Da mặt bị ngứa và nổi mụn do đâu? Cách khắc phục

Da mặt bị ngứa và nổi mụn là tình trạng có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người tại một thời điểm nhất định nào đó. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm dị ứng, bệnh viêm da, kích ứng hoặc tổn thương da. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các nguyên nhân và có biện pháp điều trị, chăm sóc da phù hợp.

da mặt bị ngứa và nổi mụn
Da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể là phản ứng dị ứng

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn

Nổi mụn trên da mặt có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các phản ứng dị ứng đến nổi mụn trứng cá hoặc các bệnh lý liên quan khác. Một số thống kê cho thấy, khoảng 70% người bị mụn trứng cá cơ thể bị ngứa từ nhẹ đến trung bình. Trong một số trường hợp, da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ có thể cần đến bệnh viện và điều trị y tế.

Cụ thể, các nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể bao gồm:

1. Phản ứng dị ứng

Đôi khi da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể là dấu hiệu của viêm da tiếp xúc dị ứng. Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây nổi mẩn đỏ và xuất hiện cảm giác ngứa rát tại vị trí bị ảnh hưởng.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến sữa rửa mặt, kem dưỡng da, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác. Bên cạnh đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi da mặt tiếp xúc với các đồ trang sức hoặc một số loại thực vật.

Người bệnh nên đến bệnh viện nếu phát ban và ngứa da khi sử dụng một sản phẩm chăm sóc da mới. Ngoài ra, nếu nghi ngờ dị ứng, người bệnh nên ngừng sử dụng sản phẩm để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Tác dụng phụ của thuốc trị mụn

Một số thành phần có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá, tuy nhiên có thể gây khô da và ngứa. Axit salicylic, benzoyl peroxide và retinoids là những hoạt chất trị mụn phổ biến những có thể gây khô, bong tróc da và ngứa da ở một số người. Các triệu chứng này thường được xem sự phát triển của viêm da tiếp xúc.

da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ
Một số loại thuốc trị mụn có thể gây kích ứng và ngứa

Trong một số trường hợp, tình trạng khô da và ngứa có thể được cải thiện theo thời gian và khi da được dưỡng ẩm phù hợp.

Những người sử dụng retinoids theo toa, bao gồm tretinoin, có thể sử dụng với cường độ thấp hơn và tăng dần theo thời gian để giúp giảm bớt ngứa và khô da. Ngoài ra sử dụng sản phẩm ít thường xuyên hơn có thể giảm ngứa, bong tróc và khô da. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Phản ứng dị ứng với các sản phẩm trị mụn

Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần hoạt tính, chất bảo quản hoặc các thành phần đặc trưng của thuốc trị mụn. Điều này có thể gây sưng tấy, nóng rát hoặc khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ. Phản ứng dị ứng này được gọi là viêm da dị ứng tiếp xúc.

Hầu hết các phản ứng dị ứng không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên tránh sử dụng sản phẩm nếu có dấu hiệu dị ứng.

Trong một số trường hợp, các phản ứng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Khó thở
  • Cổ họng sưng hoặc căng
  • Sưng ở mặt, môi hoặc lưỡi
  • Nổi mề đay
  • Tầm nhìn mờ

4. Nổi mụn nang

Mụn dạng nang là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng, sinh ra các nang mụn nằm sâu bên dưới da. Mụn dạng nang có thể xuất hiện dưới dạng các cục u đau đớn hoặc các vết trợt rất lớn và đỏ trên da. Mụn nang đôi khi có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy hoặc châm chích.

Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn
Mụn nang là dạng mụn nghiêm trọng, phát triển sâu dưới da và có thể gây ngứa

Chườm ấm hoặc chườm lạnh trực tiếp lên da có thể ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy, hỗ trợ giảm đau và cải thiện mức độ nghiêm trọng của mụn. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm trị mụn lên da, điều này có thể khiến da khô và tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ da liễu có thể điều trị mụn trứng cá dạng nang với các loại kem kháng sinh hoặc các sản phẩm theo toa khác. Trong nhiều trường hợp, mụn dạng nang có thể cần điều trị bằng isotretinoin.

5. Viêm nang lông do vi khuẩn

Viêm nang lông do vi khuẩn có thể khiến da mặt bị nổi mụn nước và ngứa. Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị viêm nhiễm và thường do vi khuẩn xâm nhập vào các nang lông gây ra. Viêm nang lông có thể là các nốt mụn nhỏ, tròn như mụn mủ và gây ngứa ngáy.

Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn phổ biến nhất có thể gây viêm nang lông. Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

  • Rửa mặt bằng nước nóng
  • Chà xát da quá mức
  • Cạo, tẩy lông mặt

6. Nhiễm nấm

Một số loại nấm có thể dẫn đến tình trạng da mặt bị nổi mụn nước và ngứa. Nhiễm nấm gây nổi các nốt mụn đỏ, rất ngứa và không đáp ứng các phương pháp điều trị mụn.

Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhiều dầu
  • Làn da thiên dầu
  • Hệ thống miễn dịch thấp
  • Sử dụng steroid
  • Sử dụng thuốc ngừa thai
  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Đổ nhiều mồ hôi

7. Da mặt bị ngứa và nổi mụn do bệnh thần kinh

Da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như bệnh zona thần kinh, bệnh đa xơ cứng.

Da mặt bị ngứa và nổi mụn phải làm sao?

Da mặt bị nổi mụn và ngứa có thể là dấu hiệu da bị kích ứng, viêm hoặc quá khô. Do đó, người bệnh không nên bỏ qua các triệu chứng và cần thực hiện các biện pháp điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đôi khi tình trạng này có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách biện pháp tại nhà. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Cụ thể, các biện pháp khắc phục tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn bao gồm:

1. Thay đổi sản phẩm chăm sóc da

Đôi khi thay đổi sản phẩm chăm sóc da có thể cải thiện các triệu chứng nổi mụn và ngứa da. Nhiều sản phẩm trị mụn, chăm sóc da có thể gây kích ứng da hoặc khiến da khô, và gây ngứa.

Cách chữa da mặt bị ngứa
Thay đổi sản phẩm chăm sóc da có thể cải thiện tình trạng da ngứa và nổi mụn

Người bệnh nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không chứa thành phần kích ứng, chẳng hạn như hương thơm, cồn hoặc thành phần hoạt tính mạnh. Sử dụng các thành phần này có thể khiến da khô và ngứa dữ dội.

Người bệnh cũng có thể thoa kem dưỡng ẩm không chứa dầu, không gây dị ứng để điều trị tình trạng ngứa và nổi mụn. Điều này có thể ngăn ngừa khô da và ngứa.

2. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương da, dẫn đến cháy nắng và tăng nguy cơ ung thư da. Bên cạnh đó, cháy nắng được xem là có thể khiến da bị bong tróc, nổi mụn và ngứa.

Nếu sử dụng các biện pháp điều trị mụn trứng cá, người bệnh có thể cần thận trọng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia, các sản phẩm trị mụn khiến da mặt nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Để bảo vệ da, người bệnh nên sử dụng kem chống nắng có độ phổ rộng SPF trên 30 và hạn chế ra ngoài trong 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

3. Điều trị mụn nang

Mụn nang có thể gây đau đớn, ngứa ngáy và dẫn đến sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mụn nang cũng có thể gây căng thẳng thần kinh và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Mụn nang thường không thể biến mất nếu không được điều trị. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ da liễu và có biện pháp điều trị phù hợp. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng sẹo vĩnh viễn.

4. Sử dụng sản phẩm chống nấm

Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa có thể là dấu hiệu nhiễm nấm. Nhiễm nấm thường không đáp ứng các biện pháp hoặc thuốc điều trị mụn trứng cá thông thường. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm chống nấm để cải thiện các triệu chứng.

Cách trị ngứa da mặt tại nhà
Sử dụng kem chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

5. Sử dụng thuốc

Nếu các triệu chứng da mặt bị nổi mụn và ngứa kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc như:

  • Kem kháng Histamine để cải thiện tình trạng ngứa. Tuy nhiên trao đổi với các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ như gây mỏng da hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh.
  • Sử dụng kem Hydrocortisone để làm dịu làn da ngứa.
  • Sử dụng các chất ức chế calcineurin (chất ức chế miễn dịch không chứa steroid)
  • Dùng thuốc chống trầm cảm / thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)

Biện pháp kiểm soát tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn

Có nhiều cách khác nhau để cải thiện, kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng da nổi mụn và ngứa ngáy. Cụ thể các biến pháp có thể bao gồm:

  • Rửa mặt với các sản phẩm chăm sóc da dưỡng ẩm và không chứa các thành phần gây kích ứng
  • Giữ tay sạch sẽ và không chạm vào các khu vực nổi mụn
  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng để kiểm soát tình trạng da khô, nổi mẩn đỏ và viêm
  • Sử dụng thuốc kháng histamine để kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn và ngăn ngừa ngứa da

Khi nào nên đến bệnh viện?

Trong những trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện với các biện pháp tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Ngoài ra, đến bệnh viện nếu:

  • Các triệu chứng tồn tại hơn hai tuần ngay cả khi áp dụng các biện pháp cải thiện tai nhà và kem không kê đơn
  • Đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, sụt cân hoặc sốt
  • Mất tập trung hoặc gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày
  • Dẫn đến viêm da, tổn thương da hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng
da mặt bị nổi mụn nước và ngứa
Đến bệnh viện nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng

Khi gặp bác sĩ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp một số thông tin, chẳng hạn như:

  • Thuốc đang sử dụng
  • Thói quen ăn uống
  • Các thói quen sống và chăm sóc da
  • Mức độ lo lắng, căng thẳng
  • Các yếu tố liên quan

Để xác định các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như:

  • Chụp X – quang phổi để loại trừ các nguyên nhân tim mạch, phổi gây ngứa và nổi mụn
  • Sinh thiết da để xác định tình trạng sức khỏe da
  • Xét nghiệm máu để xác định tình trạng dinh dưỡng và dị ứng

Hầu hết các trường hợp da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể được điều trị tại nhà và không gây ra các rủi ro nghiêm trọng. Làm sạch da hàng ngày và dưỡng ẩm phù hợp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng liên quan. Nếu cơn ngứa và nổi mụn trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp cải thiện phù hợp.

Tham khảo thêm: Da mặt bị ngứa và sần sùi do đâu? Cách khắc phục

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Phóng sự VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay [Tìm hiểu thêm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *