Bụng dưới to có phải có thai không hay bị gì?

Một số phụ nữ có thể không nhận biết được tình trạng bụng dưới to có phải có thai không hay là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Do đó, bạn có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết để tìm hiểu các nguyên nhân và có dấu hiệu xử lý phù hợp.

bụng dưới to có phải có thai
Tìm hiểu thông tin bụng dưới to có phải có thai hay không để có cách chăm sóc cơ thể phù hợp

Bụng dưới to có phải có thai không?

Bụng to có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm là dấu hiệu của thai kỳ hoặc là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Trong hầu hết các trường hợp, mang thai trong các tháng đầu không gây to bụng. Bạn chỉ có thể nhận thấy bụng to khi tử cung và nhau thai đã phát triển, thường là vào tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa của thai kỳ).

Tuy nhiên, nếu bạn có hoạt động tình dục không sử dụng bao cao su hoặc có các dấu hiệu mang thai, chẳng hạn như đầy hơi, mất chu kỳ kinh nguyệt hoặc ốm nghén, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Một trong những xác định tình trạng bụng dưới to có phải có thai hay không là thử que tại nhà. Nếu bạn cảm nhận được sự thay đổi bụng trong thai kỳ, bào thai có thể đã ở tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Lúc này, bạn có thể thử thai để xác nhận thai kỳ. Tuy nhiên, nếu các kết quả không rõ ràng, bạn có thể đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thai nhi.

Các dấu hiệu mang thai sớm

Các triệu chứng và dấu hiệu mang thai sớm có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ. Ngoài ra, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có dấu hiệu nhận biết. Thông thường các triệu chứng có thể phát triển trong vài tuần sau khi mang thai.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các dấu hiệu mang thai có thể biến mất khi thai kỳ tiến triển. Trong một số trường hợp khác, các dấu hiệu có thể tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Cụ thể, các dấu hiệu mang thai thành công khác có thể bao gồm:

1. Chướng bụng

Chướng bụng và ra máu âm đạo là một trong các dấu hiệu mang thai sớm phổ biến khác. Trong một số trường hợp, chướng bụng có thể xảy ra ngay trước khi bạn bị mất chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi chướng bụng có thể khiến cảm thấy bụng to hơn so với thực tế.

Cụ thể, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, hormone progesterone tăng lên giúp tử cung phát triển và chuẩn bị cho thai kỳ. Progesterone có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng giữa lại khí trong ruột, gây đầy hơi, chướng bụng và gây rối loạn tiêu hóa.

2. Chảy máu báo thai

Ra máu âm đạo trong thời kỳ đầu của thai kỳ có thể xảy ra sớm nhất sau 6 ngày kể, từ lúc thụ thai (quan hệ tình dục). Chảy máu xảy ra khi hợp tử làm tổ, bám vào thành tử cung và làm tổ để phát triển thành bào thai.

3. Mất chu kỳ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt hoặc mất một chu kỳ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ và thường xảy ra sau 2 – 3 tuần kể từ lúc thụ thai.

bụng bầu và bụng mỡ khác nhau thế nào
Mất chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất

Tuy nhiên, ngoài việc mang thai có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây mất chu kỳ kinh nguyệt như:

  • Thay đổi trọng lượng cơ thể
  • Căng thẳng
  • Tập thể dục quá sức
  • Có vấn đề về tuyến giáp
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Rối loạn ăn uống, bao gồm chứng biến ăn hoặc hội chứng Pica (thèm ăn các đồ vật thị thực phẩm)
  • Tiền mãn kinh

4. Mệt mỏi bất thường

Mệt mỏi bất thường có thể là một trong các dấu hiệu sớm của thai kỳ, thường xuất hiện trong vài tuần đầu sau khi thụ thai thành công. Lúc này nồng độ progesterone tăng cao hơn bình thường và là nguyên nhân gây mệt mỏi và tăng cảm giác buồn ngủ ở bà bầu.

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ nhưng tình trạng này có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, đặc biệt là gần những ngày dự sinh.

5. Tăng nhu cầu đi tiểu

Tình trạng đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai do nồng độ hormone thay đổi. Có nhu cầu đi tiêu thường xuyên cũng có thể tiếp tục kéo dài trong suốt thai kỳ do tử cung phát triển lớn và gây áp lực lên bàng quang.

dấu hiệu có thai
Phụ nữ mang thai thường có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn

6. Thay đổi ngực

Thay đổi ngực và đầu vú có thể phát triển vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể xuất hiện sớm hơn trong thai kỳ.

Sự thay đổi ngực thường bao gồm gây đau, sưng và căng. Căng ngực thường là do nồng độ estrogen tăng lên trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tình trạng sạm hoặc thay đổi màu quầng vú có thể xuất hiện vào khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ.

Một số phụ nữ cũng có thể gặp tình trạng ngực căng tức trước khi kỳ kinh nguyệt.

7. Buồn nôn

Buồn nôn và ốm nghén có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thông thường tình trạng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, do sự gia tăng nồng độ hormone.

Ốm nghén thường có thể được cải thiện bằng các phương pháp tại nhà mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu ốm nghén nghiêm trọng, gây kiệt sức, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

dấu hiệu đau bụng dưới có phải có thai không
Ốm nghén và buồn nôn là dấu hiệu mang thai sớm

Các nguyên nhân khác có thể gây bụng dưới to

Mang thai là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến cảm giác bụng dưới to. Nếu tình trạng bụng to không liên quan đến thai kỳ, việc xác định các nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị và xử lý tình trạng này.

Nếu bạn gặp tình trạng bụng dưới to, bạn nên đến bệnh viện để được xác định các nguyên nhân. Thông thường, các nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể bao gồm:

1. Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đầy hơi và cảm giác bụng to ở phụ nữ. Cụ thể có khoảng 62% phụ nữ cho biết có cảm giác bụng dưới to ra trước chu kỳ kinh nguyệt và 51% phụ nữ cảm thấy đầu hơi, khó chịu trong thời kỳ hành kinh.

Thông thường tình trạng đầy hơi và cảm giác bụng to thường liên quan đến việc thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng này có thể được cải thiện sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc và có thể không cần điều trị y tế.

dấu hiệu nhận biết có thai
Đôi khi căng bụng dưới có thể là dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt

2. Căng thẳng quá mức

Trong một số trường hợp, căng thẳng quá độ có thể khiến cơ thể tiết ra một lượng hormone gọi là cortisol. Các nghiên cứu cho biết, quá nhiều hormone cortisol trong cơ thể có thể khiến chất béo di chuyển đến các vùng khỏe mạnh hơn của cơ thể, bao gồm hông và mông hoặc bụng dưới. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bụng dưới to hơn bình thường.

Các chất béo này được xem là chất béo nội tạng và có thể gây hại cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

3. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ đầy hơi và khiến bụng dưới sưng to ra. Cụ thể một số loại rau như bắp cải, súp lơ, cải bi-xen có thể gây đầy hơi ở dạ dày, khiến bụng căng ra và to hơn bình thường.

dấu hiệu đau bụng dưới khi có thai
Một số loại thực phẩm có thể gây chướng bụng và khiến bụng to hơn so với bình thường

Một số loại đồ uống có gas có thể gây đầy hơi, chẳng hạn như soda, đồ uống có chứa khí carbon dioxide có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng căng và to bụng dưới.

Ngoài ra, phong cách ăn nhanh khiến bạn nuốt phải một lượng không khí nhất định. Điều này gây tích tụ hơi, khí bên trong ruột và gây căng to bụng. Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su và sử dụng ống hút nhựa cũng được cho là có thể tăng lượng không khí đến dạ dày và gây căng cứng bụng.

4. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng co thắt là bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây co thắt dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi. Điều này có gây nén khí bên trong đại tràng và khiến bụng dưới của bạn trông to hơn so với thực tế.

Các triệu chứng và dấu hiệu khác của Hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện
  • Đau bụng và chuột rút ở bụng, thường có thể được cải thiện sau khi đi đại tiện
  • Có cảm giác ruột không được làm trống sau khi đi đại tiện
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Có chất nhầy ở trực tràng và hậu môn
  • Thường xuyên có nhu cầu đi vệ sinh đột ngột
  • Sưng bụng hoặc căng to bụng

Các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau bữa ăn, kéo dài liên tục vài ngày và sau đó tự cải thiện.

Thông thường các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.

5. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa được lactose, một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose thường bao gồm đầy bụng, đầy hơi. Điều này có thể khiến bụng bạn sưng lên và trong to hơn so với thực tế.

Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose có thể chướng bụng, đầy hơi và căng tức bụng

Nếu bạn cảm thấy bụng dưới to ra trong vòng một hoặc hai giờ sau khi uống sữa, bạn có thể không dung nạp lactose.

Tình trạng không dung nap lactose không có biện pháp điều trị. Hiện tại các duy nhất để cải thiện các triệu chứng là giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn uống. Tuy nhiên những người không tiêu thụ sữa có thể bị thiếu canxi, do đó bạn cần bổ sung canxi từ các loại thực phẩm giàu canxi khác.

6. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các túi chứa chất lỏng hoắc bán chất rắn phát triển trên buồng trứng. U nang có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên thường được hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

U nang buồng trứng có thể là u nang buồng trứng chức năng, thường vô hại và có thể tự cải thiện trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đôi khi u nang buồng trứng có thể liên quan đến các bệnh lý khác, bao gồm ung thư buồng trứng.

U nang buồng trứng có thể gây đầy hơi, gây đau và sưng to ở bụng dưới. Các dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều và có thể gây đau bụng kinh
  • Đau vùng chậu, con đau có thể âm ỉ từng cơn hoặc lan xuống đùi và lưng dưới.
  • Các vấn đề về đường ruột như đầy hơi, sưng bụng hoặc có cảm giác nặng bụng.
  • Các vấn đề về tiết niệu như khó làm trống bàng quang hoặc thường xuyên có nhu cầu đi tiểu.
  • Có vấn đề bất thường về nội tiết tố, khiến cơ thể tiết ra một lượng hormone bất thường, gây phát triển tóc và lông trên cơ thể.

Các biện pháp điều trị xử lý phụ thuộc vào loại u nang và triệu chứng liên quan. Phụ thuộc vào các nguyên nhân và dấu hiệu cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư.

7. Các nguyên nhân nghiêm trọng

Đôi khi tình trạng căng cứng bụng cũng có thể liên quan đến một số dấu hiệu nghiêm trọng khác. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu
Tình trạng bụng dưới to có thể liên quan đến các bệnh lý về gan hoặc thận
  • Tích tụ chất lỏng bên trong bụng (hay còn gọi là cổ trướng) do ung thư, các bệnh về gan, suy thận, suy tim hoặc xung huyết ở bụng
  • Bệnh celiac
  • Suy tụy, là tình trạng suy giảm tiêu hóa do tuyến tụy không sản xuất đủ các loại enzym tiêu hóa thức ăn
  • Thủng ruột hoặc thủng đường tiêu hóa, điều này khiến vi khuẩn từ đường tiêu hóa thoát vào khoang bụng, gây viêm và sưng

Bụng dưới to khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn thắc mắc bụng dưới to có phải có thai hay không hoặc có các dấu hiệu mang thai, bạn nên thực hiện thử thai tại nhà hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Nếu bạn nghĩa bạn mang thai, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe phù hợp và tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

Ngoài ra, thỉnh thoảng đầy hơi là điều hoàn toàn bình thường và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên nếu bạn chướng bụng kéo dài và ngày, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Đến bệnh viện ngay nếu bụng của bạn ngày càng lớn kèm theo các dấu hiệu sưng, sốt hoặc buồn nôn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

5/5 - (3 bình chọn)

Theo khảo sát, cứ 10 người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì có tới 9 người được khuyên nên đốt diệt tuyến. Tuy nhiên, phương pháp này còn được ví như “con dao hai lưỡi”, nhất là với những ai đang có mong muốn làm mẹ. ĐÂY MỚI CHÍNH LÀ GIẢI PHÁP AN TOÀN NHẤT...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *