Dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản và cách xử lý cấp tốc

Trẻ bị dị ứng hải sản là trường hợp không hề hiếm gặp, đặc biệt với trẻ dưới 10 tuổi khi cơ chế miễn dịch luôn sát sao với những thực phẩm nạp vào người. Trường hợp này cũng khá giống dị ứng đạm bò ở trẻ sơ sinh hay dị ứng trứng ở trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân dị ứng hải sản ở trẻ em

Dị ứng hải sản là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng lại với các dị nguyên, các đạm lạ có trong hải sản có vỏ như tôm cua ngao sò ốc, các loại cá biển, mực,… để báo hiệu cho ta biết cơ thể đang bị tấn công, không an toàn và có thể bị ngộ độc.

Xét theo căn nguyên, ở trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi định lượng IgE – kháng thể tạo histamin gây phản ứng dị nguyên trong cơ thể rất cao (cao nhất trong mọi độ tuổi) vậy nên hiện tượng dị ứng xuất hiện nhiều.

Trẻ bị dị ứng hải sản toàn phát trên cơ thể
Trẻ bị dị ứng hải sản toàn phát trên cơ thể

Tất nhiên không phải trẻ em nào cũng bị dị ứng, thông thường sẽ có một số nguyên nhân tác động trực tiếp như liệt kê dưới đây:

  • Trẻ ăn phải các loại hải sản có chứa độc (như sứa, cá nóc, cá mặt quỷ, cá mù làn, cá trích, cá chình,…).
  • Trẻ ăn phải các loại hải sản có nhiều thủy ngân.
  • Trẻ ăn phải các loại hải sản còn sống hoặc đã ôi thiu.
  • Trẻ có cơ địa nhạy cảm, đường ruột yếu, khả năng đào thải chất độc còn non nớt
  • Trẻ dị ứng do di truyền từ bố mẹ.
  • Trẻ đang sẵn bị dị ứng lại ăn thêm hải sản.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng hải sản.

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản có thể xuất hiện bất ngờ dù trước đó trẻ vẫn ăn hải sản bình thường. Dị ứng hải sản ở trẻ nguy hiểm hơn ở người lớn vì có thể là ngộ độc thực phẩm hoặc sốc phản vệ.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Chính vì vậy, cha mẹ phải đặc biệt chú ý khi nhận thấy những dấu hiệu dị ứng điển hình ở trẻ:

  • Da trẻ xuất hiện những mảng đỏ, nốt đỏ, nốt sần trên da gây ngứa ngáy, khó chịu. Những vết mề đay mẩn ngứa này có xu hướng lan rộng khi trẻ gãi hay khi trẻ đổ mồ hôi.
Các nốt sần mờ sẽ nổi lên dần sau vài giờ
Các nốt sần mờ sẽ nổi lên dần sau vài giờ
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ trớ nên cáu kỉnh, khó chịu và khóc nhiều hơn do khó chịu, nôn nao trong người.
  • Trẻ bị tiêu chảy từ nhẹ tới nặng, có thể mất nước.
  • Trẻ có triệu chứng dị ứng đường hô hấp như ho, hắt xì, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi ngứa mắt.

Ngoài ra trẻ còn có thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng nặng gây biến chuyển thành sốc phản vệ như:

  • Mệt mỏi lờ đờ
  • Tim mạch đập nhanh hoặc rất nhanh
  • Choáng váng đi lại không vững
  • Sưng phù mặt
  • Nôn mửa
  • Khó thở
  • Đau quặn bụng theo cơn
  • Ngất xỉu
  • Mất ý thức
  • Cổ họng sưng phù

Sốc phản vệ rất nguy hiểm ở trẻ, trường hợp tử vong từ dị ứng sang sốc phản vệ rất cao nên cha mẹ cần phải quan sát cẩn thận và điều trị ngay khi trẻ có những dấu hiệu nhẹ. Đối với dấu hiệu nặng hơn hay sốc phản vệ thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cách xử lý nhanh khi trẻ bị dị ứng hải sản

Như đã lưu ý ở trên trẻ dưới 10 tuổi khi bị dị ứng hải sản cần điều trị nhanh và theo dõi thường xuyên trong 48 giờ kể từ khi xuất hiện dị ứng. Cha mẹ và gia đình có thể tham khảo cách chữa trị như dưới đây để đảm bảo trẻ khỏi nhanh.

Các loại thuốc Tây chữa dị ứng hải sản

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến như:

  • Để giảm ngay cơn ngứa và nổi mề đay ở trẻ dùng thuốc kháng histamin để nồng độ histamin giảm xuống trong cơ thể, có thể dùng corticoid theo đúng liều lượng để giảm nhanh hơn. Cha mẹ mua loại sử dụng đúng lứa tuổi của trẻ.
  • Sử dụng thuốc bôi da giảm dị ứng, dưỡng ẩm cho trẻ như hồ nước, kem Ceradan, kem Bioskin, thuốc mỡ Bepanthen, kem Lucas. Đây là các loại thuốc bôi phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Sử dụng thuốc bôi đặc trị dị ứng ngoài da.
  • Oresol cung cấp nước cho trẻ bị tiêu chảy, mất nước.
  • Thuốc kháng sinh, giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau, sốt nhẹ.

Mẹo chữa dị ứng hải sản ở trẻ tại nhà

Đối với trường hợp trẻ bị nhẹ chỉ dừng lại ở mẩn đỏ, sần nhẹ và hơi ngứa, ta hoàn toàn có thể dùng một số mẹo dân gian không dùng tới thuốc để điều trị.

Dẫu vậy, để an tâm nhất, phụ huynh vẫn nên đưa con em mình đi khám và theo dõi thật sát sao.

Bạc hà là một trong những dược liệu dịu mát tốt cho da trẻ nhỏ
Bạc hà là một trong những dược liệu dịu mát tốt cho da trẻ nhỏ

Tắm cho trẻ với các loại lá có công dụng làm dịu da, kháng khuẩn tự nhiên vừa phải rất phù hợp với làn da non nớt của các bé như lá ổi, lá khế, lá tía tô, lá kinh giới, rau má, lá chè xanh, lá chó đẻ, lá bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn 1 – 2 lạng lá phù hợp, có thể thể sử dụng chung 2- 3 các loại lá với nhau nhưng vẫn nên lựa chọn tắm riêng 1 loại.
  • Giã nát/ xay nhuyễn lá lọc lấy nước cốt hoặc đun lá cùng nước nóng, cho thêm ⅓ nắm muối biển.
  • Hòa nước cốt lá cùng muối và nước ấm rồi tắm cho trẻ.
  • Tắm hàng ngày cho trẻ trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
  • Nên sử dụng cách này thường xuyên với lượng lá ít hơn thay thế cho các loại sữa tắm công nghiệp đặc biệt là vào mùa hè với trẻ dưới 5 tuổi.

Sử dụng nha đam cũng rất tốt cho trẻ vì nha đam có tính mát giúp làm dịu nhanh những kích ứng do dị ứng nhẹ gây ra.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế nha đam tươi bằng cách gọt sạch vỏ và loại bỏ nhựa vàng trong của nha đam.
  • Bắt buộc phải sơ chế như vậy vì phần vỏ, nhựa có chứa chất độc ngay cả người lớn cũng sẽ bị kích ứng nếu không may sử dụng.
  • Rửa phần thịt lại với sạch.
  •  Tắm sạch sẽ cho trẻ.
  • Đắp các miếng nha đam hoặc ép lấy gel bôi lên phần da bị kích ứng, để khoảng 5 phút rồi rửa sạch.

Ngoài ra cần cho trẻ uống thật nhiều nước giúp đào thải nhanh các dị nguyên, cha mẹ cho trẻ mặc quần áo mỏng không bí lỗ chân lông để cơ thể đào thải chất độc qua da.

Phác đồ sơ cứu trẻ bị sốc phản vệ do dị ứng hải sản

Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay khi trẻ vừa ăn hải sản hoặc sau vài tiếng, 1 ngày ăn hải sản dù các triệu chứng dị ứng đã giảm trên da và hệ hô hấp.

Chính vì lẽ đó, cha mẹ cần để ý trẻ sau khi dị ứng hoặc sau khi ăn hải sản ngay cả trong 24 – 48 tiếng sau đó.

Luôn theo dõi biểu hiện của trẻ trong suốt thời gian ăn hải sản
Luôn theo dõi biểu hiện của trẻ trong suốt thời gian ăn hải sản
  • Nếu trẻ đang ăn, dừng ăn ngay lập tức nếu nôn được ra những thức ăn vừa nạp vào cơ thể là tốt nhất. Tuyệt đối không cho trẻ ăn hải sản và các loại đồ ăn dễ dị ứng khác trong 1 – 3 ngày tiếp theo.
  • Cho trẻ nằm tại chỗ gối cao khoảng 45 độ, nếu nôn thì nằm nghiêng bên phải và gọi ngay 115.
  • Trong trường hợp đường xa phải luôn dự trữ Adrenalin để tiêm vào bắp (chú ý không tiêm vào tĩnh mạch). Tiêm cho trẻ theo đúng liều lượng ứng với tuổi và cân nặng khi trẻ phù nề đường thở.
  • Phụ huynh tìm hiểu kỹ cách sử dụng tiêm Adrenalin bằng cách hỏi dược sĩ, bác sĩ. Shock phản vệ có thể xảy ra ngay từ trường hợp trẻ tiêm vacxin nên rất cần kiến thức sử dụng Adrenalin để đối phó với trường hợp khẩn cấp nhất là với gia đình ở xa bệnh viện.
  • Nếu trong mũi, mồm của trẻ có nhiều đờm dãi thì hút sạch ra, giữ trẻ bình tĩnh, hạn chế khóc.

Phòng chống dị ứng hải sản ở trẻ

Bên cạnh cách điều trị thì phụ huynh càng phải chú ý hơn tới phòng chống dị ứng hải sản ở trẻ. Dẫu biết rằng dị ứng đến rất bất ngờ nhưng ta vẫn nên cố gắng để khả năng đó ít xảy ra nhất có thể.

  • Hạn chế cho trẻ dưới 10 tuổi ăn những hải sản lạ, các loại hải sản ăn sống dạng gỏi, sushi hay sashimi. Nếu bé ăn được thì cũng chỉ cho ăn liều lượng ít, vừa phải. Trẻ mới tập ăn chỉ nên làm quen bằng 1, 2 miếng dặm.
  • Chú ý khâu chế biến, luôn loại bỏ sạch nội tạng của hải sản, hạn chế cho trẻ ăn các hải sản chứa độc tính, luôn nấu chín kỹ phần ăn của trẻ hơn.
  • Khi ăn hải sản không cho trẻ uống nước cam, chanh cùng vì hai loại này kỵ nhau, có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng.
  • Luôn cho trẻ uống nhiều nước lọc sau khi ăn xong.
  • Ghi chép những thực phẩm trẻ ăn trong ngày để tìm ra nguyên nhân sớm nhất.
  • Cha mẹ có tiền sử dị ứng hải sản không nên cho trẻ ăn nhiều hải sản.
  • Nếu trẻ có tiền sử dị ứng thì không nên cố gắng tập cho trẻ ăn hải sản để cơ thể quen dần, nên thông báo với nhà hàng, đầu bếp, gia đình, bạn bè tình trạng dị ứng của trẻ.
  • Luôn lựa chọn thực phẩm tươi để nấu cho trẻ, hạn chế thực phẩm đông lạnh, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Luôn chuẩn bị sẵn Adrenalin đề phòng tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản
Luôn chuẩn bị sẵn Adrenalin đề phòng tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản
  • Luôn chuẩn bị vài ống Adrenalin trong tủ thuốc, khi đi biển để kịp thời ứng phó nếu trẻ phát shock phản vệ. Adrenalin có thể dùng trong hầu hết trường hợp shock do bất cứ nguyên nhân nào.
  • Không cho trẻ ăn hải sản ở các vùng biển đánh bắt có hiện tượng thủy triều đỏ.

Rất mong với những thông tin được cung cấp, các bậc phụ huynh có thể nắm rõ về tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản. Theo đó, ta không nên chủ quan trong bất cứ trường hợp nào nhất là với trẻ dưới 10 tuổi khi hệ miễn dịch chưa sẵn sàng tiếp nhận những loại đạm phức tạp từ hải sản. Dị ứng không phải căn bệnh mà là một phản ứng rất tự nhiên của cơ thể để sinh tồn, tuy vậy, ta luôn phải tạo thói quen đề phòng.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (1 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *