Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú – Có bầu trộm

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không đa dạng như lần đầu mang thai hoặc như những trường hợp bình thường khác. Tuy nhiên thông tin về các dấu hiệu giúp chẩn đoán việc mẹ đang mang thai một lần nữa gần như là chính xác.

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú - Có bầu trộm
Tìm hiểu các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú – Có bầu trộm

Vì sao nữ giới có thai khi đang cho con bú

Tuy rằng nữ giới chỉ vừa mới sinh con cách đây vài tuần và đang trong thời kỳ cho con bú nhưng một số dấu hiệu mang thai có thể xảy ra. Điều này khiến nhiều chị em lo lắng về việc có thai lại lần 2 quá sớm, nửa tin nửa ngờ.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, hiện tượng thụ thai và các dấu hiệu mang thai xảy ra phổ biến ở những người phụ nữ vừa sinh và đang trong thời kỳ cho con bú. Điều này đã được nghiên cứu và lý giải như sau: Sau khi sinh con được 3 đến 6 tháng thì thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới sẽ hoạt động trở lại.

Đối với những người phụ nữ bị mất sữa hoặc kiêng cữ trong việc cho con bú mẹ thì cả thời điểm rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đều sẽ xuất hiện sớm hơn, thời gian xuất hiện dao động trong khoảng 6 đến 7 tuần.

Tuy nhiên thời điểm rụng trứng và có kinh mà các nhà nghiên cứu học đã kết luận không hoàn toàn toàn chính xác. Bởi những thời điểm này có thể thay đổi và xuất hiện bất kỳ lúc nào tùy thuộc vào tình hình sức khỏe và thể trạng của mẹ sau khi sinh. Chính điều này đã khiến nhiều người phụ nữ chủ quan trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục.

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khi trứng đã rụng. Do đó khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động tình dục đúng vào lúc trứng rụng thì khả năng thụ thai vẫn rất cao cho dù nữ giới đang trong thời kỳ cho con bú. Điều này chứng tỏ hiện tượng nữ giới mang thai lần thứ hai khi đang chăm sóc và cho con bú được vài tuần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Khả năng thụ thai khi hoạt động tình dục đúng vào lúc trứng rụng vẫn rất cao
Khả năng thụ thai khi hoạt động tình dục đúng vào lúc trứng rụng vẫn rất cao cho dù nữ giới đang trong thời kỳ cho con bú

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú không đa dạng như lần đầu mang thai hoặc như những trường hợp bình thường khác. Tuy nhiên những dấu hiệu được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn chắc chắn về khả năng thụ thai và sinh con lần hai sau vài tuần sinh nở. Cụ thể:

1. Bé bỏ bú sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn và cung cấp dinh dưỡng chính. Hơn thế đây còn là món yêu thích của trẻ, đặc biệt là khi đói. Thông thường, khi ngửi thấy mùi sữa từ bầu ngực của mẹ, bé sẽ cảm thấy phấn khích và bú sữa mẹ liên tục cho đến khi no căng bụng, không còn bú được nữa mới nhả ti mẹ ra.

Tuy nhiên trẻ có thể đột ngột không hứng thú trong việc bú sữa mẹ nữa mặc dù mẹ để bầu ngực gần miệng bé hoặc bé đang đói. Nguyên nhân là do lúc này sữa mẹ đã mang một hương vị mới và khác lạ khiến trẻ không thích bú. Mùi vị này được xác định là mùi chua chua xuất hiện trong sữa mẹ. Chính điều này đã khiến hương vị của sữa mẹ không còn thơm ngon tự nhiên.

Mặt khác, ở một số trường hợp, trẻ bị đau bụng, tiêu chảy và gặp một số vấn đề về tiêu hóa khác sau khi bú sữa mẹ xong. Điều này khiến bé ngày càng không thích sữa, xa lánh bầu ti của mẹ, không thường xuyên bú sữa mẹ và dần dần bỏ ăn.

Nguyên nhân khiến hương vị tự nhiên của sữa thay đổi, trẻ dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau bú là do sự gặp nhau, kết hợp giữa trứng và tinh trùng khiến nội tiết tố của nữ giới thay đổi.

2. Liên tục có cảm giác đau ngực

Liên tục có cảm giác đau ngực là một trong những dấu hiệu mang thai bình thường của nữ giới khi chưa trải qua quá trình sinh nở và chăm con. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xuất hiện trở lại khi có thai trong thời kỳ cho con bú.

So với lần đầu mang thai, cảm giác đau ngực khi mang thai lần hai có mức độ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt ngực của nữ giới sẽ đau nhiều hơn ở mỗi lần cho con bú. Chính vì cảm giác đau tức ngực cùng với thói quen ngậm ti bú sữa mẹ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu, ngày càng đau tức ngực, lâu dần không muốn cho bé bú nữa.

Do vậy khả năng đã mang thai của bạn sẽ tăng cao nếu những dấu hiệu nêu trên xuất hiện.

So với lần đầu mang thai, cảm giác đau ngực khi mang thai lần 2 có mức độ nghiêm trọng hơn
So với lần đầu mang thai, cảm giác đau ngực khi mang thai lần hai có mức độ nghiêm trọng hơn

3. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi đã xảy ra từ thời điểm nữ giới mang thai, kéo dài đến khi sinh con, chăm sóc và cho con bú. Tuy nhiên cảm giác mệt mỏi sẽ tăng cao và xảy ra liên tục khi nữ giới mang thai trong thời gian chăm sóc con nhỏ bằng sữa mẹ .

Lúc này, nữ giới không chỉ cảm thấy mệt mỏi mà còn có cảm giác khó chịu, ngột ngạt, bức bối và dễ cáu giận. Điều này thực sự khôn quá khó hiểu khi nữ giới phải san sẻ năng lượng và dinh dưỡng cho cả hai đứa bé cùng một lúc khiến sức khỏe của mẹ bị cạn kiệt.

4. Xuất hiện những cơn ốm nghén

Khi mang thai, nữ giới không chỉ có cảm giác mệt mỏi, cáu gắt, đau tức ngực mà còn thường xuyên cảm nhận những cơn ốm nghén đầy khó chịu. Cảm giác buồn nôn và nôn ói vẫn xuất hiện ngay cả khi nữ giới mang thai trong thời gian cho trẻ bú.

Khi những cơn ốm nghén xuất hiện, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể có nhiều triệu chứng khó chịu gồm : Ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu ở vùng bụng, buồn nôn, nôn khan…

5. Suy nhược cơ thể

Do phải thực hiện đồng thời hai hoạt động gồm chăm sóc cho con nhỏ sau sinh và thích ứng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai nên mẹ phải cung cấp năng lượng, dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và thai nhi cùng một lúc. Tuy nhiên không phải tất cả nữ giới rơi vào trường hợp này đều có đủ sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt những điều nêu trên.

Hơn thế, việc vừa chăm sóc con nhỏ, bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi vừa phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén càng khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, kiệt sức do không đủ năng lượng, khó khăn hơn tron việc ăn uống và sinh hoạt.

Suy nhược cơ thể
Nữ giới bị suy nhược do phải thực hiện đồng thời hai hoạt động gồm chăm sóc cho con nhỏ sau sinh và thích ứng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai

Biện pháp phòng ngừa mang thai khi đang cho con bú

Tỉ lệ mang thai sau sinh và trong thời kỳ cho con bú rất cao. Vì thế nếu muốn phòng ngừa mang thai ở thời điểm này, nữ giới quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai khi đang cho con bú cần đặc biệt thận trọng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Nguyên nhân là do bản thân của nữ giới lúc này phải nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ.

Những biện pháp tránh thai được xác định là an toàn và hiệu quả đối với nữ giới trong thời kỳ cho con bú gồm:

1. Cấy que tránh thai sau khi sinh

Cấy que tránh thai sau khi sinh là một biện pháp tránh thai hiệu quả và có độ an toàn cao. Đối với biện pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng que tránh thai có kích thước nhỏ và chứa hormone progesterone để cấy trực tiếp vào phần dưới da tay của nữ giới.

Tùy theo thể trạng của bạn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, một hoặc nhiều que tránh thai sẽ được sử dụng để cấy vào da. Điều này giúp ngăn chặn hiện tượng thụ thai xảy ra.

2. Uống thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai là biện pháp được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Bởi biện pháp này có khả năng mang đến hiệu quả tránh thai cao, dễ sử dụng và tiện lợi. Tuy nhiên để đàm bảo cho trẻ bú sữa mẹ, bạn chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khi bác sĩ chuyên khoa cho phép. Đồng thời sử dụng đúng loại thuốc mà bác sĩ yêu cầu.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn sử dụng thuốc tránh thai có chứa progestin. Đây là một loại thuốc tránh thai có khả năng phòng ngừa mang thai hiệu quả, tương đối an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và không làm biến chất hay làm giảm chất lượng của sữa mẹ.

Uống thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai là biện pháp được sử dụng phổ biến để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn

3. Tránh thai bằng màn chắn cho âm đạo

Việc sử dụng màn chắn cho âm đạo có thể giúp bạn phòng ngừa mang thai lần 2 quá sớm. Màn chắn này được tạo ra từ chất liệu latex và có kết cấu dẻo. Màn chắn cho âm đạo thường có hình vòm, nông và có phần vành dẻo.

Để ngăn tinh trùng và trứng gặp nhau, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng màn chắn đặt trong âm đạo của bạn sao cho màn chắn này bao dược cổ tử cung. Từ đó giúp làm giảm tối đa khả năng mang thai của nữ giới.

4. Sử dụng bao cao su

Tương tự như các loại thuốc tránh thai, việc mang bao cao su khi hoạt động tình dục sẽ giúp bạn ngăn tinh trùng gặp trứng, phòng ngừa mang thai hiệu quả. Ngoài ra, do có tính an toàn cao, dễ sử dụng và đơn giản nên biện pháp tránh thai này được áp dụng phổ biến.

Bao cao su loại nữ có hình dáng tương tự như chiếc nhẫn, chính giữa có kèm theo túi. Trước khi hoạt động tình dục, bạn hãy nhẹ nhàng đặt bao cao su vào âm đạo. Khi các hoạt động tình dục diễn ra, nam giới lên đỉnh và xuất tinh, thì lượng tinh dịch cùng tinh trùng sẽ được lưu lại, nằm gọn trong bao cao su. Điều này giúp tinh trùng không di chuyển vào được âm đạo và không thể gặp trứng. Điều này giúp giảm hoàn toàn khả năng thụ thai lần hai của nữ giới sau khi sinh.

5. Đặt vòng tránh thai

Bạn có thể đặt vòng tránh thai sau khi sinh nếu không muốn thụ thai trong thời điểm chăm sóc con nhỏ. Vòng tránh thai được tạo ra từ nhựa dẻo, bên trong được gắn một ít đồng. Khi đặt vòng tránh thai vào tử cung, rất nhanh sau đó những quá trình hóa học sẽ diễn ra và gây nhiều bất lợi cho sự gặp mặt và thụ tinh của tinh trùng và trứng. Điều này giúp phòng ngừa mang thai hiệu quả.

Nữ giới nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh nếu không muốn thụ thai trong thời điểm chăm sóc con nhỏ
Nữ giới nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh nếu không muốn thụ thai trong thời điểm chăm sóc con nhỏ

Biện pháp chăm sóc bản thân khi mang thai lần hai

Nhiều nữ giới sau sinh rơi vào tình trạng mang thai lần hai quá sớm do chưa nắm rõ giai đoạn rụng trứng và không dùng biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục. Điều này khiến nhiều mẹ mệt mỏi và gặp rắc rối trong việc chăm sóc cả hai đứa trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe, giảm bớt mệt mỏi và cảm giác khó chịu từ những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, bạn nên chú ý chăm sóc bản thân bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm soát sức khỏe bằng cách đi khám thai định kỳ.

1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh

Mọi loại thực phẩm được đưa vào cơ thể cũng như thói quen ăn uống trong thời kỳ mang thai đều có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, ăn uống lành mạnh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho thai nhi. Ngược lại, nếu ăn uống kém lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng sức khỏe của thai nhi sẽ suy yếu.

Chính vì thế, bạn cần lưu ý dung nạp đủ protein bằng việc bổ sung các loại thực phẩm gồm trứng, sữa, thịt, chuối, các loại hạt, ngô ngọt, bơ, súp lơ xanh. Ngoài ra khi mang thai lần hai, bạn cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin để thai nhi và trẻ sau sinh phát triển toàn diện, tăng đủ cân, sinh đủ ngày, đủ tháng.

Bạn nên thêm vào khẩu phần ăn uống các loại cá và thực phẩm giàu axit béo omega-3 khác để hỗ trợ cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ thông minh và khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đồng thời phòng ngừa được tình trạng sinh non.

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có lợi, bạn cũng cần lưu ý tránh dung nạp các loại thực phẩm gây hại gồm: Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, pho mát, khoai tây chân, bánh bơ đậu phộng, các loại đồ uống có caffein, có cồn, có ga, món ăn cay nóng, nhiều gia vị…

2. Sinh hoạt điều độ, vận động hàng ngày

Nữ giới thường cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi phải vừa chú ý chăm sóc cho con nhỏ vừa lo lắng cho thai nhi. Tuy nhiên bạn nên dành một ít thời gian để vận động mỗi ngày. Cụ thể như đi bộ quanh nhà, làm những công việc nhẹ nhàng.

Trong trường hợp quá mệt để chăm sóc cho cả hai đứa trẻ, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Tuyệt đối không gắng sức để trảnh rơi vào tình trạng suy nhược dẫn đến ngất xỉu.

3. Khám thai định kỳ

Để kiểm soát sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi, bạn nên đi khám thai định kỳ. Bởi việc thường xuyên khám thai sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý mà thai phụ hoặc thai nhi đang mắc phải. Đồng thời theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Đi khám thai định kỳ
Nữ giới nên đi khám thai định kỳ kiểm soát sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi

Những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú có thể giúp bạn sớm phát hiện tình trạng mang thai sau sinh. Từ đó sớm có những biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm sóc sức khỏe cho trẻ mới sinh và thai nhi cẩn thận và kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả ba.

Bài viết liên quan:

4.1/5 - (14 bình chọn)

Từ sau khi hoàn thiện, bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ giới chuyên môn, cùng sự tin tưởng của người bệnh. Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *