Không (bất) dung nạp Lactose: Dấu hiệu và cách chữa

Không dung nạp Lactose hay còn gọi là bất dung nạp Lactose là hội chứng cơ thể không thể tiêu hóa được đường trong sữa gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Vậy triệu chứng của tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao? Làm sao để phòng tránh an toàn?

Hội chứng không dung nạp Lactose

Hội chứng không dung nạp Lactose là hội chứng xảy ra ở những người không thể dung nạp, tiêu hóa được Lactose – một chất đường có chủ yếu trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa như kem, phô mai.

Đây là một rối loạn tiêu hóa thường gặp. Theo một nghiên cứu, có đến 65% dân số trên thế giới bị mắc hội chứng này.

Không dung nạp Lactose là hội chứng tiêu hóa thường gặp
Không dung nạp Lactose là hội chứng tiêu hóa thường gặp

Lactose là một loại đường cần thiết cho cơ thể, được phân hóa bởi hợp chất Lactase có trong ruột non. Lactase sẽ phân hóa Lactose thành hai loại đường là Glucose và Galactose tốt cho cơ thể.

Tùy vào lượng men Lactase trong ruột non mà mỗi người sẽ có khả năng dung nạp Lactose khác nhau. Nếu lượng Lactase trong ruột non không đủ để phân hóa Lactose khiến Lactose bị đưa xuống ruột già gây nên các phản ứng dị ứng khi tương tác với các vi khuẩn có trong ruột già dẫn đến hội chứng không dung nạp Lactose.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Đây là hội chứng có thể dẫn tới nhiều hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên tình trạng này có thể được khắc phục mà không cần thiết phải loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa trong thực đơn hàng ngày.

Dấu hiệu không dung nạp Lactose

Hội chứng bất dung nạp Lactose thường xảy ra sau từ 30 phút đến 2 giờ sau khi sau khi sử dụng các thực phẩm chứa Lactose. Các triệu chứng phổ biến thường xảy ra là:

  • Đau bụng, đau quặn bụng
  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Buồn nôn hoặc nôn

Thông thường các triệu chứng của rối loạn Lactose không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, một vài triệu chứng có thể dẫn tới nguy hiểm cấp tính cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Nếu bệnh nhân đau bụng dữ dội, đau quặn bụng kết hợp với nôn mửa và tiêu chảy cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có những phản ứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm như mất nước, kiệt sức.

Nguyên nhân trẻ không dung nạp Lactose

Hội chứng không dung nạp Lactose xảy ra do Lactase trong ruột non không đủ để phân hóa. Hội chứng này xảy ra ở 3 dạng, mỗi dạng sẽ có những nguyên nhân khác nhau như sau:

Bất dung nạp Lactose nguyên phát

Đây là dạng thức phổ biến nhất của hội chứng này. Cơ thể trẻ khi sinh ra có lượng Lactase dồi dào giúp chuyển hóa đường dung nạp vào cơ thể.

Sau khi trẻ cai sữa, sử dụng sữa công thức hoặc ăn các thức ăn khác, lượng Lactase có thể giảm, càng lớn càng giảm mạnh khiến cơ thể không thể dung nạp được Lactose như bình thường.

Lượng men Lactase trong ruột non giảm là nguyên nhân gây ra hội chứng này ở trẻ
Lượng men Lactase trong ruột non giảm là nguyên nhân gây ra hội chứng này ở trẻ

Dạng bất dung nạp này cũng xảy ra một phần do yếu tố di truyền. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có một lượng lớn người gốc Phi, châu Á và Mỹ, Nam Âu gặp phải hội chứng này do tính chất di truyền.

Hội chứng thứ phát

Không phổ biến như các hội chứng nguyên phát nhưng cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng Lactose không thủy phân được khi vào trong cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra ở người vừa gặp chấn thương, trải qua phẫu thuật đường ruột hoặc điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Khi đó, lượng Lactase trong ruột non bị sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của các quá trình phẫu thuật, điều trị dẫn đến tình trạng không thể dung nạp được Lactose trong cơ thể.

Do yếu tố bẩm sinh

Đây là nguyên nhân cực kỳ hiếm gặp. Chỉ một số ít trẻ sinh ra do yếu tố di truyền từ bố mẹ khiến không có men Lactase trong ruột non bẩm sinh nên không thể chuyển hóa được đường Lactose trong cơ thể.

Ngoài ra, trẻ bị sinh non cũng có nguy cơ cao gặp phải hội chứng này hơn trẻ được sinh ra đủ ngày đủ tháng.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể không chuyển hóa được đường Lactose là:

  • Vấn đề tuổi tác (người lớn hay gặp phải tình trạng này hơn trẻ nhỏ)
  • Do yếu tố di truyền tại vị trí địa lý
  • Do người có các bệnh lý về ruột và điều trị ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng này.

Khắc phục tình trạng không dung nạp Lactose

Để khắc phục tình trạng không dung nạp Lactose trước hết cần phải chẩn đoán để xác định chính xác hội chứng này vì các triệu chứng có thể nhầm lẫn với tình trạng dị ứng sữa hay gặp phải.

Các phương pháp chẩn đoán

Để xác định tình trạng không dung nạp lactose, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm.

  • Test kiểm tra khả năng dung nạp Lactose

Khi có các triệu chứng nghi ngờ bất dung nạp Lactose, các bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thử dung dịch chứa hàm lượng Lactose nhất định.

Sau 2 tiếng sử dụng, người bệnh sẽ được lấy máu để xác định lượng Glucose trong máu. Nếu lượng Glucose không tăng nghĩa là cơ thể đang gặp phải vấn đề chuyển hóa Lactose

  • Test Hydrogen trong hơi thở

Lactose trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đẩy xuống ruột già. Tại đây Lactose sẽ phản ứng với các vi khuẩn làm giải phóng khí Hydrogen qua đường thở. Vì vậy, xác định lượng Hydrogen bất thường qua đường thở sau khi dùng các sản phẩm chứa Lactose là một cách để chẩn đoán hội chứng này.

  • Xét nghiệm phân

Đây là phương pháp chẩn đoán được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, lượng lactose không được chuyển hóa sẽ sản sinh ra axit lactic trong phân của trẻ.

Điều trị hiệu quả

Do chưa có phương pháp kích thích làm tăng lượng Lactase trong ruột non nên các phương pháp điều trị hội chứng này chủ yếu làm giảm sự ảnh hưởng của các triệu chứng lên cơ thể.

Người mắc hội chứng không dung nạp lactose nên hạn chế ăn sữa
Người mắc hội chứng không dung nạp lactose nên hạn chế ăn sữa

Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

  • Không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, váng sữa, phô mai.
  • Nếu phải dùng bơ sữa trong khẩu phần ăn, chỉ nên sử dụng với lượng rất nhỏ.
  • Có thể sử dụng các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa có lượng Lactose thấp.
  • Có thể sử dụng các chất phân giải Lactose trước khi uống sữa.

Các biện pháp khắc phục

Ngoài ra, để khắc phục hội chứng này, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo các biện pháp sau:

  • Xây dựng thực đơn với chế độ dinh dưỡng tốt

Hiện tượng không dung nạp Lactose có thể gây nên tình trạng thiếu canxi và vitamin cho cơ thể. Vì thế, xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt bổ sung thêm canxi và vitamin cho cơ thể là điều quan trọng.

Các thực phẩm nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường canxi cho cơ thể là: Bông cải xanh, rau bina (rau chân vịt), cam và các sản phẩm tương tự sữa…

Ngoài ra, có thể bổ sung gan, trứng, yogurt để bổ sung vitamin, nhất là vitamin D cho cơ thể. Nếu sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung canxi và vitamin D nên tham vấn ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.

  • Hạn chế các sản phẩm từ bơ sữa

Đây là phương pháp khắc phục quan trọng nhất giúp người bệnh tránh khỏi các triệu chứng khó chịu của tình trạng này.

Nếu sử dụng sữa chứa Lactose cần sử dụng một lượng nhỏ cho mỗi lần sử dụng để hạn chế các triệu chứng đường ruột. Có thể sử dụng sản phẩm có lượng Lactose thấp. Nếu uống sữa trong bữa ăn cần uống kèm các thực phẩm khác.

  • Sử dụng Probiotics để tiêu hóa Lactose

Đây có thể là phương pháp an toàn nếu việc sử dụng các phương pháp khác không hiệu quả. Probiotics có thể giúp chuyển hóa Lactose trong cơ thể như Lactase. Đây là sinh vật có lợi sinh sống trong đường ruột để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Có thể bổ sung Probiotics bằng cách tăng cường ăn yogurt.

Lưu ý khi cơ thể không dung nạp Lactose

Khi cơ thể không dung nạp Lactose, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho người bệnh:

Có thể sử dụng các loại sữa ít Lactose để giảm các triệu chứng của hội chứng này
Có thể sử dụng các loại sữa ít Lactose để giảm các triệu chứng của hội chứng này
  • Đối với trẻ em, nên bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho con bú ít nhất trong 2 năm. Việc cho con sử dụng sữa công thức và các thực phẩm ăn dặm, ăn chính có thể làm giảm lượng Lactase trong ruột non. Khi cho trẻ bú sữa mẹ tình trạng này có thể được cải thiện.
  • Nếu trẻ em có triệu chứng không dung nạp Lactose, người mẹ nên thay đổi thực đơn tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa để hạn chế nạp Lactose cho con thông qua sữa mẹ.
  • Ngoài bị hội chứng này nên kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng nếu muốn sử dụng các thực phẩm bổ sung.
  • Khi gặp phải các triệu chứng cấp tính có thể gây nguy hiểm, cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, khắc phục các hạn chế khi thiếu hụt Lactose trong cơ thể.

Trên đây là tổng quan về hội chứng không dung nạp Lactose. Bài viết này mong muốn cung cấp cho người đọc hiểu thêm về hội chứng này thông qua các nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng để từ đó có các biện pháp khắc phục an toàn và hiệu quả, hỗ trợ việc điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *