đây là tình trạng phổ biến ở lứa tuổi dậy thì với các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, toát mồ hôi, mặt xanh xao,…trước hoặc trong thời gian hành kinh.
  • Máu kinh có màu sắc khác thường: Máu kinh của người bình thường sẽ có màu đỏ đậm, đôi lúc hơi ngả nâu. Người bị kinh nguyệt không đều máu kinh có sự thay đổi màu sắc như hồng nhạt, đen, nâu đậm,..và bị vón cục. 

Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

1. Chưa ổn định nội tiết tố

Dậy thì là giai đoạn nhạy cảm, các bé gái sẽ bắt đầu xuất hiện những biến chuyển bên trong cơ thể, đặc biệt là việc hình thành kinh nguyệt hàng tháng. Các hormone nữ giới như progesterone và estrogen sẽ tăng đột ngột để giúp phát triển cơ quan sinh sản và hình thành đặc điểm giới tính. 

Tuy nhiên, ở độ tuổi dậy thì, sự thay đổi này dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, khiến cho kỳ kinh nguyệt không ổn định. Vòng kinh lúc này có thể dài hoặc ngắn, máu kinh ra nhiều hoặc ít so với những tháng bình thường.

Trường hợp kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì được cho là do nội tiết tố trong cơ thể trẻ chưa ổn định gây ra. 

2. Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, cơ thể cần nạp nhiều năng lượng so với những lứa tuổi khác, để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Ăn uống thiếu chất khiến cơ thể mệt mỏi, mất cân bằng nội tiết gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Do đó, nếu cơ thể trẻ thiếu chất, sụt cân hay ăn nhiều dẫn đến tăng cân quá mức khiến rối loạn hormone. Điều này sẽ kéo theo sự trì trệ của hormone sinh sản, mất cân bằng nội tiết và gây ra hiện tượng chậm kinh hay mất kinh,…

3. Do căng thẳng, stress

Những áp lực từ việc học hay từ gia đình là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mất kiểm soát tâm lý, dễ nổi cáu và hành động thiếu suy nghĩ. Không giống như độ tuổi trưởng thành, dậy thì là thời gian nhạy cảm, đặc biệt là với nữ giới.

Lúc này, các em sẽ dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, cũng như có những thay đổi tâm sinh lý khiến trẻ dễ stress, căng thẳng hơn. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng bên trong cơ thể, kinh nguyệt cũng vì thế mà không đều và thay đổi theo mỗi tháng khác nhau tùy thuộc vào mức độ căng thẳng của trẻ.

4. Mang thai, sử dụng thuốc tránh thai

Độ tuổi dậy thì rất nhạy cảm, trẻ dễ bị chi phối bởi những điều không tốt xung quanh. Do đó, ba mẹ cần quan sát con cái trong giai đoạn nhạy cảm này, đặc biệt nên giáo dục giới tính cho con ngay từ đầu.

Nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Mang thai ngoài ý muốn hoặc sử dụng thuốc ngừa thai là nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Thực tế cho thấy, vào giai đoạn dậy thì trẻ hay tò mò những vấn đề liên quan đến tình dục, nếu không được chỉ bảo có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn hay tự sử dụng thuốc ngừa thai khi còn quá sớm.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ đang mang thai hoặc đã sự dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến vòng kinh không xảy ra như bình thường.

5. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, tình trạng thất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ trong độ tuổi dậy thì còn xảy ra do:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Buồng trứng đa nang (PCOS) là hội chứng phổ biến ở nữ giới. Khi mắc phải hội chứng này, hormone sinh dục nam trong cơ thể phụ nữ tăng sinh quá nhiều khiến cho buồng trứng xuất hiện nhiều nang noãn không phát triển, không phóng noãn hàng tháng. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc có thể gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Rối loạn tuyến giáp: Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới chịu ảnh hưởng bởi các hormone tuyến giáp. Nếu hormone này bị suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng đa kinh, rong kinh. Nếu hormone này tăng cao sẽ gây ra tình trạng vô kinh, thiểu kinh cho nữ giới.

Ngoài ra, tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như tập luyện thể dục, thể thao quá mức, ảnh hưởng khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, mắc các bệnh về phụ khoa như u xơ, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có cần đến gặp bác sĩ không?

Giai đoạn mới dậy thì, hệ trục chính vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng của bé gái vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó hiện tượng kinh nguyệt không đều được xem là bình thường và gần như không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, cũng như sức khỏe của trẻ. 

Sau khoảng 2 đến 3 năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần đi vào ổn định và nếu có sự chủ động trong việc thay đổi lối sống, sinh hoạt thì sẽ nhanh cải thiện hơn. Tuy nhiên, không nên chủ quan trước hiện tượng này ở bé gái, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự rối loạn kinh nguyệt của con và có hướng điều trị hợp lý.

Một số trường hợp kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu thấy một trong những dấu hiệu sau đây, bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ:

  • Kinh nguyệt không xuất hiện từ tháng thứ 3 trở đi.
  • Vùng kín có hiện tượng ngứa, sưng đỏ, ra dịch âm đạo bất thường và có mùi hôi.
  • Máu kinh có màu đen và đôi khi có mủ, mùi hôi.
  • Hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, nguyệt san ra nhiều kèm theo đau bụng kinh dữ dội, suy nhược cơ thể,…
  • Sụt cân đột ngột, nổi mụn trứng cá,…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nên làm gì để khắc phục?

Kinh nguyệt không đều sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian tùy theo cơ địa của từng trẻ, khi cơ quan sinh sản và hormone dần hoàn thiện. Để tình trạng này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn hãy chủ động khắc phục theo một số cách dưới đây:

1. Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp cơ thể trẻ phát triển tốt hơn, đồng thời hạn chế được tình trạng nổi mụn trứng cá trong giai đoạn dậy thì, tăng sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nên làm gì để khắc phục?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý ở tuổi dậy thì nên có các chất sau:

  • Rau xanh, trái cây, các loại đậu, hạt,…sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất lành mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Cung cấp chất sắt từ các loại thịt đỏ, hạt óc chó, gan, củ cải,…đặc biệt trong giai đoạn hành kinh để thúc đẩy hoạt động tái tạo máu và giúp ngăn ngừa tình trạng rong kinh, cường kinh cho trẻ tuổi dậy thì.
  • Tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống lạnh, thức ăn chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, muối,…
  • Phụ nữ nói chung và bé gái vừa dậy thì nói riêng nên sử dụng đậu nành để cải thiện nội tiết tố trong cơ thể. Do trong đậu nành có chứa chất isoflavone tương tự như hormone estrogen sản sinh trong buồng trứng.
  • Ăn đúng bữa, hạn chế nhịn ăn và bỏ bữa.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập

Như trên cũng đã đề cập, việc cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress là nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Do đó, bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn nên giúp trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập sao cho hợp lý hơn.

  • Hạn chế thức khuya, cần ngủ – nghỉ đủ giấc.
  • Chia sẻ căng thẳng với mọi người xung quanh để cùng tìm cách giải quyết.
  • Vận động nhẹ nhàng, không tập thể dục quá sức. Có thể tham gia các môn thể thao để nâng cao sức khỏe nhưng phải biết nghỉ ngơi vận động hợp lý.

3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Bạn hãy giáo dục cho con từ những điều nhỏ nhất để trẻ bước vào giai đoạn dậy thì biết cách bảo vệ bản thân. Đặc biệt là việc tự giữ gìn vệ sinh cơ thể. Bởi vì, hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể do việc âm đạo bị viêm nhiễm, viêm cổ tử cung,…gây ra.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nên làm gì để khắc phục?
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày là cách giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Cách chăm sóc tốt nhất cho con gái ở tuổi dậy thì, nên là:

  • Vệ sinh “cô bé” hàng ngày từ 1 đến 2 lần với nước sinh hoặc kết hợp với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
  • Không sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo khiến nấm, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, gây bệnh.
  • Giặt sạch và thay đổi quần lót hàng ngày, chu kỳ 3 tháng nên thay mới toàn bộ quần lót để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.
  • Những ngày hành kinh nên thay băng vệ sinh từ 4 – 5 tiếng/ lần, tránh để vùng kín ẩm ướt quá lâu.
  • Quần áo nên chọn loại thoáng mát, thấm hút tốt, không nên mặc đồ bó sát có thể khiến vùng kín ngứa ngáy, khó chịu.

4. Sử dụng thuốc giảm đau, viên uống bổ sung khi cần thiết

Trường hợp máu kinh ra nhiều và kéo dài dẫn đến thiếu máu, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung chất tái tạo hồng cầu và thuốc giảm đau:

  • Viên uống cung cấp sắt: Nữ giới nên sử dụng viên uống bổ sung sắt nếu kinh nguyệt không đều gây thiếu máu.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Thuốc được sử dụng đối với trường hợp trẻ bị đau bụng kinh dữ dội. Để đảm bảo, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi cho con sử dụng. Một số thuốc thường được dùng như: paracetamol, diclofenac, spasmaverine,…

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng những loại thực phẩm, thuốc có bổ sung hormone khi chưa nhận được sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, hy vọng đã mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Tuổi dậy thì có nhiều biến đổi cơ thể nên cần được quan tâm nhiều hơn từ phụ huynh. Nếu thấy con gặp rắc rối trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy tìm hiểu cùng con và đưa con đi kiểm tra sức khỏe khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *