Bị dị ứng nên ăn + uống gì và kiêng gì tốt nhất?

Lựa chọn được thực phẩm phù hợp sẽ giúp giảm thiểu được các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra. Người bị dị ứng nên ăn hành tây, bông cải xanh, dứa, tỏi, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, đồng thời kiêng dùng các thực phẩm dưới đây.

Bị dị ứng nên ăn gì?

Dị ứng là một phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trước các yếu tố dị nguyên như vi khuẩn, nấm, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, khói thuốc lá , nọc độc côn trùng hay một loại thực phẩm được dung nạp vào cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể và giải phóng ra nhiều histamin gây ra phản ứng viêm trên cơ thể. Các triệu chứng dị ứng có thể biểu hiện ra ngoài da hoặc mũi, họng hay đường tiêu hóa.

Một số thực phẩm có thể giúp ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Bao gồm:

1. Hành tây chống dị ứng

Hành tây là sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người bị dị ứng. Thực phẩm này chứa nhiều quercetin – một loại bioflavonoid có khả năng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng histamin. Nó giúp ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể, xoa dịu cơn ngứa, giảm nổi mẩn đỏ trên da.

bị dị ứng nên ăn gì
Hành tây chứa chất chống dị ứng, có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ngoài ra, hành tây cũng chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa tự nhiên. Nó giúp giảm hiện tượng sưng phù và giảm tổn thương cho các tế bào da khi bị dị ứng. Thành phần prebiotic được tìm thấy nhiều trong hành tây còn giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hàm lượng quercetin sẽ giảm khi hành tây được nấu chín. Vì vậy, để thu được lợi ích tối đa, bạn nên ăn hành tây sống bằng cách trộn salad hay thêm vào trong các món gỏi.

2. Bông cải xanh tốt cho người bị dị ứng

Giàu chất chống oxy hóa, bông cải xanh được xem là một trong những loại rau tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là cho các trường hợp bị dị ứng. Thực phẩm này có thể giúp ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh và giúp cơ thể có khả năng chống lại các chất ô nhiễm gây nên phản ứng dị ứng.

Hàm lượng chất xơ và các khoáng chất phong phú có trong bông cải xanh còn giúp thúc đẩy tiêu hóa, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tất cả đều góp phần giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

3. Bị dị ứng nên ăn gừng

Dị ứng có thể gây viêm da, sưng tấy, viêm mũi dị ứng hoặc kích ứng ở niêm mặc cổ họng và mắt. Sử dụng gừng chính là một giải pháp tự nhiên để đẩy lùi các triệu chứng trên một cách an toàn.

Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, trong gừng chứa nhiều phytochemical – một chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm hiện tượng sưng viêm trên da và giảm kích ứng ở các bộ phận khác. Thường xuyên sử dụng gừng trong chế độ ăn chính là một giải pháp hữu ích để chống lại các bệnh dị ứng theo mùa, dị ứng quanh năm hay dị ứng với thực phẩm, hóa mỹ phẩm.

Hơn nữa, tính ấm của gừng còn mang đến tác dụng hoạt huyết. Loại gia vị này giúp kích thích lưu thông máu dưới da, tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, tái tạo khu vực bị tổn thương, giúp sức khỏe nhanh chóng phục hồi.

Bạn có thể dùng gừng tươi hay gừng khô đều được. Khi bị dị ứng, hãy uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày hoặc thêm gia vị này vào trong món kho, món xào…

4. Sữa chua, Kefir

Đây là các sản phẩm được lên men tự nhiên. Chúng cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

bị dị ứng nên ăn sữa chua
Sữa chua giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm nhanh lành tổn thương do dị ứng gây ra

Ăn 1 – 2 hũ sữa chua hoặc uống Kefir mỗi ngày còn giúp kháng viêm, tăng khả năng tự chữa lành tổn thương của cơ thể, ngăn ngừa các đợt dị ứng cấp phát triển trong tương lai. Ngoài 2 sản phẩm này, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn khác vào trong thực đơn, chẳng hạn như dưa cải muối hay kim chi.

5. Trái cây có múi

Chẳng hạn như cam, quýt, chanh hay bưởi. Chúng chứa nguồn vitamin C phong phú có khả năng chống dị ứng, giảm kích ứng ở đường hô hấp và cải thiện các triệu chứng dị ứng gây ra cho da.

Nếu có cơ địa mẫn cảm và thường xuyên bị dị ứng, bạn nên tăng cường bổ sung các loại trái cây này vào trong thực đơn. Sử dụng chúng dưới dạng nước ép hoặc ăn trực tiếp để thu được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

6. Cà chua chống dị ứng

cà chua chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị dị ứng nên ăn gì. Thực phẩm này giàu vitamin C không thua kém gì so với các loại trái cây có múi. Trung bình, một quả cà chua cỡ vừa cung cấp cho cơ thể khoảng 26% nhu cầu vitamin C được khuyến nghị trong ngày. Cơ thể được bổ sung đầy đủ chất này sẽ giúp ức chế phản ứng dị ứng và làm tổn thương nhanh lành hơn.

Bên cạnh đó, cà chua còn chứa lycopene. Hoạt chất này tham gia vào quá trình tổng hợp lên các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào, giảm thiểu tổn thương cho các mô khỏe mạnh. Chất này sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn khi bạn ăn cà chua nấu chín.

7. Quả táo

Duy trì thói quen ăn 1 quả táo mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị dị ứng hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra, hợp chất Quercetin – một loại polyphenol thực vật được tìm thấy nhiều trong quả tái có khả năng cải thiện tình trạng sưng viêm xảy ra khi bị dị ứng.

Cùng với đó, táo còn cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, E, C cùng các khoáng tố như sắt, selen, hay canxi. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
  • Dưỡng ẩm, chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho da
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Ngăn ngừa ung thư…

8. Người bị dị ứng nên ăn khoai lang

Khoai lang không chỉ cung cấp nhiều tinh bột, đường và năng lượng cho cơ thể mà còn giúp chống dị ứng nhờ sở hữu hàm lượng cao beta-carotene. Đây là một dạng tiền chất của vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, bảo vệ da trước sự tấn công của gốc tự do, đồng thời, đẩy nhanh quá trình tái tạo các tế bào mới trong cơ thể, giúp nhanh chóng chữa lành các tổn thương do dị ứng gây ra.

bị dị ứng nên ăn khoai lang
Khoai lang giúp kích thích tái tạo tế bào mới để thay thế cho các mô bị tổn thương do dị ứng

Bạn có thể chế biến khoai lang dưới các hình thức như luộc, hấp, nướng, nấu canh hay làm bánh. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là được. Tránh ăn khoai lang hàng ngày bởi lượng beta-carotene dư thừa quá mức có thể gây vàng da.

9. Cá hồi và các loại cá béo khác

Nhiều bằng chứng đã chỉ ra, thành phần axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá hồi có thể giúp chống lại phản ứng dị ứng trong cơ thể, giảm viêm. Thậm chí chất này có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của hen suyễn – một bệnh lý thường gặp ở người có cơ địa dị ứng.

Một nghiên cứu tại Đức đã phát hiện ra, hàm lượng axit béo trong máu càng cao thì nguy cơ bị dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng càng ít. Cũng trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các axit béo có thể giúp chống lại hiện tượng co thắt, thu hẹp đường thở thường xảy ra ở những bệnh nhân bị hen suyễn hay dị ứng theo mùa. Tất cả những lợi ích này có được là nhờ đặc tính chống viêm tự nhiên của axit béo omega 3.

Mỗi tuần, người trưởng thành có thể ăn khoảng 200 – 300g cá hồi. Ngoài ra, bạn có thể thay thế loại cá này bằng các giống cá béo khác cũng chứa nhiều omega 3, chẳng hạn như cá thu, cá tuyết, cá cơm hay cá mòi.

10. Nghệ

Nghệ là sự lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn tìm kiếm một loại gia vị có khả năng chống dị ứng. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Molecular Nutrition & Food Research, thêm nghệ tươi hoặc bột nghệ vào trong thức ăn có thể giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của dị ứng.

Tác dụng tuyệt vời trên có được là nhờ hàm lượng curcumin dồi dào có trong củ nghệ vàng. Nó hoạt động bằng cách chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, giúp nhanh chóng đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do dị ứng gây ra.

11. Rau bina

Rau bina cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bị dị ứng nên ăn gì. Loại rau này còn có tên gọi khác là rau cải xoăn. Không chỉ giàu vitamin C, rau bina còn cung cấp nguồn vitamin E phong phú. Chúng giúp giảm viêm, xoa dịu kích ứng do dị ứng, đồng thời ổn định hoạt động của hệ miễn dịch.

Để thu được những lợi ích từ loại rau này, mỗi ngày bạn có thể ăn 1 chén rau bina dưới dạng luộc, nấu canh hay nấu súp.

12. Mật ong

Mật ong được sử dụng như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe nhờ chứa nhiều dưỡng chất quý. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị dị ứng.

Với hàm lượng axit amin dồi dào cùng với hàm lượng đường tự nhiên, mật ong có thể giúp kháng viêm, ức chế phản ứng dị ứng, chống mệt mỏi và làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Cách đơn giản nhất để sử dụng mật ong đó chính là ăn trực tiếp, liều lượng khoảng 2 – 3 thìa cà phê mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm uống vào buổi sáng để đào thải độc tố, làm sạch đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.

13. Quả dứa

Dứa cũng là thực phẩm chống dị ứng tốt được khuyến cáo sử dụng cho người thường xuyên bị dị ứng. Lý do bởi loại trái cây này cung cấp nguồn vitamin C khá phong phú cho cơ thể. Cứ trong 1 cốc dứa thì có đến 79mg vitamin C.

bị dị ứng nên ăn dứa
Dứa giàu vitamin C giúp chống dị ứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Thêm dứa vào trong chế độ ăn hoặc uống một ly nước ép dứa mỗi ngày chính là cách đơn giản để bạn chống lại tình trạng dị ứng và giảm thiểu tổn thương trong cơ thể.

14. Quả việt quất

Phân tích thành phần của quả việt quất cho thấy loại trái cây này chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol và quercetin. Chúng giúp ngăn chặn quá trình giải phóng histamin, chống sưng viêm, phù nề và làm giảm các triệu chứng ngứa mắt, ngứa mũi, nổi mẩn ngứa ngoài da do dị ứng gây ra.

15. Tỏi tốt cho người bị dị ứng

Khi bị dị ứng, bạn không nên bỏ qua tỏi. Giàu hoạt chất kháng sinh allicin, tỏi có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Bạn có thể dùng tỏi tươi hay nấu chín đều được. Tuy nhiên, tốt nhất nên giã nát tỏi trước khi sử dụng để hoạt chất allicin có trong tỏi được giải phóng hoàn toàn.

Bị dị ứng nên uống gì?

Bên cạnh việc tích cực bổ sung các thực phẩm có lợi, bạn cũng cần tăng cường bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Nước sẽ giúp đào thải các chất độc hại làm phát sinh phản ứng dị ứng trong cơ thể, đồng thời làm dịu kích ứng trên vùng da bị tổn thương. Vậy bị dị ứng nên uống nước gì? Đây chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Khi bị dị ứng, bạn nên sử dụng các loại nước sau:

  • Nước đun sôi để nguội: Uống nước đã được đun sôi sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn không phải dung nạp thêm vi khuẩn hay bất cứ tác nhân gây hại nào khác thường có trong nước lọc thông thường. Mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 3 lít nước, tốt nhất là nước ấm. Chia lượng nước trên thành nhiều lần uống trong ngày để tránh gây áp lực cho thận.
  • Nước ép nho đỏ: Loại nước này giàu polyphenol – một chất chống oxy hóa có khả năng ức chế phản ứng dị ứng, bảo vệ các mô khỏe mạnh.
  • Nước ép dưa hấu: Sở hữu hàm lượng lycopene dồi dào, nước ép dưa hấu có khả năng loại bỏ dị ứng và làm giảm các triệu chứng liên quan.
  • Sữa hạt: Chẳng hạn như sữa hạt lanh, sữa hạt óc chó. Chúng cung cấp nhiều omega 3 giúp giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở da và niêm mạc do dị ứng gây ra.
  • Trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng hay trà cam thảo vừa có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng vừa giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bị dị ứng nên kiêng gì?

Cơ thể bạn có thể bị dị ứng với một số thực phẩm nhất định. Hãy ghi chép lại những gì bạn ăn hàng ngày và theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nếu chúng khiến căn bệnh dị ứng của bạn tái phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, hãy loại bỏ ngay ra khỏi thực đơn.

Dưới đây là một số thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nên chú ý:

1. Trứng

Trứng cung cấp cho cơ thể nhiều chất đạm và năng lượng. Tuy nhiên, một số loại protein lạ trong trứng có thể khiến hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng thái quá và giải phóng nhiều histamin khiến tình trạng viêm ngứa càng bùng phát nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy hạn chế ăn trứng nếu bạn đang bị dị ứng.

bị dị ứng nên ăn trứng
Trứng chứa nhiều chất đạm có thể làm tăng cơn ngứa khi bị dị ứng

2. Sữa bò

Hàm lượng protein dồi dào trong sữa bò có thể kích hoạt phản ứng dị ứng bùng phát trong cơ thể. Hiện tượng dị ứng sữa xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh cho hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, người trưởng thành đôi khi cũng có thể bị dị ứng sau khi uống sữa bò hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa.

3. Bị dị ứng nên kiêng đậu phộng

Đậu phộng bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu có cơ địa dị ứng bạn nên thận trọng khi sử dụng. Một số trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng hơn sau khi ăn đậu phộng. Khi cơ thể bạn lầm tưởng protein trong đậu phộng là có hại, hệ miễn dịch sẽ giải phóng nhiều histamin trong máu gây ra phản ứng dị ứng từ mức độ nhẹ đến nặng.

Hiện ray, rất nhiều sản phẩm có chứa đậu phộng. Vì vậy, hãy đọc kỹ dán nhãn để chắc chắn rằng loại thức ăn chế biến sẵn bạn mua không có đậu phộng hay bất kỳ chất nào chiết xuất từ thực phẩm này.

4. Yến mạch

Yến mạch chứa gluten – một chất dễ gây kích hoạt phản ứng dị ứng trong cơ thể. Thực phẩm này có thể làm phát sinh các phản ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ. Nếu cơ thể bạn quá mẫn với gluten thì nên gạt bỏ bột yến mạch ra khỏi thực đơn.

5. Tôm, cua

Người bị dị ứng được khuyến cáo không nên ăn tôm cua vì chúng có thể gây ngứa ngáy nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi ăn một số động vật có vỏ khác như ốc, trai hay hến. Chúng đều chứa nhiều chất đạm có thể kích hoạt phản ứng dị ứng bùng phát. Nhẹ thì bị ngứa da, ngứa miệng hay họng. Trường hợp bị dị ứng nặng có thể gây nổi mề đay toàn thân, đau tức ngực, khó thở, sốc phản vệ.

bị dị ứng nên kiêng gì
Ăn cua có thể làm tăng nặng các triệu chứng dị ứng

7. Đậu tương

Đậu tương cũng nằm trong danh sách các thực phẩm gây dị ứng khá phổ biến. Tình trạng này phát sinh khi hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể IgE chống lại sự xuất hiện của các chất có trong đậu tương khi chúng được hấp thu vào cơ thể.

Trường hợp bạn từng bị dị ứng với đậu tương hay bất cứ thành phần nào có trong loại hạt này thì tuyệt đối không nên sử dụng khi đang bị dị ứng.

8. Đồ ngọt

Ăn nhiều đường, bánh kẹo hay uống nước ngọt thường xuyên đều không tốt cho người bị dị ứng. Chúng khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao làm tình trạng viêm ở khu vực bị dị ứng khó lành, từ đó ảnh hưởng không tốt đến tiến trình điều trị bệnh.

9. Thực phẩm đóng hộp

Rau củ quả hay thịt, cá đóng hộp dù ít hay nhiều đều chứa một lượng chất bảo quản nhất định. Chất này khi tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe và có thể làm tăng nặng mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Bạn không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp, ít nhất là trong thời gian đang điều trị dị ứng.

10. Các món ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng có thể gây kích thích, làm tăng cảm giác nóng rát, khó chịu và khiến tổn thương do dị ứng gây ra lâu lành. Hơn nữa, chúng còn khiến cho vùng da bị dị ứng làm mủ và lâu lành.

bị dị ứng nên kiêng gì
Các thức ăn cay nóng không tốt cho người bị dị ứng

Vì vậy, khi chế biến thức ăn bạn không nên sử dụng quá nhiều gia vị cay như tiêu, ớt hay mù tạt… Đồng thời tránh ăn đồ nếp hay các thực phẩm có tính nóng khác.

11. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Sử dụng các thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, khoai tây chiên, gà rán, thức ăn nhanh… không chỉ gây tăng cân mà còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương. Điều này gây trở ngại cho quá trình điều trị và khiến cho tình trạng dị ứng kéo dài.

12. Bia, rượu

Người bị dị ứng không nên uống bia rượu. Chúng làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, đồng thời khiến cơ thể bị mất nước và làm tăng nặng cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị dị ứng.

Thông tin trên đây chính là lời giải đáp cho thắc mắc “bị dị ứng nên ăn gì và kiêng gì”. Bệnh nhân nên tuân thủ những kiêng cữ trong chế độ ăn uống hàng ngày để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên.

Bạn nên tham khảo thêm

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *