Đau tức bụng dưới có phải có thai hay bị gì?

Trong thời kỳ đầu khi mang thai, cơ thể trải quả nhiều thay đổi và có thể dẫn đến nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Vậy đau tức bụng dưới có phải có thai không hay là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị y tế. Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản bên dưới để có biện pháp khắc phục phù hợp.

đau tức bụng dưới có phải có thai
Tìm hiểu thông tin đau tức bụng dưới có phải có thai để có biện pháp xử lý phù hợp

Đau tức bụng dưới có phải có thai không?

Các triệu chứng và dấu hiệu mang thai thường không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều cảm thấy đau nhẹ sau khi thụ tinh. Điều này xảy ra khi trứng bắt đầu bám vào thành tử cung để làm tổ. Do đó, đau tức bụng dưới là một trong những dấu hiệu mang thai thành công đầu tiên.

Thông thường, tình trạng đau tức bụng thường đi kèm với việc chảy máu khi cấy ghép phôi thai. Hiện tượng này xảy ra từ 6 – 12 ngày sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau.

Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tức bụng dưới khi mang thai thường tương tự như cơn đau bụng kinh. Do đó, một số phụ nữ có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai và dấu hiệu có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các cơn đau bụng trong thời gian đầu của thai kỳ thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong ngày.

Bên cạnh các cơn đau tức bụng dưới, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể phụ nữ bắt đầu tiết các chất dịch màu trắng, dày ở âm đạo. Đây là dấu hiệu cơ thể chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi. Chất thải này thường trong suốt, vô hại và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy ngứa ngáy hoặc dịch tiết có mùi hôi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhiễm trùng nấm men hoặc vi khuẩn ở âm đạo.

Nói chung, đau bụng dưới có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Cơn đau thường nhẹ và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Do đó, nếu bạn cảm thấy đau nhói hoặc kèm các dấu hiệu như ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên nhân gây đau tức bụng khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau tức vùng bụng dưới sau khi thụ thai. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Tử cung kéo dài

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể không cảm thấy tử cung đang mở rộng hoặc kéo dài ra. Tuy nhiên đến tuần thứ 12, tử cung sẽ căng ra và phát triển với kích thước tương tự như quả bưởi. Bên cạnh đó, nếu bạn mang thai đôi hoặc thai ba, tử cung có thể to hơn và căng ra sớm hơn để chuẩn bị cho các phôi thai.

đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Tử cung kéo dài khi chuẩn bị cho thai kỳ có thể dẫn đến các cơn đau tức bụng dưới

Tử cung kéo dài có thể dẫn đến các cơn đau nhức nhẹ, co giật hoặc khó chịu nhẹ ở tử cung. Đây là một phần bình thường của thai kỳ và là dấu hiệu bào thai đang phát triển khỏe mạnh.

Nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc gây quặn thắt bụng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Đầy hơi hoặc táo bón

Đầy hơi và táo bón là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau tức bụng dưới khi mang thai. Nồng độ hormone trong thai kỳ tăng cao có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và thư giãn các cơ ở ruột. Điều này dẫn đến tăng áp lực ở tử cung và gây đau tức bụng.

Một số phụ nữ có thể bị đầy hơi trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này được xem là bình thường và không cần điều trị.

3. Đau dây chằng tròn

Có hai dây chằng tròn kéo dài từ tử cung qua háng. Những dây chằng này có nhiệm vụ hỗ trợ và nâng đỡ tử cung. Do đó, khi mang thai, tử cung căng ra để tạo không gian cho bào thai phát triển, có thể ảnh hưởng đến các dây chằng tròn.

Điều này có thể dẫn đến các cơn đau nhói, âm ỉ ở bụng, hông và háng. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn hắt hơi, thay đổi vị trí, ho hoặc gây tác động lên vùng bụng.

Đau dây chằng tròn thường phổ biến ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ cơn đau này có thể bắt đầu từ rất sớm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai đôi, thai ba.

4. Nhiễm trùng

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida âm đạo) hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ có thể dẫn đến các cơn đau tức bụng dưới. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 6% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu
Nhiễm nấm Candida ở đâm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây đau tức bụng

Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và tăng nguy cơ sinh con. Do đó bạn nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Tăng tần suất khi đi tiểu mà không có quá nhiều nước tiểu
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu có màu đục, có màu như trà hoặc màu như coca
  • Nước tiểu có mùi mạnh
  • Đau vùng chậu

5. Đau sàn chậu

Một số phụ nữ có thể bị đau sàn chậu khi những tuần đầu tiên của của thai kỳ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai lần thứ hai. Căng và mở rộng tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, tuy nhiên thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ sàn chậu và gây đau.

Cảm giác đau sàn chậu thường không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, tử cung, bàng quang, âm đạo hoặc lưng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể có cơ sàn chậu yếu hoặc chấn thương sàn chậu như rách tầng sinh môn. Điều này có thể tăng nguy cơ gây đau tức vùng bụng dưới khi mang thai.

Thông thường, đau sàn chậu không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ. Do đó, đến bệnh viện nếu cảm thấy các cơn đau trở nên nghiêm trọng.

6. Hội chứng HELLP

Hội chứng HELLP là tình trạng gây tan máu, men gan cao và tiểu cầu thấp ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ và bé.

Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP gây đau tức bụng thường phổ biến ở phụ nữ mang thai lần đầu

Hiện tại không rõ nguyên nhân dẫn đến Hội chứng HELLP, tuy nhiên một số phụ nữ phát triển các triệu chứng sau khi được chẩn đoán tiền sản giật. Theo một số báo cáo, có khoảng 5 – 8% phụ nữ có dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai và theo ước tính có khoảng 15% các trường hợp dẫn đến Hội chứng HELLP.

Ngoài ra phụ nữ không bị tiền sản giật cũng có thể phát triển các dấu hiệu của Hội chứng HELLP. Tình trạng này thường phổ biến ở người mang thai lần đầu.

Đau tức bụng dưới trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi và khó chịu nói chung
  • Buồn nôn và nôn
  • Hạn chế tầm nhìn
  • Huyết áp cao
  • Phù nề

Nếu bị đau tức bụng dưới kèm các dấu hiệu khác của Hội chứng HELLP, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị phù hợp.

7. Xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng xoắn quanh các mô hỗ trợ. Ở một số phụ nữ, xoắn buồng trứng xảy ra như một biến chứng của u nang buồng trứng, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp xoắn buồng trứng không gây ra bất cứ dấu hiệu nào.

Mang thai không gây xoắn buồng trứng, tuy nhiên tình trạng xoắn buồng trứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế vì xoắn buồng trứng có thể gây cắt đứt nguồn máu và phá hủy buồng trứng. Buồng trứng có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi đang phát triển.

Do đó, nếu bạn bị đau bụng dữ dội một cách đột ngột, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

8. Thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai được hình thành và phát triển ở một nơi khác ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Một số nguyên nhân và yếu tố có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung có thể bao gồm:

Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các cơn đau tức bụng nghiêm trọng
  • Mang thai trên 35 tuổi
  • Đã từng phẫu thuật vùng chậu trước
  • Là người hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc có các bệnh lý viêm vùng chậu
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Thai ngoài tử cung là tình trạng nghiêm trọng và thai nhi cần được loại bỏ. Nếu thai nhi tiếp tục phát triển, điều này có thể dẫn đến hỏng các cơ quan nội tạng, gây chảy máu nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

9. Sẩy thai

Sẩy thai hoặc sẩy thai tự nhiên là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Các dấu hiệu và triệu chứng sẩy thai phụ thuộc vào các giai đoạn của thai kỳ. Trong một số trường hợp, bạn thậm chí có thể bị sẩy thai ngay cả khi bạn không biết mình đã mang thai.

Các dấu hiệu xảy ra phổ biến bao gồm:

  • Đau tức vùng bụng dưới không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện các đốm máu nghiêm trọng
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau lưng từ nhẹ đến nghiêm trọng

Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sẩy thai để được để được điều trị và chăm sóc hợp lý. Một khi quá trình sẩy thai đã bắt đầu, không có biện pháp cứu thai, tuy nhiên đôi khi người bệnh cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

10. Các nguyên nhân khác

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu mang thai, một số vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân và bệnh lý tiềm ẩn khác cũng có thể dẫn đến tình trạng đau tức bụng.

đau bụng dưới khi mang thai những tuần đầu
Các cơn đau tức bụng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn 

Một số bệnh lý có thể dẫn đến các cơn đau tức bụng bao gồm:

  • Nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu
  • Sỏi thận
  • Sỏi mật
  • Viêm tụy
  • Viêm ruột thừa
  • Tắc ruột
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm
  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Đau tức bụng dưới nên làm gì?

Nếu bạn thắc mắc đau tức bụng dưới có phải có thai không, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và thực hiện chăm sóc sức khỏe theo hướng dãn của bác sĩ. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tại nhà, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Uống nhiều nước, khoảng 8 – 10 ly mỗi ngày để cải thiện các cơn đau bụng, đầy hơi, triệu chứng Hội chứng ruột kích thích và hỗ trợ giữ ẩm trong cơ thể.
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên hoặc bộ 30 phút mỗi ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, tăng tốc độ tiêu hóa và cải thiện các cơn đau tức bụng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm khó tiêu hóa như bông cải xanh, bắp cải, khoai tây, lúa mì. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa đầy hơi và giúp cảm giác đau tức bụng dưới.
  • Massage vùng bụng hoặc khu vực cảm thấy đau một cách nhẹ nhàng. Điều này có thể tăng cường lượng máu lưu thông và cải thiện cơn đau.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên cơ bắp và ngăn ngừa các cơn đau.

Nếu bạn nghi ngờ mang thai, bạn nên thực hiện thử thai tại nhà sau 7 – 10 ngày kể từ lúc thụ thai (quan hệ tình dục). Bên cạnh đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng như:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt, mất phương hướng
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh

Đau tức bụng dưới có thể là dấu hiệu mang thai hoặc các dấu hiệu bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh lý có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *