Bà bầu ăn nho có tốt không? 3 tháng đầu có nên ăn?
Nội dung bài viết
Quả nho chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại trái cây thơm ngon được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nhiều bà bầu thắc mắc, khi mang thai ăn nho liệu có tốt không? Tìm hiểu tác dụng của quả nho với sức khỏe thai kỳ để hiểu hơn vấn đề này.
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nho
Chính sự đa dạng trong hương vị và chủng loại đã biến quả nho trở thành một thực phẩm được ưa chuộng. Nho là loại trái cây không chỉ có hương vị rất tuyệt vời mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Tất cả là nhờ vào lượng vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào trong quả nho.
Theo phân tích từ các nghiên cứu, chỉ trong 100g nho tươi có chứa:
- Năng lượng: 69kcal
- Carbohydrate: 18.1g
- Đường: 15.48g
- Chất xơ: 0.9g
- Chất béo: 0.16g
- Chất đạm: 0.72g
- Vitamin C: 3.2mg
- Vitamin K: 14.6 μg
- Vitamin E: 0.19mg
- Thiamine: 0.069mg
- Riboflavin: 0.07mg
- Niacin: 0.188mg
- Acid pantothenic: 0.05mg
- Vitamin B6: 0.086mg
- Folate: 2 μg
- Choline: 5.6mg
- Canxi: 10mg
- Magie: 7mg
- Phốt pho: 20mg
- Kali: 191mg
- Natri: 2mg
- Mangan: 0.071mg
- Kẽm: 0.07mg
Bà bầu ăn nho có tốt không?
Để biết được bà bầu ăn nho có tốt không thì việc tìm hiểu tác dụng của loại trái cây này với sức khỏe thai kỳ là rất cần thiết. Dưới đây là một số lợi ích mà bà bầu nhận được khi ăn nho:
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Khi bước vào thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch tự nhiên của nữ giới có xu hướng suy giảm. Việc bổ sung các nguồn thực phẩm giúp nâng cao miễn dịch là rất cần thiết. Trong đó quả nho được cho là một lựa chọn rất hữu ích.
Trong quả nho có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa rất tốt, bao gồm anthocyanin, tannin, flavonol… Nhờ đó mà có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng khi mang thai.
2. Ngăn ngừa táo bón
Táo bón thai kỳ là tình trạng khiến rất nhiều mẹ bầu đau đầu. Bởi nó không chỉ làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai trong thời gian đầu thai kỳ.
Bà bầu không nên quá lo lắng, nho chính là loại trái cây nhuận tràng tự nhiên có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Trong 100g nho sẽ có tới 0.9g chất xơ. Điều này rất hữu ích với hoạt động tiêu hóa. Đặc biệt là có thể giúp cải thiện vấn đề táo bón trong thai kỳ.
3. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé yêu
Trong thai kỳ, nhu cầu dưỡng chất của mẹ bầu thường sẽ tăng lên. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng để bé yêu phát triển khỏe mạnh.
Hàm lượng vitamin B rất dồi dào trong quả nho có thể hỗ trợ sự chuyển hóa của cơ thể. Từ đó sẽ giúp cho thai nhi nhận được nhiều dưỡng chất từ mẹ hơn. Hơn nữa, lượng vitamin A và flavonol trong quả nho còn đặc biệt tốt cho sự phát triển thị lực của thai nhi.
4. Khắc phục chứng chuột rút
Những cơn chuột rút khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến các mẹ bầu. Không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà đôi khi còn cản trở chất lượng giấc ngủ và việc sinh hoạt thường ngày.
Nho là loại trái cây có chứa hàm lượng magie dồi dào. Như đã phân tích, trong 100g nho sẽ có 7mg magie. Hàm lượng này có thể đáp ứng 2% nhu cầu của cơ thể mỗi ngày.
Magie chính là khoáng chất có khả năng hỗ trợ truyền dẫn thần kinh cơ. Từ đó giúp làm dịu cơn đau và khắc phục tình trạng chuột rút khi mang thai rất hiệu quả.
5. Giảm hình thành máu đông
Nho được xem như một loại thuốc làm loãng máu tự nhiên. Bởi một số thành phần trong loại trái cây này có thể hạn chế sự sản xuất quá nhiều vitamin K của cơ thể.
Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu khi mang thai, đặc biệt là khi chuyển dạ. Ngoài ra, việc tiêu thụ một ly nhỏ nước ép nho mỗi ngày còn có tác dụng làm giảm căng thẳng cho bà bầu trước thời gian chuyển dạ.
6. Phát triển hệ thần kinh thai nhi
Các chuyên gia cho biết, trong quả nhỏ có chứa một lượng acid folic. Đây chính là thành phần dưỡng chất không thể thiếu với sự hình thành cũng như phát triển của hệ thần kinh và não bộ của bé yêu khi còn trong bụng mẹ.
Đặc biệt, đối với thai nhi trong giai đoạn mới hình thành thì việc bổ sung đầy đủ acid folic có thể làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Và việc ăn nho chính là cách tốt giúp bổ sung acid folic. Từ đó giúp kiến tạo não bộ, hệ thống dây thần kinh trong não bộ và tủy sống của thai nhi.
Hơn nữa, acid béo Omega-3 và DHA có trong quả nhỉ cũng rất quan trọng. Các dưỡng chất này được cho là đóng vai trò không thể thiếu với sự hình thành cũng như phát triển não bộ của thai nhi.
7. Kiểm soát tình trạng hen suyễn và viêm khớp
Nhiều thành phần dưỡng chất có trong quả nho được đánh giá là có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng hen suyễn và viêm khớp. Nho có khả năng hydrat hóa và làm tăng độ ẩm của phổi. Từ đó giúp các bà bầu tránh xa triệu chứng hen suyễn.
Hơn nữa các hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong quả nho còn giúp chống viêm rất tốt. Điều này giúp hỗ trợ hạn chế chứng viêm khớp và các tình trạng viêm khác khi mang thai.
8. Hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng
Một số thành phần acid hữu cơ có trong quả nho giúp trung hòa vi khuẩn trong miệng. Ngoài ra chúng còn chịu trách nhiệm với sự hình thành và duy trì canxi bên trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng sâu răng, hôi miệng khi mang thai.
9. Bổ sung máu cho bà bầu
Các chuyên gia cho biết, nho được biết đến là một trong những thực phẩm bổ máu. Nó chứa lượng sắt dồi dào giúp duy trì mức độ huyết sắc tố ổn định cho các mẹ bầu. Việc ăn nho khô, nho tươi hay uống nước ép nho khi mang thai đều rất tốt. Nó có thể giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng thiếu máu khi mang thai.
10. Giảm stress, căng thẳng
Trong quá trình mang thai, những thay đổi đột ngột trong cơ thể sẽ khiến các mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, stress. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ rất nguy hại cho sức khỏe thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Lúc này, việc bổ sung quả nho vào khẩu phần ăn là rất cần thiết. Một số hoạt chất chống oxy hóa và khoáng chất trong nho có thể giúp mẹ bầu thoải mái đầu óc và ngủ ngon hơn. Từ đó khắc phục tốt tình trạng căng thẳng, stress.
11. Giảm chứng phù nề
Phù nề là một trong những triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu kể từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Nguyên nhân là do lưu lượng chất lỏng ở trong cơ thể có xu hướng tăng. Cùng với đó các mô cũng sẽ giữ nhiều nước hơn. Lúc này, chân và tay của các bà bầu thường rất dễ bị sưng phù.
Nho chính là một lựa chọn rất hữu ích có thể giúp làm giảm tình trạng tích nước. Bởi hàm lượng canxi và magie trong loại quả này tương đối dồi dào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, canxi và magie giúp làm giảm tình trạng phù nề rất hiệu quả.
12. Tăng cường trao đổi chất
Hàm lượng đường glucose trong quả nho rất dồi dào. Đây là loại đường được tiêu thụ trực tiếp vào trong máu. Việc ăn 1 lượng nho vừa phải có thể sẽ giúp các bà bầu giảm cảm giác mệt mỏi khi mang thai.
Đồng thời loại trái cây này còn có tác dụng làm ổn định quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được các tình trạng chóng mặt, đau đầu, hoa mắt…
13. Cải thiện làn da
Vitamin E và K có trong quả nho là những chất có khả năng chống oxy hóa cực mạnh. Các thành phần này giúp tăng cường tái tạo làn da, giúp da sáng và đều màu hơn.
Khi mang thai, mẹ bầu thường lo lắng trước các vấn đề về da như nám, sạm và nhăn nheo. Việc bổ sung nho vào khẩu phần ăn rất hữu ích với vấn đề cải thiện tình trạng lão hóa da. Hơn nữa, thành phần resveratrol trong quả nho còn kích hoạt các enzyme giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.
Một số lưu ý dành cho bà bầu khi ăn nho
Nho là loại trái cây rất ngon miệng được nhiều bà bầu yêu thích. Việc bổ sung nho vào khẩu phần ăn là cần thiết để hỗ trợ mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, các bà bầu cần nhớ rằng thai kỳ là khoảng thời gian khỏe mạnh. Cần chú ý ăn uống đúng cách để tránh gặp phải các vấn đề rủi ro.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho bà bầu khi bổ sung nho:
1. Mang thai 3 tháng đầu ăn nho được không?
Khoảng thời gian đầu mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất), cơ thể nữ giới thường có nhiều thay đổi và rất nhạy cảm. Vậy lúc này bà bầu ăn nho có tốt không?
Theo nhận định từ các chuyên gia thì nữ giới hoàn toàn có thể ăn nho khi vừa bước vào thai kỳ. Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ 3 thì việc ăn nho thường không được khuyến khích. Mẹ bầu vẫn có thể bổ sung nhưng chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ.
Việc ăn nho trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây nóng trong người. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, có thể bị mọc mụn nhọt hay các triệu chứng bất thường khác. Từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ.
2. Bà bầu nên ăn nho xanh hay nho đỏ?
Cả nho xanh và nho đỏ đều chứa nhiều thành phần hữu ích tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng không phải là mẹ bầu ăn nho xanh hay nho đỏ mà cần chú ý chọn được loại nho đảm bảo chất lượng. Đồng thời chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ.
3. Ăn nho có gây ra tác dụng phụ không?
Quả nho mặc dù được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Bao gồm:
– Nhiễm độc:
Ăn nho với một số lượng quá mức cho phép có thể khiến bà bầu bị nhiễm độc. Bởi trong những quả nho có vỏ sẫm màu sẽ chứa 1 lượng lớn resveratrol. Đây là một hợp chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho bà bầu có nội tiết tố bị mất cân bằng. Đặc biệt là nó có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ.
– Tiêu chảy:
Nho đen hay nho đỏ có vỏ dày thường rất khó tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây ra tiêu chảy ở những bà bầu có hệ tiêu hóa yếu. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn nho chưa chín. Bởi nó có thể gây ợ nóng, buồn nôn, nôn ói hay đau đầu.
– Tăng chỉ số đường huyết:
Chính lượng đường tự nhiên trong nho mang đến hương vị rất tuyệt vời. Tuy nhiên chúng có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt là khi mẹ bầu ăn nhiều nho trong thời gian dài.
4. Bà bầu được uống rượu nho không?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo là cần tránh xa tất cả các thức uống có chứa cồn. Bởi đây là thành phần có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nho rất tốt cho sức khỏe thai kỳ nhưng rượu nho thì không. Bởi rượu nho có chứa cồn, tốt nhất bà bầu không nên uống loại rượu này khi đang mang thai.
5. Gợi ý một số cách ăn nho cho bà bầu
Cách đơn giản nhất cho bà bầu là ăn trực tiếp quả nho tươi. Tuy nhiên, có thể đa dạng với nhiều cách chế biến khác. Điều này tạo cảm giác lạ miệng nhưng vẫn giữ được các thành phần dưỡng chất có trong quả nho.
– Làm nước ép nho nguyên chất:
- Chuẩn bị khoảng 250g nho tươi đem ngâm nước muối loãng 10 phút rồi rửa lại vài lần với nước sạch
- Để ráo nước rồi cho vào máy ép lấy phần nước cốt
- Cho nước ép nho ra ly, vắt thêm nửa quả chanh, thêm chút đường vào khuấy tan
- Có thể cho thêm vài viên đá vào rồi uống trực tiếp
– Món nho nhúng chocolate:
- Chuẩn bị 300g chocolate trắng, 450g nho không hạt, 150g đậu phộng muối giã nhỏ và 10ml shortening
- Chocolate trắng và shortening cho vào tô chịu nhiệt rồi quay trong lò vi sóng 30 giây để thu hỗn hợp mịn
- Đậu phộng đem rải đều lên trên 1 chiếc khay sạch có lót giấy nến
- Nho đem ngâm rửa với nước muối loãng rồi để cho ráo nước
- Đem nho nhúng vào hỗn hợp chocolate và lăn qua đậu phộng
- Thành phẩm thu được đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức dần
6. Khi nào bà bầu không nên ăn nho?
Một số vấn đề sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu bổ sung nho vào khẩu phần ăn. Tốt nhất các bà bầu không nên ăn nho khi gặp một số trường hợp dưới đây:
- Tiểu đường thai kỳ
- Tăng cân quá mức
- Dễ bị dị ứng
- Khó tiêu, hệ tiêu hóa yếu
7. Các vấn đề cần lưu ý khác
Ngoài các vấn đề nói trên thì các bà bầu cũng cần chú ý đến một số khuyến nghị sau khi ăn nho:
- Nên rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trước khi ăn để đảm bảo sạch sẽ. Đồng thời hãy loại bỏ vỏ bởi phần vỏ có thể gây ra tình trạng khó tiêu khi mang thai.
- Bà bầu cũng đừng nên ăn hạt nho. Đặc biệt là trong trường hợp đang sử dụng các thực phẩm bổ sung. Bởi nó có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
- Tuyệt đối không ăn quả nho chung với sữa, nước khoáng, cá hay dưa leo… Bởi có thể khiến dạ dày khó chịu. Thậm chí gây ngộ độc.
- Bà bầu vẫn có thể ăn nho khô nhưng thành phần dưỡng chất không nhiều. Vì thế sẽ không nhận được nhiều tác dụng hữu ích.
- Nho là loại trái cây rất dễ hỏng nên thường được dùng hóa chất bảo quản. Bà bầu cần chú ý chọn mua nho có nguồn gốc an toàn, đảm bảo chất lượng.
Mong rằng những thông tin từ bài viết đã giúp các bà bầu có được câu trả lời cho vấn đề ăn nho có tốt không? Nho rất tốt nhưng cần bổ sung đúng cách và hợp lý. Nếu bạn có thêm thắc mắc về việc ăn nho khi mang thai thì có thể tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!