Đau bụng dưới rốn là bị bệnh gì? (ở nam và nữ)

Đau bụng dưới rốn thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, đường tiết niệu hoặc hệ thống tiêu hóa. Trong một số trường hợp các nguyên nhân này cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

đau bụng dưới rốn
Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu các bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa và hệ thống sinh dục

Đau bụng dưới rốn là gì?

Đau bụng dưới rốn có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Các nguyên nhân có thể bao gồm nhiễm trùng, bất thường ở cơ quan nội tạng hoặc các cơ đau liên quan đến khu vực xương chậu.

Mặc dù thường phổ biến ở nữ giới nhưng các cơn đau dưới rốn có thể ảnh hưởng đến cả hai giới và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chung có thể ảnh hưởng đến cả hai giới thường bao gồm:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu mạnh, thường xuyên và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Có hơn 50% nữ giới trải qua các triệu chứng viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời và 20 – 30% phụ nữ tái phát thường xuyên.

Nguyễn Thị Luận chia sẻ về Sơ can Bình vị tán
May mắn thay, nhờ bài thuốc Đông y Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc 145 Hoa Lan mà chị Nguyễn Thị Luận đã thoát khỏi những ám ảnh, đau đớn do khuẩn HP và trào ngược gây nên CHỈ SAU MỘT LIỆU TRÌNH, bắt đầu có cuộc sống vui khỏe như chưa từng bị bệnh.
Đau bụng dưới rốn ở nữ
Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau vùng bụng dưới ở nam và nữ 

Các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc vào độ tuổi và khu vực nhiễm bệnh. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:

  • Đau bụng dưới rốn
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu có màu đục, có máu hoặc có mùi mạnh
  • Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau cơ hoặc đau bụng

Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tự khỏi. Tuy nhiên thông thường tình trạng này được điều trị bằng một đợt trị liệu kháng sinh ngắn.

2. Bệnh lây qua đường tình dục

Đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Bên cạnh các cơn đau, nữ giới có thể gặp các triệu chứng khác như đau khi đi tiểu, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiết khí hư màu xanh, vàng hoặc có mủ. Ở nam giới, các triệu chứng khác có thể bao gồm đau ở dương vật, xuất tinh đau hoặc tiết dịch bất thường ở đầu dương vật.

Cách trị đau bụng dưới rốn ở nam
Các bệnh nhiễm trùng qua đường tiết niệu có thể dẫn đến đau bụng dưới rốn và các dấu hiệu khác

Các bệnh lây qua đường tình dục có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng qua đường tình dục, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa lâu dài có thể dẫn đến khó chịu và đau vùng bụng dưới rốn mãn tính. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Đau bụng và chuột rút dữ dội, cơn đau thường có xu hướng được cải thiện sau khi đại tiện
  • Có cảm giác ruột không được làm sạch sau khi đi đại tiện
  • Đầy hơi và thường xuyên thả khí
  • Có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
  • Sưng và đầy bụng

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể không giống nhau ở các đối tượng bệnh. Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý khác và gây khó khăn cho công tác điều trị.

4. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm, sưng và hình thành mủ. Dấu hiệu đặc trưng là dẫn đến các cơn đau đớn lan khắp vùng bụng những thương tập trung ở vùng bụng dưới rốn bên phải.

Đau bụng dưới rốn, đi ngoài
Viêm ruột thừa có thể gây đau phần bụng dưới bên phải

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau khi ho hoặc hắt hơi
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Không có khả năng truyền khí
  • Sốt
  • Táo bón
  • Ăn mất ngon

Viêm ruột thừa được xem là một tình trạng khẩn cấp cần điều trị y tế ngay lập tức, đặc biệt là khi người bệnh bị sốt và nôn nôn mửa. Do đó, nếu trải qua các cơn đau ruột thừa hoặc nghi ngờ tình trạng viêm ruột thừa, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

5. Sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu hình thành khi muối và khoáng chất, chẳng hạn như canxi, tích tụ bên trong nước tiểu và cơ thể gặp khó khăn khi loại bỏ nước tiểu. Các khoáng chất này có thể kết tụ lại với nhau và kết tinh thành sỏi tiết niệu.

Khi các viên sỏi này cố gắng vượt qua đường tiết niệu để ra khỏi cơ thể sẽ dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn hoặc đau lưng dưới. Các triệu chứng khác có thể bao gồm khó tiểu và có máu bên trong nước tiểu.

Việc điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện các cơn đau. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể phá vỡ sỏi. Ngoài ra, nếu các viên sỏi lớn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn ở nữ giới

Đau bụng dưới rốn ở nữ giới là các cơn đau ảnh hưởng đến phần thấp nhất của bụng, dưới rốn và trên háng. Các cơn đau này có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh, giai đoạn rụng trứng hoặc các vấn đề về hệ thống tiêu hóa như không dung nạp thực phẩm. Ngoài ra, các cơn đau cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, các nguyên nhân có thể dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn ở phụ nữ bao gồm:

1. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng có thể dẫn đến các cơn đau dưới rốn ở phụ nữ. Hơn 50% phụ nữ có kinh nguyệt sẽ trải qua các cơn đau bụng kinh ít nhất 1 – 2 lần mỗi chu kỳ, đặc biệt là ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Đau bụng dưới rốn ở nữ
Đau bụng kinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến khí chịu ở vùng bụng dưới của phụ nữ

Cơn đau bụng kinh thường xảy ra 1 ngày trước khi ngày hành kinh bắt đầu và có thể kéo dài 1 – 2 ngày. Nguyên nhân phổ biến là do tử cung cơ lại và bắt đầu loại bỏ các lớp niêm mạc để tạo thành kinh nguyệt. Phụ nữ bị đau bụng kinh có thể cảm thấy cơn đau tương tự như các các cơ thắt từng đợt hoặc đau nhói liên tục.

Để cải thiện các cơn đau, người bệnh có thể sử dụng miếng đệm chườm ấm hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen.

Trong trường hợp các cơn đau dữ dội, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có cách khắc phục phù hợp.

2. Thời kỳ rụng trứng

Các cơn đau dưới rốn ở một bên cơ thể giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của thời kỳ rụng trứng.

Khi rụng trứng, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng cùng với một số chất lỏng khác. Trứng sẽ đi vào ống dẫn trứng và tử cung. Các chất lỏng do buồng trứng tiết ra sẽ lan rộng ở vùng xương chậu và đôi khi có thể kích thích xương chậu và dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn.

Các cơn đau liên quan đến thời kỳ rụng trứng có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ. Trong một số trường hợp cơn đau có thể lan rộng sang hai bên cơ thể, tùy thuộc vào buồng trứng giải phóng trứng.

Thông thường các cơn đau do rụng trứng là cơn đau tạm thời và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể chườm nóng hoặc tham khảo các loại thuốc giảm đau.

3. Viêm bàng quang kẽ

Một người phụ nữ có thể bị viêm bàng quang liên tục, thường xuyên tái phát mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này được gọi là viêm bàng quang kẽ.

Viêm bàng quang kẽ có thể dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn và các dấu hiệu khác như đau khi đi tiểu, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Việc điều trị thường bao gồm cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng khác thể xảy ra.

4. Bệnh viêm vùng chậu

Các cơn đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu, một bệnh nhiễm trùng bên trong tử cung có thể làm tổn thương các mô xung quanh. Viêm vùng chậu có thể phát sinh nếu vi khuẩn từ âm đạo hoặc cổ tử cung xâm nhập vào vùng chậu và gây nhiễm trùng.

Thông thường, viêm vùng chậu là biến chứng của các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Bên cạnh các cơn đau vùng chậu, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như khí hư bất thường hoặc ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Đau quặn bụng dưới rốn
Viêm vùng chậu là biến chứng phổ biến của các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục

Viêm vùng chậu làm tăng nguy cơ vô sinh nữ. Theo một số thống kê, cứ 8 phụ nữ mắc bệnh viêm vùng chậu sẽ có 1 người gặp khó khăn trong quá trình thụ thai. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sẹo ở đường sinh sản không thể điều trị bằng kháng sinh. Do đó, điều trị sớm và điều rất quan trọng.

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi nội mạc tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Tình trạng này dẫn đến các cơn đau vùng chậu (dưới rốn) mãn tính, kéo dài ở một số phụ nữ.

Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, các mô nội mạc tử cung sẽ phản ứng với các thay đổi nội tiết tố và có thể gây chảy máu như chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp này, máu và các chất dịch không thể thoát ra khỏi âm đạo. Điều này dẫn đến viêm và đau ở khu vực xương chậu.

Các cơn đau lạc nội mạc tử cung có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tình trạng này cũng có thể gây khó khăn khi mang thai ở một số phụ nữ. Do đó, để tránh các rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

6. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng xảy ra khi phôi thai bám vào bất cứ vị trí nào bên ngoài tử cung và bắt đầu phát triển. Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở khu vực dưới rốn, vùng xương chậu và thường ảnh hưởng ở một bên cơ thể.

7. Sẹo vùng chậu

Sẹo vùng chậu có thể dẫn đến tình trạng kết dính các mô sẹo. Điều này dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn nghiêm trọng do cơ thể phải thay đổi để thích nghi với sự kết dính. Các mô sẹo này có thể được hình thành do nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung hoặc các vấn đề khác.

Sẹo ở vùng chậu có thể cần phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để giảm độ bám dính, cải thiện các cơn đau và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

8. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể xảy ra khi buồng trứng không giải phóng trứng. Các nang trứng có thể không mở ra hoàn toàn hoặc có thể bị tắc dẫn đến tích tụ các chất lỏng. Điều này dẫn đến hình thành các khối u nang với các triệu chứng như đầy hơi, áp lực hoặc các cơn đau bụng bên dưới rốn.

Trong một số trường hợp, u nang buồng trứng có thể tự biến mất. Tuy nhiên, đôi khi u nang có thể gây chảy máu, vỡ, dẫn đến đau nhói và viêm vùng chậu nghiêm trọng. Tình trạng này cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau bụng dưới và đau lưng
U nang buồng trứng có thể dẫn đến các cơn đau ở phần bụng dưới rốn

9. U xơ tử cung

U xơ tử cung là tình trạng hình thành các khối u ở các mô sợi, cơ bên trong tử cung. Mặc dù hầu hết các trường hợp, tình trạng này không nguy hiểm và không dẫn đến ung thư, tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể vị đau đớn khi quan hệ tình dục.

U xơ tử cung cũng có thể dẫn đến rong kinh, đau bụng kinh dữ dội hoặc các biến chứng kinh nguyệt khác.

Một số u xơ có thể không cần điều trị, tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Đau bụng dưới rốn ở nam giới là bệnh gì?

Đau bụng dưới rốn ở nam giới có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng viêm một tuyến nhỏ ở hệ thống sinh sản nam giới. Tuyến tiền liệt là tuyết tạo ra chất lỏng của tinh dịch. Có nhiều loại viêm tuyến tiền liệt như:

– Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn cấp tính:

Đây là tình trạng phát sinh do nhiễm vi khuẩn ở tuyến tiền liệt. Vi khuẩn thường lây lan thông qua niệu đạo, đến xương chậu, gây đau bụng dưới rốn, háng và lưng dưới.

Tình trạng này cũng có thể gây khó chịu ở dương vật và tinh hoàn. Đôi khi cơn đau có thể kèm một số triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Sốt, ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Khó tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tắc nghẽn đường tiểu
  • Dòng nước tiểu yếu
  • Rối loạn giấc ngủ do phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu
  • Đau khi xuất tinh

Nhiễm trùng vi khuẩn ở tuyến tiền liệt có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng người bệnh nên đến bệnh viện để điều trị phù hợp.

đau bụng dưới rốn là triệu chứng gì
Viêm viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau bụng dưới rốn và khó chịu ở dương vật, tinh hoàn

– Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mãn tính:

Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mãn tính là tình trạng nhiễm trùng định kỳ. Các triệu chứng tương tự như viêm cấp tính nhưng thường ít nghiêm trọng hơn. Việc điều trị thường bao gồm sử dụng một liều kháng sinh thấp trong thời gian dài. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

– Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn:

Viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn có thể kéo dài trong một thời gian dài và dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn mãn tính. Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các biện pháp điều trị thường bao gồm cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng.

– Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng:

Viêm tuyến tiền liệt có thể không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Tình trạng này chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu có số lượng tế bào bạch cầu cao hơn.

2. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng phổ biến có thể dẫn đến một khối phình và các cơn đau bụng dưới rốn hoặc háng nam giới. Tình trạng này xảy ra khi một mô hoặc ruột bị đẩy lên thông qua một điểm yếu ở cơ bắp và dẫn đến các cơn đau. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng khi người bệnh cười, ho hoặc thực hiện động tác nâng đồ vật.

Có khoảng 50% nam giới bị thoát vị hoành, đặc biệt là khi lão hóa và cơ bắp trở nên yếu. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có thể cải thiện các triệu chứng.

3. Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo là tình trạng xảy ra khi niệu đạo bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp. Điều này khiến nước tiểu khó di chuyển ra khỏi cơ thể và dẫn đến các cơn đau bụng dưới rốn.

đau bụng dưới rốn là bệnh gì
Hẹp niệu đạo xảy ra khi niệu đạo bị thu hẹp và dẫn đến các cơn đau ở khu vực dưới rốn

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:

  • Đau khi đi tiểu
  • Khó tiểu
  • Nước tiểu bị rò rỉ
  • Có máu xuất hiện ở nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Mất kiểm soát bàng quang

4. Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính là tình trạng mở rộng tuyến tiền liệt khiến tuyến này ấn vào niệu đạo. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau đớn ở vùng bụng dưới rốn, khó khăn khi đi tiểu. Khi bệnh phát triển, các cơ bàng quang có thể bị suy yếu do căng thẳng và điều này khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Các biện pháp điều trị thường bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và phẫu thuật.

Đau bụng dưới rốn khi nào cần đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp các cơn đau dưới rốn có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể trở nên nghiêm trọng và cần điều trị khẩn cấp.

Bất cứ cơn đau dữ dội nào cũng cần được kiểm tra và điều trị y tế. Ở phụ nữ nếu xuất hiện các cơn đau đột ngột, xoắn dữ dội ở khu vực buồng trứng, tử cung hoặc chảy máu âm đạo bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức. Ở nam giới, nếu cơn đau kéo dài, gây đau tinh hoàn hoặc dương vật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ.

Bên cạnh đó, tình trạng sốt, buồn nôn, nôn hoặc ớn lạnh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá y tế và điều trị phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng dưới rốn có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân về hệ thống tiêu hóa và sinh sản. Một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người  bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

5/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *