Bệnh xơ gan có chữa được không? (theo giai đoạn)

Bệnh xơ gan được đánh giá là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị xơ hóa và không có khả năng phục hồi, vì thế rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Bệnh xơ gan có chữa được không?”. Để giải đáp được thắc mắc trên thì bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Xơ gan là một dạng tổn thương mạn tính tại gan, các tế bào khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo và mất đi chức năng vốn có
Xơ gan là một dạng tổn thương mạn tính tại gan, các tế bào khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo và mất đi chức năng vốn có

Những thông tin cần biết về bệnh xơ gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể con người và nắm giữ nhiều chức năng quan trọng như thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, tạo ra enzyme chuyển hóa dưỡng chất trong thức ăn,… Nếu cơ quan này bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương lan rộng, chúng dần được thay thế bằng mô sẹo và không có khả năng phục hồi. Đây là một dạng bệnh mạn tính tại gan, gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ gan là thói quen uống nhiều rượu trong khoảng thời gian dài, bị nhiễm virus siêu vi gây ra các bệnh lý về gan, do bệnh lý,…

Dựa theo mức độ tiến triển của bệnh mà y khoa chia bệnh xơ gan thành nhiều giai đoạn khác nhau. Xơ gan là bệnh lý phát triển khá thầm lặng, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu. Điều này đã tạo điều kiện cho bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh xơ gan nếu tiến triển sang giai đoạn nặng nghĩa là số lượng tế bào gan bị tổn thương ngày càng nhiều. Xơ gan giai đoạn cuối là thời điểm gan bị tổn thương nặng nề nhất, lúc này tế bào gan đã bị chết hàng loạt, gan cũng bị thay đổi dần về cấu trúc và mất đi chức năng vốn có. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh xơ gan giai đoạn cuối là nhiễm trùng máu, não gan, xuất huyết tiêu hóa và ung thư gan.

Bệnh xơ gan có chữa được không?

Bệnh xơ gan có chữa được hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện của bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày,…. Thông thường, nếu bệnh xơ gan chỉ mới phát triển ở giai đoạn 1 và 2 thì vẫn có khả năng điều trị khỏi, nhưng nếu tiếp tục để bệnh tiến triển nặng sang các giai đoạn tiếp theo thì sẽ không có khả năng trị khỏi. Cụ thể là:

Bệnh xơ gan có thể điều trị khỏi hay còn tùy thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương tại gan và sức khỏe của người bệnh
Bệnh xơ gan có thể điều trị khỏi hay còn tùy thuộc rất lớn vào mức độ tổn thương tại gan và sức khỏe của người bệnh

– Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan, lúc này gan đã bị tổn thương nhưng với mức độ nhẹ, các tế bào gan khỏe mạnh vẫn có thể hoạt động thay thế cho tế bào gan bị tổn thương (xơ gan còn bù). Nếu người bệnh tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách ngay lúc này thì bệnh xơ gan hoàn toàn vẫn có thể chữa được.

– Giai đoạn 2: Khi bệnh xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn 2 nghĩa là các tế bào tổn thương tại gan đã lan rộng và gây ra các triệu chứng rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng gan đã bị gan đã bị suy yếu, quá trình đào thải độc tố cũng không còn tốt như trước nữa. Việc phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn này có vai trò rất quan trọng, tránh để để bệnh tiến triển sang các giai đoạn khác nguy hiểm hơn.

– Giai đoạn 3: Xơ gan giai đoạn 3 nghĩa là gan đã bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, các tế bào gan khỏe mạnh đã dần được thay thế bằng mô sẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan. Khả năng điều trị khỏi bệnh xơ gan ở giai đoạn này đã giảm xuống rất thấp, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Đa số những trường hợp xơ gan giai đoạn cuối chỉ có thể duy trì sự sống từ 3 – 5 năm, nếu tiến hành ghép gan thì mới có thể kéo dài sự sống.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan hay còn được gọi với cái tên khác là xơ gan cổ trướng. Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh và cực kỳ nguy hiểm, nếu người bệnh không tiến hành điều trị đúng cách sẽ phát sinh nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Thông thường, khi bệnh xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn này thì đã không còn khả năng trị khỏi, các biện pháp chữa trị bây giờ chỉ có tác dụng ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn và phát sinh biến chứng không mong muốn.

Làm sao để sớm phát hiện ra bệnh xơ gan?

Việc phát hiện sớm bệnh xơ gan và tiến hành điều trị đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài sự sống của người bệnh. Hai cách giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh nhất là chú ý đến các biểu hiện sức khỏe của bản thân và làm xét nghiệm định kỳ.

Thăm khám sức khỏe định kỳ và làm kiểm tra gan là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh xơ gan
Thăm khám sức khỏe định kỳ và làm kiểm tra gan là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh xơ gan

+ Nhận biết qua triệu chứng

Thông thường, nếu bệnh xơ gan chỉ mới tiến triển sẽ không gây ra các triệu chứng đặc trưng. Nhưng nếu bệnh đã tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng đến chức năng gan sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và choáng váng
  • Kén ăn, ăn không ngon và sụt cân nhanh không rõ nguyên do
  • Hay bị chảy máu hoặc bầm tím dưới da
  • Màu sắc da có sự thay đổi, dần chuyển sang màu vàng nghệ
  • Ngứa ngáy dưới da, xuất hiện các sao mạch hình mạng nhện
  • Gặp một số vấn đề về nội tiết tố, hay bị mất tập trung
  • Buồn nôn, nôn ra máu, nước tiểu có màu nâu

+ Nhận biết thông qua xét nghiệm

Xét nghiệm là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của gan và mức độ tiến triển của bệnh xơ gan. Tốt nhất, bạn nên tiến hành xét nghiệm gan định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề về gan cũng như bệnh xơ gan. Các phương pháp xét nghiệm bệnh xơ gan thường được áp dụng trong y khoa là:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hình ảnh (siêu âm, chụp CT, chụp MRI)
  • Sinh thiết gan

Các biện pháp giúp sống chung với bệnh xơ gan

Gan của chúng ta vẫn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi 2/3 cấu trúc đã bị phá hủy, vì thế khi bị bệnh gan bạn không nên quá lo lắng mà hãy có các biện pháp sống chung khoa học để tránh tiếp tục gây tổn thương đến gan. Nếu bạn bị xơ gan ở mức độ nhẹ và có lối sống sinh hoạt hàng ngày tích cực thì vẫn có thể sống khỏe mạnh như bao người bình thường. Một số biện pháp sống chung với bệnh xơ gan được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên áp dụng là:

Tiến hành điều trị xơ gan theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm soát bệnh một cách tốt nhất
Tiến hành điều trị xơ gan theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm soát bệnh một cách tốt nhất

– Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi phát hiện bản thân bị xơ gan, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ vào phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Dựa vào tình trạng bệnh cũng như nguy cơ biến chứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý kê đơn và mua thuốc về sử dụng, điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

– Cẩn thận khi dùng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh có chứa độc tố đối với gan như Acetaminophen. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe và cần dùng thuốc để điều trị thì cần phải nói rõ bệnh lý mà bản thân mắc phải với bác sĩ chuyên khoa. Từ đó bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc khác phù hợp hơn, điều này sẽ giảm được các tác động xấu đến gan và làm chậm nguy cơ phát sinh biến chứng.

– Hình thành chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra, người bệnh cũng phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Xơ gan khiến chức năng gan bị suy giảm, nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống vô tội vạ như trước đây sẽ gia tăng áp lực lên gan và khiến gan dễ bị ngộ độc. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống dành cho người bị xơ gan là:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nên ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn gây hại cho gan như thức ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn mặn, động vật giáp xác,…
  • Uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, không nên uống quá nhiều cũng như quá ít nước.
  • Tránh xa đồ uống có cồn và các loại chất kích thích như thuốc lá, cà phê, nước chè đặc.

– Xây dựng lối sống tích cực

Điều chỉnh lại lối sống của bản thân trong suốt quá trình điều trị bệnh sao cho khoa học
Điều chỉnh lại lối sống của bản thân trong suốt quá trình điều trị bệnh sao cho khoa học

Trong suốt quá trình điều trị bệnh gan, người bệnh cần phải điều chỉnh lại lối sống của bản thân sao cho khoa học và loại bỏ hết những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Cụ thể là:

  • Luôn duy trì tinh thần thoải mái và vui vẻ, không được để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc stress.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và nâng cao sức đề kháng như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh,…
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể và mức độ tiến triển của bệnh.

Xơ gan là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và không có khả năng điều trị khỏi nếu phát hiện muộn. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường liên quan đến gan thì cần tiến hành thăm khám ngay lập tức. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phác đồ sẽ giúp người bệnh kéo dài sự sống một cách đáng kể.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *