Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt, Nổi Mẩn Đỏ Phải Làm Sao?
Nội dung bài viết
Dị ứng thời tiết ở mặt là tình trạng thường xuyên xảy ra khi gặp các tác nhân từ bên ngoài. căn bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc phải. Hơn nữa, nếu không được điều trị sớm nó có thể trở nặng, dễ tái phát.
Dị ứng thời tiết ở mặt là gì?
Dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người đặc biệt phải kể tới tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt. Đây là hiện tượng da mặt bị kích thích và phản ứng quá mức với những yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết hay không khí.
Da mặt dễ bị dị ứng nhất là ở thời điểm giao thoa giữa mùa nóng sang mùa lạnh. Bởi sự thay đổi thất thường của nhiệt độ, không khí khiến cơ thể không thích nghi kịp thời dẫn tới phản ứng dị ứng.
XEM THÊM: Dị ứng thời tiết (Nóng, lạnh, gió,… ): nguyên nhân và cách trị
Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt không tồn tại trong thời gian quá lâu, tuy nhiên nó lại tái phát dai dẳng. Tình trạng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, buồn bực.
Các vùng da tổn thương ban đầu xuất hiện hai bên má, mũi, trán, cằm sau đó lan xuống cổ, ngực, thậm chí là tay, chân gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, nếu không có biện pháp điều trị sớm thì tình trạng này có thể chuyển sang mãn tính, khó điều trị. Do đó, người bệnh cần nhận thức mức độ nguy hiểm của chứng bệnh từ đó chủ động chữa trị dứt điểm, bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân, dấu hiệu dị ứng thời tiết ở mặt
Dị ứng thời tiết xuất hiện ở da mặt hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tác nhân chính bởi sự tác động của ánh sáng, nhiệt độ, không khí, thời tiết,… thay đổi thất thường.
Khi cơ địa của mỗi người bắt gặp những yếu tố này sẽ xuất hiện một phản ứng kích thích quá mạnh, tạo ra kháng nguyên (IgE). Từ đó, nó làm phá vỡ phức hợp của histamin và protein khiến histamin được phóng thích. Khi đó, da mặt bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra, lương y Tuấn cũng cho biết thêm, viêm da dị ứng thời tiết ở mặt còn có thể xuất hiện ở một số đối tượng như:
- Người mắc bệnh lý hen suyễn.
- Người bị viêm da cơ hay viêm mũi dị ứng.
- Người bị nóng trong, thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Người có làn da nhạy cảm, da bị khô ráp.
- Những người có hệ thống miễn dịch kém.
Da mặt là vùng da dễ bị tổn thương do dị ứng nhất bởi nó mỏng, độ nhạy cảm cao. Khi bị bệnh nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu ở bề mặt da.
XEM NGAY: Dị ứng thời tiết kiêng gì – 11 điều cần tránh trong ăn uống và sinh hoạt
Triệu chứng dị ứng thời tiết ở mặt thường gặp như:
- Da mặt xuất hiện những mẩn đỏ, có hiện tượng khô ráp
- Các nốt sần đỏ trên mặt gây ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát, đôi khi bị rạn, nứt.
- Một số người gặp phải triệu chứng ngứa mũi, chảy nước mắt nước mũi, ho, đau mắt, đỏ mắt.
Triệu chứng này có thể bùng phát rất nhanh nhưng sẽ giảm sau vài giờ. Tuy nhiên, đối với vùng da mặt nó có thể kéo dài trong vài ngày. Do đó, khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh cần có biện pháp để loại bỏ chúng, tránh trường hợp để kéo dài dẫn đến mãn tính.
Cách chữa dị ứng thời tiết trên da mặt
Dị ứng thời tiết không chỉ gây những biểu hiện ngứa, nóng rát khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là khi nó xảy ra ở mặt. Ngay khi những triệu chứng xuất hiện, người bệnh cần áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp để loại bỏ chúng.
Chữa dị ứng thời tiết ở mặt tại nhà
Ngay sau khi nhận biết tình trạng dị ứng ở mặt, bạn hãy áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm tình trạng ngứa, khô da.
- Chườm đá/chườm lạnh
Khi da bắt đầu nổi mẩn đỏ, bạn hãy thực hiện chườm đá/chườm lạnh để làm dịu da, đồng thời giảm tình trạng viêm và ngứa. Tuy nhiên, người bệnh cần vệ sinh da mặt trước khi chườm đá để loại bỏ bụi bẩn, dị nguyên nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.
- Chữa dị ứng bằng khổ qua
Khi bị dị ứng thời tiết, hãy lấy 1 quả mướp đắng nhỏ, bỏ ruột, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt khổ qua ra, để ráo nước, cho vào máy xay nhuyễn.
Bạn hãy rửa sạch mặt bằng nước ấm, để khô. Sau đó, dùng khổ qua xay nhuyễn đắp lên mặt trong 15 phút sẽ thấy các triệu chứng ngứa rát ngoài da cải thiện nhanh chóng.
- Lá hẹ giảm ngứa, viêm hiệu quả
Lá hẹ cũng có công dụng giảm viêm và giảm ngứa hiệu quả. Khi bị dị ứng thời tiết ở mặt, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch. Sau đó hơ lá hẹ lên bếp than cho nóng rồi thoa lên vùng da mặt bị tổn thương.
- Dùng nước muối sinh lý
Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý cũng là một trong những cách chăm sóc dị ứng thời tiết ở mặt hiệu quả. Nước muối có công dụng làm dịu da, giảm cơn ngứa, tránh hiện tượng nhiễm khuẩn bội nhiễm.
Liệu pháp chữa trị bằng thuốc Tây y
Những loại thuốc bôi hoặc thuốc uống sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ngứa, mẩn đỏ ở trên da. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những người đã gặp triệu chứng bệnh hơn 36 giờ.
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của dị ứng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:
- Kem bôi Phenergan: Phenergan với thành phần chính là Promethazine có tác dụng kháng histamine H1để giảm triệu chứng dị ứng trên da mặt. Mỗi ngày nên bôi 1 – 2 lần sau khi đã vệ sinh da mặt sạch sẽ.
- Thuốc bôi Menthol 1%: Menthol chính là hoạt chất được chiết xuất từ cây bạc hà có tác dụng làm mát, giảm ngứa hiệu quả. Thuốc được chỉ định dùng cho những trường hợp bị dị ứng gây tình trạng viêm và đau rát.
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc này chỉ được dùng khi tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt, viêm da ở mức độ nặng. Thuốc mang đến công dụng giảm triệu chứng nhanh nhưng gây không ít tác dụng phụ như kích ứng da, teo da,.. Cho nên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamine đường uống: Với những người có mức độ da tổn thương trên diện rộng, dùng thuốc bôi không giảm triệu chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê kháng histamine đường uống. Tác dụng của thuốc này là ức chế phóng thích histamine (một loại chất trung gian gây viêm da) để ngăn chặn triệu chứng ngứa, viêm nhiễm.
Chăm sóc, phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt
Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài việc áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp người bệnh còn cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh da.
Theo đó, lương y Tuấn khuyến cáo người bệnh, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn cần:
- Dừng lại tất cả các mỹ phẩm đang sử dụng vì những hóa chất trong đó có thể khiến tình trạng dị ứng da nghiêm trọng hơn.
- Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, khói bụi, lông động vật.
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi trang điểm hay tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng.
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây dị ứng, nhất là hải sản.
- Khi bị dị ứng, cần hạn chế đưa tay lên mặt sờ, gãi vì nó có thể khiến mức tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí là nhiễm trùng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt. Tình trạng bệnh này thường gặp, dễ tái phát. Do đó, cần có những biện pháp ngăn ngừa, điều trị phù hợp để tránh gây mất thẩm mĩ và không chịu ảnh hưởng bởi những triệu chứng của bệnh.
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!