Dị ứng thuốc tê có biểu hiện gì? Nguy hiểm không?

Dị ứng thuốc tê là một biểu hiện không mong muốn của cơ thể khi xảy ra tình trạng bài xích và phản ứng lại với lượng thuốc tê đi vào cơ thể hay bôi trên da. Vậy loại dị ứng này có biểu hiện như thế nào và bệnh có nghiêm trọng không, hãy tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Dị ứng thuốc tê là gì? Triệu chứng nhận biết?

Thuốc tê được sử dụng nhiều để nhằm gây tê một vùng nhằm phong bế thần kinh cảm giác. Có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với thuốc tê mà chúng ta hay gọi là sốc phản vệ.

Bản chất của sốc phản vệ đó là một biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc tê là hiện tượng vô cùng hiếm gặp
Dị ứng thuốc tê là hiện tượng vô cùng hiếm gặp

Theo các chuyên gia nhận định, thuốc tê cũng giống như nhiều loại thuốc khác, khi đi vào cơ thể sẽ có thể gây ra các vấn đề về dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng cơ thể bị phản ứng lại với thuốc gây tê là cực kỳ hiếm.

Có rất nhiều trường hợp thực chất của kích ứng là ngộ độc thuốc tê do dùng sai phương pháp và liều lượng.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Dị ứng thuốc tê là một phần của dị ứng thuốc nói chung, khi này cơ thể xảy ra những phản ứng bài xích chất ở nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết những biểu hiện chung nhất ở mọi đối tượng thường là người mệt mỏi, khó thở, nổi ban đỏ, sốt cao, tụt huyết áp,…

Nổi mẩn đỏ, sưng ngứa là những dấu hiệu cơ bản của dị ứng
Nổi mẩn đỏ, sưng ngứa là những dấu hiệu cơ bản của dị ứng

Ngoài ra, tình trạng kích ứng với thuốc còn biểu hiện một số triệu chứng khác như sau:

  • Nổi mề đay: Tình trạng mẩn ngứa, nổi các nốt mề đay hồng đỏ tại vùng bị tiêm thuốc hoặc trên toàn bộ cơ thể. Có thể xuất hiện nhanh chỉ sau 5 – 10 phút hoặc vài ngày.
  • Phù Quincke: Những nốt mề đay khổng lồ được gọi là tình trạng phù Quincke, xuất hiện ở những vùng da mỏng dễ sưng to như môi, mí mắt, cổ, vùng kín, họng,…
  • Mất bạch cầu hạt: Biểu hiện sốt cao đột ngột và bất thường, xuất hiện lở loét, niêm mạc miệng hoại tử, viêm tắc tĩnh mạch,…
  • Sốc phản vệ: Đây là biểu hiện dị ứng nặng, với triệu chứng buồn nôn, khó thở, mạch đập nhanh, bồn chồn, huyết áp tụt,…

Dấu hiệu bị ngộ độc với thuốc tê

Triệu chứng đơn giản nhất mà người bệnh có thể phân biệt được giữa dị ứng với thuốc tê và ngộ độc đó là ở người bị ngộ độc với thuốc, sẽ chỉ xảy ra tình trạng bất thường ở hệ thần kinh, hệ tim mạch nhưng hoàn toàn không có biểu hiện trên da.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những biểu hiện ở hệ thần kinh, tim mạch của người đang sử dụng thuốc tê liều thấp hay liều cao đều có liên quan đến ngộ độc thuốc.

Các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán nên ưu tiên trường hợp này trước so với nhận định rằng đó là sốc phản vệ. Bởi việc chữa trị ngộ độc thuốc tê có thể xử lý nhanh bằng liều Lipid 20%, nếu bỏ qua thời gian điều trị vàng này bệnh sẽ trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều.

Ngộ độc thuốc tê có thể dẫn đến suy hô hấp, ngưng tim
Ngộ độc thuốc tê có thể dẫn đến suy hô hấp, ngưng tim

Những biểu hiện của ngộ độc thuốc tê rõ ràng nhất là ở hệ thần kinh và hệ tuần hoàn như sau:

  • Ở hệ thần kinh: Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, co giật cơ, miệng đắng chát, nhìn đôi, vị giác thay đổi, hôn mê tạm thời, ngưng thở,…
  • Ở hệ tuần hoàn: Tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn, ngưng tim,…

Dị ứng với thuốc tê hay ngộ độc thuốc tê tuy có một số biểu hiện hơi giống nhau nhưng những biểu hiện xảy ra cục bộ ta vẫn có thể phân biệt được. Bởi vậy, người bệnh cần làm rõ ràng 2 trường hợp này để có hướng điều trị chuẩn xác.

Dị ứng thuốc tê có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Qua những thông tin trên, bạn đọc cũng có thể biết được rằng tình trạng dị ứng với thuốc tê rất hiếm gặp, tuy nhiên những nguy hại mà chúng gây ra cho cơ thể là hoàn toàn nguy hiểm. Kể cả khi người bệnh sử dụng thuốc tê đường tiêm hay dị ứng với thuốc tê bôi ngoài da.

Bởi vậy, ngay trong quá trình sử dụng thuốc tê, nếu bạn cảm nhận những bất thường trong cơ thể thì cần báo với các bác sĩ điều trị để kiểm soát kịp thời. Một số trường hợp dị ứng không được cấp cứu đã dẫn đến ngưng tim và tử vong.

Dị ứng với thuốc tê cần được cấp cứu sớm bởi đều là các trường hợp sốc phản vệ
Dị ứng với thuốc tê cần được cấp cứu sớm bởi đều là các trường hợp sốc phản vệ

Dị ứng thuốc tê bao lâu thì khỏi? Thật khó có thể biết được thời gian chính xác cho trường hợp này bởi chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người bệnh. Ngoài ra chúng còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phương pháp điều trị, mức độ dị ứng, biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà,…

Để cải thiện tình trạng dị ứng với thuốc tê một cách triệt để và hữu hiệu nhất, người bệnh nên thực hiện thăm khám và điều trị theo phác đồ chuẩn mà các chuyên gia y tế định hướng. Tránh trường hợp dùng sai, dùng không dứt điểm khiến cho bệnh biến chứng bất thường.

Điều trị dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê

Phần lớn chúng ta đều nhầm lẫn dị ứng và ngộ độc thuốc tê là một loại bệnh. Tuy nhiên sự thật là chúng khác nhau dẫn đến phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Dị ứng với thuốc gây tê rất hiếm gặp đến mức hầu như là không phát hiện. Tất cả những trường hợp thực tế và thử nghiệm nghi ngờ là dị ứng thuốc tê nhưng thực chất chỉ là ngộ độc thuốc mà thôi.

Cần cung cấp đủ oxy nồng độ cao để duy trì hoạt động của cơ thể
Cần cung cấp đủ oxy nồng độ cao để duy trì hoạt động của cơ thể

Do đó, nếu người bệnh bị ngộ độc thuốc tê khi bị tiêm hay bôi ngoài da thì cần thực hiện những biện pháp như sau:

  • Đảm bảo giữ đường thở thông thoáng, cung cấp đủ oxy tự nhiên hoặc thở oxy nồng độ cao để ngăn ngừa co giật hay tim loạn nhịp.
  • Trong trường hợp bị co giật, nên cho bệnh nhân dùng benzodiazepin để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hay đặt ở hậu môn.
  • Nếu trường hợp thấy có hiện tượng bị suy tim, cần truyền dịch liên tục kết hợp với uống ephedrin hoặc adrenalin để thay thế.
  • Có thể sử dụng Lipid 20% ngay lập tức khi nhận thấy hiện tượng ngộ độc thuốc. Người bệnh trên 70kg cần dùng 100ml lipid trong 2 – 3 phút, dưới 70kg tiêm 1,5ml/kg lipid.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ, kèm theo các hiện tượng như nổi phát ban, sưng phù da, ngứa ngáy,… thì cần được cấp cứu y tế kịp thời phòng khả năng bị dị ứng.

Biện pháp phòng ngừa kích ứng với thuốc tê

Kích ứng với thuốc tê gây nhiều nguy hiểm, bởi vậy để giảm thiểu tình trạng dị ứng với thuốc tê hay ngộ độc thuốc tê thì bạn cần thực hiện những công việc như sau:

  • Nên mua những loại thuốc an toàn tại các cơ sở y tế để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.
  • Luôn có thói quen kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và đọc hướng dẫn trước khi dùng.
  • Sử dụng đúng liều lượng được kê trong đơn, phù hợp với thể trạng của cá nhân mình. Không tự ý thay đổi liều lượng ít hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ.
  • Đối với trẻ nhỏ, không nên cho trẻ tự ý sử dụng mà cần được giám sát của các bác sĩ hoặc cha mẹ. Để xa thuốc khỏi tầm tay của trẻ em.
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu như bạn cảm nhận cơ thể bị dị ứng hay ngộ độc với những thuốc gây tê dạng bôi hoặc tiêm. Điển hình là chỗ bôi thuốc hay tiêm bị nhiễm trùng, nóng ran, đau nhức,…
  • Người bệnh nên để sẵn các loại thuốc điều trị nhanh ngộ độc tại nhà như các liều epinephrin, adrenalin,… để xử lý kịp thời bệnh.
  • Ngoài ra, nếu như bệnh nhân cảm thấy những biểu hiện bất thường như giảm thị lực, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi suy nhược, nhìn đôi, nhịp tim bất thường, khó thở, uể oải, đau đầu, sưng phù mặt,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được can thiệp điều trị.

Trên đây là một số thông tin mà bạn đọc cần biết về hiện tượng dị ứng thuốc tê cũng như phân biệt rõ ràng giữa dị ứng và ngộ độc thuốc tê ra sao. Việc phân biệt đúng mình đang mắc tình trạng nào sẽ giúp cho chúng ta biết được các xử lý đúng và chuẩn xác bệnh.

Tuyệt đối không nên tự xử lý tại nhà khi chưa có kinh nghiệm hay không được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cụ thể để tránh biến chứng nặng hơn.

Khám phá ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *