Dị ứng sau sinh là gì? Ai dễ gặp? Cách trị nhanh

Dị ứng sau sinh là một triệu chứng hậu sản phổ biến, gây nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy và khó chịu. Nguyên nhân phổ biến thường là do thay đổi nội tiết tố, tuy nhiên đôi khi người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Dị ứng sau sinh
Dị ứng sau sinh có thể gây ngứa ngáy khó chịu nhưng thường không nguy hiểm

Dị ứng sau sinh là gì?

Dị ứng sau sinh là tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phụ nữ chưa từng bị dị ứng hoặc dị ứng rất nhẹ trong quá khứ, có thể xuất hiện tình trạng dị ứng nghiêm trọng sau khi mang thai. Khoảng 1/3 phụ nữ hen suyễn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi mang thai và sinh con.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dị ứng là do sự thay đổi của nồng độ hormone trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, các thay đổi về nội tiết tố khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay, bệnh chàm hoặc các bệnh da liễu khác sau khi mang thai.

Những thay đổi về chế độ ăn uống cũng có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những thay đổi khi mang thai và sau khi sinh. Điều này có thể tạo ra phản ứng dị ứng trên da nếu người bệnh tiếp xúc hoặc ở gần các nguồn kích thích.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Các chất kích thích có thể gây dị ứng sau sinh thường bao gồm:

  • Mạt bụi
  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Lông động vật
  • Mủ cao su
  • Vết cắn của côn trùng hoặc bọ
  • Hóa chất, thuốc nhuộm hoặc nước hoa
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và thuốc kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin và penicillin
  • Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, cá và một số động vật có vỏ

Dị ứng sau sinh thường không nghiêm trọng khi so với tình trạng dị ứng thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc phù hợp để tránh các tổn thương lan rộng.

Các triệu chứng dị ứng sau sinh

Dị ứng sau sinh dẫn đến các triệu chứng tương tự như bệnh mề đay, nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sần trên da. Một số phụ nữ có thể xuất hiện tình trạng phát ban vào cuối thai kỳ và kéo dài cho đến sau khi sinh con.

triệu chứng dị ứng sau sinh
Các triệu chứng dị ứng phổ biến bao gồm gây ngứa da và nổi mề đay

Một người phụ nữ bị dị ứng sau sinh thường có các dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Phát ban trên da mặt, cổ, ngực, bụng, cánh tay hoặc chân
  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ đơn lẻ, các vết sưng phẳng lớn hoặc kết hợp thành các mảng mẩn đỏ lớn
  • Xuất hiện vết sưng da màu hồng, đỏ hoặc có màu da
  • Da bị sưng tấy hoặc chuyển sang màu trắng khi ấn vào
  • Cấu trúc da da thô ráp tương tự như bệnh chàm

Mặc dù không phổ biến tuy nhiên đôi khi tình trạng dị ứng có thể gây sốc phản vệ. Tình trạng này cần cấp cứu y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Mất ý thức
  • Giảm huyết áp
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Phát ban da
  • Mạch đập bất thường
  • Buồn nôn và nôn mửa

Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây dị ứng sau sinh

Dị ứng sau sinh là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng khoảng 20 – 30% các trường hợp. Cụ thể, nguyên nhân và các yếu tố rủi ro có thể bao gồm:

1. Nguyên nhân cơ bản

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây dị ứng ở phụ nữ sau sinh là do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone thường tăng lên để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể gây mất cân bằng hormone tự nhiên và kích thích tình trạng dị ứng.

nguyên nhân dị ứng sau sinh
Chế độ ăn uống không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ dị ứng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sau sinh bao gồm:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Sau sinh, phụ nữ thường cần bổ sung nguồn đạm và tinh bột để tăng tiết sữa. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng nhiều đạm và tinh bột có thể tăng nguy cơ dị ứng, đặc biệt là ở những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Thời gian sinh hoạt không ổn định: Thời gian sinh hoạt của phụ nữ sau sinh thường bị xáo trộn để chăm sóc trẻ sơ sinh. Điều này có thể gây rối loạn và mất cân bằng các hóa chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng dị ứng.
  • Kiêng cữ sau sinh: Theo truyền thống, phụ nữ sau sinh cần kiêng cử theo chế độ đặc biệt, chẳng hạn như không được tắm, mặc nhiều quần áo, không được sử tiếp xúc gió,…. Điều này có thể khiến da tăng tiết mồ hôi và dẫn đến dị ứng.

2. Đối tượng dễ bị dị ứng sau sinh

Dị ứng thường có xu hướng di truyền. Do đó, một người phụ nữ có nhiều nguy cơ dị ứng sau sinh cao hơn nếu có tiền sử gia đình bệnh dị ứng.

Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để xác định nguồn gen là nguyên nhân có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, mang gen dị ứng không đủ để quyết định một người có bị dị ứng hay không. Dị ứng sau dinh thường liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm môi trường, thời điểm tiếp xúc với chất gây dị ứng và nồng độ hormone trong cơ thể.

Bên cạnh đó, những phụ nữ hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có nhiều nguy cơ dị ứng sau sinh hơn. Khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Các chuyên gia cho biết, cho con bú có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng. Do đó, những phụ nữ không cho con bú sữa mẹ cũng có thể phát triển tình trạng dị ứng.

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau sinh, hãy trao đổi với nha sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, xác định và tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng là một trong những cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ dị ứng.

3. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân không phổ biến có thể gây dị ứng sau sinh bao gồm các khía cạnh cảm xúc, và tinh thần. Các triệu chứng thường có được cải thiện sau một thời gian và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Dị ứng sau sinh là bị gì
Thiếu ngủ và căng thẳng sau khi sinh con có thể tăng nguy cơ dị ứng

Các nguyên nhân khác có thể gây nổi mề đay sau sinh bao gồm:

  • Thiếu ngủ
  • Có cảm giác lo lắng, chán nản sau sinh
  • Cảm thấy căng thẳng sau khi sinh con
  • Trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc sau sinh
  • Cảm lạnh
  • Truyền máu
  • Thường xuyên phơi nắng hoặc ở ngoài trời
  • Mặc quần áo không phù hợp

Dị ứng sau bao lâu thì khỏi?

Tình trạng dị ứng sau sinh kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng da này. Dị ứng thường có thể kéo dài trong vài giờ sau khi người  bệnh hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần vài ngày hoặc 1 – 2 tuần để cải thiện triệu chứng hoàn toàn.

Trong trường hợp, người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, các triệu chứng dị ứng có thể kéo dài trong 3 – 7 ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị, các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tháng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng dị ứng sau sinh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị phù hợp.

Cách trị dị ứng sau sinh nhanh chóng

Các biện pháp xử lý và điều trị tình trạng dị ứng sau sinh phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Thông thường dị ứng sau sinh không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với nhiều biện pháp đơn giản. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số chữa dị ứng da tại nhà chẳng hạn như:

Cách chữa dị ứng sau sinh
Uống trà hoa cúc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng dị ứng
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch có tính chất chống viêm, có thể hỗ trợ làm dịu da và cải thiện các triệu chứng dị ứng. Người bệnh có thể cho một cốc bột yến mạch vào bồn tắm, sau đó ngâm mình khoảng 15 phút.
  • Nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm, do đó sử dụng nha đam có thể làm dịu làn da dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay hiệu quả. Tuy nhiên, nha đam có thể gây dị ứng, do đó người dùng cần lưu ý kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng trên một vùng da lớn.
  • Chườm lạnh: Dị ứng có thể gây phát ban nghiêm trọng và ngứa ngáy dữ dội. Do đó, người bệnh có thể chườm đá lên khu vực bị tổn thương trong 10 phút để làm dịu các triệu chứng. Quấn khăn vào khăn vải mềm và chườm lên da, không chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh.
  • Uống nhiều nước: Phụ nữ sau sinh nên uống hai lít nước mỗi ngày để hydrat hóa tế bào, dưỡng ẩm da và hỗ trợ cơ thể loại bỏ các chất gây dị ứng. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng có thể hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chứa caffein, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có thể hỗ trợ cải thiện tâm trạng, điều hòa nội tiết tố và ngăn ngừa tình trạng căng thẳng trong cơ thể.

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường được áp dụng cho các triệu chứng dị ứng nhẹ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi hoặc lông chó mèo.

2. Điều trị y tế

Nếu các biện pháp tự nhiên và tại nhà không đủ để cải thiện các triệu chứng dị ứng sau sinh, người bệnh có thể trao đổi với nha sĩ về các biện pháp y tế. Các phương pháp điều trị y tế có thể hỗ trợ giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng da.

Các biện pháp y tế điều trị tình trạng dị ứng sau sinh bao gồm:

  • Kem dưỡng ẩm da: Các sản phẩm kem dưỡng da có thể làm dịu da và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng dị ứng.
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc chống dị ứng, chẳng hạn như diphenhydramine có thể đối kháng thụ thể histamine gây dị ứng. Thuốc có tác dụng kéo dài trong 12 – 24 giờ liên tục.

Việc sử dụng thuốc điều trị dị ứng sau sinh cần được sử chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ rủi ro ở người mẹ.

Phòng ngừa tình trạng dị ứng sau sinh

Dị ứng sau sinh thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bên cạnh các biện pháp xử lý điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa tái phát. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, do đó người bệnh cần xác định các chất gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc tối đa.
  • Tắm và vệ sinh cơ thể mỗi ngày để làm sạch các tác nhân gây dị ứng. Phụ nữ sau sinh có thể tắm nước ấm để hạn chế nguy cơ cảm lạnh và nhiễm trùng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và phù hợp với thời tiết. Tránh mặc quần áo quá dày trong thời tiết nóng.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tiêu thụ nhiều trái cây, rau xanh và trái cây tươi.
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm bình thường của da và hỗ trợ loại bỏ các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Dị ứng sau sinh là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ngay cả khi người phụ nữ không bị dị ứng trước khi mang thai. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên nếu cần điều trị tình trạng dị ứng sau sinh nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là khi người bệnh đang cho con bú.

Tham khảo thêm: Mẹ bầu bị dị ứng thời tiết và cách xử lý an toàn

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *