Nhiễm nấm Candida âm đạo – Dấu hiệu và cách điều trị

Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra phổ biến. Kết quả thống kê cho thấy có trên 50% nữ giới bị nhiễm loại nấm này ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc đang mang thai sẽ có nguy cơ nhiễm nấm Candida âm đạo cao hơn. Để điều trị hiệu quả và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và sớm thăm khám.

Nhiễm nấm Candida âm đạo - Dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra phổ biến do sự xâm nhập và tác động của một loại nấm mang tên Candida

Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm Candida âm đạo còn được gọi là viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men. Đây là bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra phổ biến do sự xâm nhập và tác động của một loại nấm mang tên Candida. Không chỉ làm tổn thương bộ phận sinh dục, loại nấm này còn có khả năng gây ra nhiều tổn thương cho da, máu và miệng.

Đối với những người phụ nữ khỏe mạnh, có sức khỏe ổn định, môi trường vùng kín cân bằng thì Candida sẽ không sinh sôi và không gây hại. Tuy nhiên khi nồng độ pH ở vùng kín cùng môi trường axit mất cân bằng, loại nấm này sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển. Từ đó làm phát sinh bệnh viêm âm đạo ở người phụ nữ.

Ngoài âm đạo, nhiễm nấm Candida còn phát sinh ở những vùng cơ thể ẩm ướt. Nguy cơ nhiễm nấm sẽ tăng đáng kể khi cơ thể không khỏe, mắc phải một số bệnh lý hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida âm đạo

Đối với những trường hợp bị nhiễm nấm Candida âm đạo, người bệnh sẽ nhận thấy tại bộ phận sinh dục xuất hiện những dấu hiệu khó chịu sau:

  • Vùng âm đạo có dấu hiệu tấy đỏ kèm theo cảm giác đau rát và ngứa ngáy. Triệu chứng này khiến bệnh nhân khó chịu, thường xuyên gãi ngứa tạo điều kiện cho nấm lan rộng đến bẹn và hậu môn.
  • Dịch âm đạo vón cục, màu trắng, tạo thành từng mảng dày bám chắc vào thành âm đạo nhưng không có mùi hôi
  • Gặp nhiều khó khăn và có cảm giác đau đớn khi tham gia vào các hoạt động quan hệ tình dục
  • Niêm mạc âm hộ có dấu hiệu bị viêm đỏ nặng
  • Tiểu nhiều, đi tiểu khó
  • Khí hư ra nhiều
  • Đối với những trường hợp nặng, âm hộ, môi lớn, môi bé có thể bị phù nề và bị sưng đỏ.

Lưu ý:

  • Khi tham gia vào các hoạt động tình dục với người phụ nữ bị nhiễm nấm Candida âm đạo, nam giới sẽ có nguy cơ cao bị viêm quy đầu. Bệnh lý này làm phát sinh các biểu hiện khó chịu gồm: Ngứa ngáy, đỏ ửng, xuất hiện chất nhầy trắng. Từ vài phút đến vài giờ sau khi quan hệ tình dục, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra. Tuy nhiên sau khi được rửa và vệ sinh sạch sẽ, bệnh thường tự khỏi.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida âm đạo
Dấu hiệu nhận biết nhiễm nấm Candida âm đạo gồm tấy đỏ vùng âm đạo kèm theo cảm giác đau rát và ngứa ngáy

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Candida âm đạo

Bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm men là một dạng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Nhiễm nấm Candida âm đạo chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn. Kết quả thống kê cho thấy, có trên 50% phụ nữ mắc bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo ít nhất một lần trong đời.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do nữ giới lạm dụng thuốc kháng sinh. Bời việc sử dụng loại thuốc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Candida và nhiều loại nấm khác xâm nhập vào cơ thể. Từ đó khiến bệnh viêm âm đạo phát sinh và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.

Ngoài ra tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo dễ dàng phát sinh do sự tác động của một số nguyên nhân sau:

  • Nồng độ Estrogen tăng: Tình trạng nhiễm nấm Candida vùng kín xảy ra nhiều hơn ở những người phụ nữ có nồng độ Estrogen tăng. Cụ thể như: Những người phụ nữ đang sử dụng liệu pháp hormone estrogen, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa estrogen với liều cao.
  • Bệnh tiểu đường: Theo kết quả thống kê, những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cũng như có nồng độ đường trong máu cao sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida vùng kín cao hơn so với những người áp dụng các biện pháp kiểm soát lượng đường huyết.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Việc đưa liệu pháp corticosteroid vào quá trình điều trị bệnh thường phát sinh rủi ro và làm suy giảm các hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nấm Candida nhanh chóng phát triển và sinh bệnh.

Một số yếu tố được liệt kê dưới đây cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh nhiễm nấm Candida vùng kín. Bao gồm:

  • Vệ sinh cơ thể và vùng kín kém
  • Mặc quần áo quá chật, không có khả năng thoát mồ hôi
  • Đồ lót chật, không thoáng khí và ẩm ướt
  • Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ nhiễm nấm
  • Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dàI
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
  • Hệ miễn dịch cơ thể suy yếu
  • Những người phụ nữ đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư (xạ trị, hóa trị)
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS
  • Có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, stress, thiếu ngủ
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Candida âm đạo

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo

Nhiễm nấm Candida âm đạo thường không phát sinh rủi ro và được khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong quá trình thăm khám và điều trị, bệnh lý này sẽ phát sinh ra nhiều rủi ro và vấn đề nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng nhiễm nấm Candida vùng kín sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi làm phát sinh thêm nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác. Ngoài ra nấm phát triển ở âm đạo cùng với hệ miễn dịch suy yếu còn làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh xã hội, bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu nấm phát triển quá nhanh, người bệnh không có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời, bệnh nhiễm trùng máu sẽ phát sinh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Tình trạng nhiễm nấm Candida vùng kín có khả năng lan rộng, tác động và phát sinh ra nhiều vấn đề liên quan đến vòi trứng. Điều này làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

Ngoài những vấn đề nêu trên, bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo cùng các triệu chứng khó chịu còn làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, khiến tâm lý bất ổn và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Khi mắc bệnh, người phụ nữ sẽ luôn trong trạng thái khó chịu, thường xuyên cáu gắt, không tập trung. Bên cạnh đó phụ nữ bị nhiễm nấm thường có tâm bất ổn, tự ti, ngại gần gũi, làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Nhiễm nấm Candida âm đạo được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, thể trạng và các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được yêu cầu khám phụ khoa ngay sau đó.

Do các triệu chứng lâm sàng của bệnh tương tự như những vấn đề, bệnh phụ khoa khác nên dễ gây nhầm lẫn, chẩn đoán sai lệch và điều trị không đúng cách. Để tránh nhầm lẫn, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm hoặc tiến hành lấy mẫu từ khu vực bị nhiễm nấm đi nuôi cấy.

Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm xác định chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây nhiễm nấm. Chẳng hạn như:

  • Test HIV
  • Kiểm tra đường huyết
  • Xét nghiệm máu…
Phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo
Phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida âm đạo

Phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm nấm, tổn thương thực thể và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét, đề ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida là sớm thăm khám, chẩn đoán xác định và áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Người bệnh cần tránh chậm trễ trong quá trình khám chữa bệnh, khiến bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Bởi điều này có thể gây ra nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.

Đối với những trường hợp nhiễm nấm Candida âm đạo, phương pháp điều trị thường là sử dụng thuốc uống, thuốc đặt và thuốc dùng ngoài.

1. Dùng thuốc đặt điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo

Thuốc đặt là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín. Bởi các hoạt chất được tìm thấy trong nhóm thuốc này thường phát huy tác dụng diệt nấm tương đối nhanh. Vì thế việc sử dụng thuốc đặt sẽ giúp bạn ức chế sự phát triển, các hoạt động và tiêu diệt vi nấm trong âm đạo.

Một số loại thuốc đặt thường được sử dụng trong điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín, gồm:

  • Gyno-pevaryl
  • Ecozole
  • Lomexin
  • Mikopenotran
  • Clomaz
  • Canesten.

Lưu ý an toàn:

  • Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, thuốc đặt âm đạo có khả năng phát sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc với liều cao hoặc dùng thuốc không đúng cách. Vì thế nếu nhận thấy vùng kín phát sinh một số dấu hiệu bất thường, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định một loại thuốc điều trị thích hợp hơn.
  • Hiệu quả của một số loại thuốc tránh thai cơ học (màng ngăn âm đạo, bao cao su) thường giảm đáng kể khi được sử dụng trong thời gian chữa bệnh với nhóm thuốc đặt. Do đó nếu muốn phòng ngừa thai ngoài ý muốn, bạn cần tránh tham gia vào các hoạt động tình dục trong suốt thời gian điều trị bệnh với nhóm thuốc này.
Dùng thuốc đặt điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo
Dùng thuốc đặt điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo

2. Chữa nhiễm nấm Candida vùng kín bằng thuốc uống

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nấm Candida phát triển nhanh, hoạt động mạnh và có khả năng lan rộng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng nấm và một số loại thuốc đường uống phù hợp khác.

Việc sử dụng thuốc kháng nấm sẽ giúp bạn ức chế hoạt động gây viêm, phòng ngừa sự phát triển và lan rộng của các loại nấm. Đồng thời tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng ngừa phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Một số loại thuốc uống thường được chỉ định trong quá trình điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín, gồm:

  • Itraxcop
  • Sanuzo
  • Sporal
  • PymePUCAN
  • Canditral
  • Diflazon
  • Flucomedil.

Tương tự như thuốc đặt âm đạo, nhóm thuốc uống cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng thận trọng ở những người có tiền sử mắc bệnh tim, bị suy gan hoặc suy thận nặng, thiếu máu cục bộ.

Ngưng dùng thuốc khi phát sinh tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra bạn cần tránh mang thai trong và sau hai tháng dùng thuốc.

3. Thuốc dùng ngoài cải thiện triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida

Thuốc dùng ngoài thường được sử dụng với mục đích kiểm soát và làm giảm tình trạng ngứa ngáy, giảm đau, khó chịu và hỗ trợ điều trị viêm. Bên cạnh đó việc sử dụng loại thuốc này còn giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển và hoạt động gây viêm của nấm Candida, phòng ngừa nấm lây lan và sinh bệnh phía ngoài vùng kín.

Thông thường, Kevizole sẽ được sử dụng để phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida. Để chữa bệnh, bạn cần thoa kem lên vùng da bẹn hoặc những vùng da cận kề với vùng kín 1 lần/ngày. Thời gian điều trị từ 2 – 4 tuần hoặc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thuốc dùng ngoài cải thiện triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida
Thuốc dùng ngoài cải thiện triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida

Lưu ý an toàn:

  • Những loại thuốc nêu trên không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nhóm đối tượng này cần có phác đồ điều trị chuyên biệt.

Biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm Candida âm đạo

Để phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của tình trạng nhiễm nấm Candida âm đạo, bạn cần lưu ý và áp dụng một số biện pháp chăm sóc vùng kín sau:

  • Tránh mặc quần áo bó sát vào cơ thể, quần lót quá chật. Thay vào đó bạn nên mặc đồ lót và quần áo rộng rãi, thông thoáng và sạch sẽ để âm đạo luôn khô thoáng.
  • Tránh sử dụng những chất có khả năng gây kích ứng và kích thích như sữa tắm, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, chất khử mùi âm đạo. Đồng thời tránh thụt rửa âm đạo. Bởi điều này sẽ làm tăng mức độ viêm nhiễm và khiến bệnh lý ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên thay đồ lót, không mặc quần ẩm ướt.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu và đảm bảo rằng chúng đang ở mức cho phép trong trường hợp bạn bị tiểu đường.
  • Tắm rửa mỗi ngày, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Quần áo và đồ lót phải phơi ở những nơi có ánh nắng mặt trời.
  •  Nếu bệnh tái diễn nhiều lần, bạn nên chủ động đến bệnh viện và kiểm tra sức khỏe. Bởi khả năng cao bạn bị nhiễm nấm do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, uống thuốc tránh thai chứa estrogen, mắc bệnh đái tháo đường… khiến sức đề kháng suy giảm.
  • Trong trường hợp bị nhiễm nấm men, bạn nên sớm thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và áp dụng đúng phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu quan hệ tình dục trong thời gian bị nhiễm nấm, cần điều trị đồng thời cho cả bạn tình. Bởi trong thời gian thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục, nấm men có thể bám lại trên bao quy đầu khiến vị trí này bị viêm. Đồng thời làm tăng nguy cơ tái phát viêm nhiễm ở lần quan hệ kế tiếp.
Tránh mặc quần áo bó sát vào cơ thể, quần lót quá chật
Tránh mặc quần áo bó sát vào cơ thể, quần lót quá chật, không thông thoáng và ẩm ướt

Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp. Nếu muốn chữa khỏi, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán xác thực ngay sau khi vùng kín phát sinh các biểu hiện bất thường. Sau đó sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua và dùng thuốc để tránh gây nhờn thuốc, khó điều trị dứt điểm bệnh lý, tăng nguy cơ tái phát nhiều lần.

Bài viết liên quan:

5/5 - (17 bình chọn)

Chỉ vì viêm âm đạo mà Nhung bị chồng xa lánh, quan hệ ngoài luồng. Nhưng may mắn nhờ bài thuốc này mà chị đã khỏi viêm âm đạo, có cuộc sống hạnh phúc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *