Các thực phẩm tốt cho gan và lưu ý khi sử dụng
Nội dung bài viết
Sử dụng các thực phẩm tốt cho gan trong bữa ăn hàng ngày chính là một giải pháp an toàn để cải thiện chức sức khỏe cũng như chức năng hoạt động của gan. Nếu đang có vấn đề với lá gan, bạn hãy thêm ngay các thực phẩm dưới đây vào thực đơn.
Các thực phẩm tốt cho gan
Gan là một trong những cơ quan lớn trong cơ thể. Nó đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như thanh lọc độc tố, chuyển hóa một số chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào. Nếu không may gặp phải vấn đề ở gan, các chức năng trên sẽ không được duy trì tốt khiến sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho gan chính là cách tốt nhất để gan luôn khỏe mạnh.
Nếu đang muốn xây dựng một thực đơn ăn uống có lợi cho gan, bạn không nên bỏ qua các thực phẩm dưới đây:
1. Cà rốt
Củ cà rốt là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn nếu bạn đang muốn cải thiện chức năng hoạt động của lá gan. Thực phẩm này cung cấp nguồn chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào có khả năng đào thải độc tố cho cơ thể, tăng cường chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng tại gan.
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ta, thường xuyên ăn cà rốt hoặc uống nước ép cà rốt còn có tác dụng làm giảm đáng kể lượng chất béo bão hòa Mono và triglycerin tại gan, qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Nam giới sử dụng nhiều bia rượu được khuyến cáo nên tăng cường bổ sung cà rốt trong thực đơn để bảo vệ các tế bào gan khỏi tác hại của chất cồn có trong các thức uống này.
Khi ăn cà rốt cần lưu ý:
- Ăn cà rốt đã được nấu chín sẽ thu được nhiều dưỡng chất hơn so với ăn sống
- Cà rốt rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây dư thừa beta caroten dẫn đến vàng da, chán ăn, buồn ngủ. Mỗi tuần, người lớn không nên ăn quá 300g và lượng giới hạn ở trẻ em là 150g.
- Không nấu cà rốt chung với gan động vật
- Khi chế biến cà rốt nên thái to để giữ được trọn vẹn hàm lượng protein có trong cà rốt. Hạn chế nạo hoặc cắt nhỏ.
- Chỉ nên nấu cà rốt vừa chín tới. Đun nấu quá lâu có thể khiến thành phần nitrat trong cà rốt biến đổi thành nitrit gây hại cho sức khỏe.
- Cà rốt ăn chung với thủy hải sản có vỏ dễ gây ngộ độc
2. Ăn chanh tốt cho gan
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, chanh có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào gan, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi các tế bào gan bị tổn thương.
Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp làm tăng sức đề kháng, tiêu độc, giải nhiệt cho cơ thể, trị nóng gan, tăng khả năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Qua đó, cải thiện chức năng hoạt động của gan cũng như sức khỏe tổng thể.
Những cách uống chanh tốt nhất cho gan:
- Uống nước chanh ấm: Lấy 1 thìa nước cốt chanh pha loãng với nước ấm và uống vào lúc sáng sớm có tác dụng làm sạch đường ruột, thải độc cho gan và tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Pha chanh với mật ong: Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch gan, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào gan khỏi viêm nhiễm, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Khi dùng chanh chú ý hạn chế tối đa lượng đường sử dụng. Không uống nước chanh khi bụng đang đói bởi thành phần axit trong chanh có thể gây xót ruột, ăn mòn lớp lót trong dạ dày.
3. Rong biển
Nhờ có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, ngày nay rong biển đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Đây cũng là một trong các thực phẩm tốt cho gan, đặc biệt là những người có chức năng gan kém, gan bị tích tụ nhiều độc tố.
Phân tích thành phần của rong biển, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều chất xơ, polyphenol và các hoạt chất quý như spirulina và phytochemical. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm gan, đào thải độc tố và kim loại nặng cho cơ thể, đồng thời giúp gan, thận hoạt động hiệu quả hơn.
Hiện nay, rong biển được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị. Các sản phẩm có mặt trên thị trường Việt Nam chủ yếu là rong biển khô. Bạn có thể mua về dùng và chế biến thành nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị như:
- Rong biển cuộn cơm
- Canh rong biển
- Rong biển cuộn nấm kim châm chiên giòn
- Rong biển nấu nước sâm…
Lưu ý khi ăn rong biển:
- Tần suất ăn rong biển mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần là đủ. Tránh ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa i ốt , từ đó ảnh hưởng không tốt đến chức năng hoạt động của tuyến giáp.
- Trường hợp đang bị bệnh về tuyến giáp nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn liều dùng thích hợp.
- Rong biển khai thác từ các cùng bờ biển Hàn Quốc được đánh giá cao về mức độ an toàn, ít bị nhiễm phóng xạ hay kim loại nặng.
- Không ngâm nước hoặc đun nấu rong biển quá lâu
- Hạn chế ăn rong biển nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.
- Khi chế biến, có thể sử dụng một ít dầu mè hoặc gừng để khử mùi tanh của rong biển.
4. Tỏi
Tỏi được sử dụng như một phương thuốc kháng sinh để cải thiện các chứng viêm nhiễm trong cơ thể,. Thực phẩm này chứa nhiều allicin có đặc tính tương tự như kháng sinh. Nó giúp hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm gan.
Thêm vào đó, thành phần allicin cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho gan, ngăn ngừa ung thư gan.
Để cải thiện chức năng hoạt động của gan, bạn nên ăn 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày bằng cách nhai sống, giã làm nước chấm hoặc ướp thực phẩm.
Điểm quan trọng cần nhớ khi ăn tỏi:
- Cắt nhỏ hoặc giã nát tỏi trước khi ăn. Việc tiếp xúc với không khí sẽ giúp tỏi giải phóng nhiều allicin hơn.
- Mỗi ngày không nên dùng quá 10g tỏi
- Tỏi được đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu có thể bị mất chất. Khi phi tỏi bạn không nên để quá cháy và một số món nên cho tỏi vào lúc thức ăn đã gần chín để giữ được toàn bộ dưỡng chất có trong tỏi.
- Bệnh nhân có vấn đề về mắt, nóng trong người nên hạn chế ăn tỏi.
- Trường hợp chức năng gan tốt, bạn vẫn có thể ăn tỏi bình thường. Tuy nhiên nếu đang gặp phải các vấn đề gan thì nên hạn chế ăn tỏi.
5. Quả việt quất
Việt quất cung cấp nhiều anthocyanin. Chất này tạo ra màu sắc đặc trưng của quả nhưng lại có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Sử dụng nước ép hay chiết xuất từ loại quả này có thể giúp khôi phục, bảo vệ tế bào gan.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, duy trì sử dụng quả việt quất trong thực đơn từ 3 – 4 tuần có thể giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị hư hại các tế bào gan. Hoạt chất anthocyanin sẽ giúp làm chậm quá trình xơ hóa và hình thành mô sẹo trong gan.
Nghiên cứu trong ống nghiện cho thấy, chiết xuất từ quả việt quất có thể giúp ức chế sự gia tăng kích thước của khối u, làm chậm quá trình phát triển và di căn của các tế bào ung thư gan.
Thường xuyên sử dụng quả việt quất trong bữa ăn hàng ngày không chỉ là giải pháp cải thiện chức năng gan tự nhiên mà còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của bạn như:
- Làm giảm huyết áp
- Kiểm soát đường trong máu
- Giúp xương khớp chắc khỏe
- Tăng cường chức năng tiêu hóa
- Chống lão hóa
- Ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu
- Hỗ trợ giảm cân…
Có nhiều cách để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời mà quả việt quất mang lại. Tốt nhất là ăn trực tiếp cả quả. Ngoài ra, có thể xay sinh tố, ép nước uống.
6. Củ dền
Nhắc đến các thực phẩm tốt cho gan thì không thể thiếu củ dền. Thực phẩm này cung cấp nhiều betalain. Chất này không chỉ có lợi cho tim mạch mà còn giúp chống oxy hóa, bảo vệ gan trước sự tấn công của gốc tự do cũng như các tác nhân gây hại.
Đặc biệt, ăn củ dền hoặc uống nước ép dền còn kích thích cơ cơ giải phóng ra một loại enzym có chức năng giải độc cho gan, ngăn chặn sự hình thành của các lớp mỡ, giúp gan luôn khỏe mạnh.
Lưu ý khi ăn củ dền:
- Củ dền chứa nhiều oxalat không tốt cho người bị sỏi thận
- Do tác dụng làm giảm huyết áp nên khi mới uống nước ép củ dền, bạn có thể cảm thấy chóng mặt. Hiện tượng này sẽ biến mất sau một thời gian khi cơ thể kịp thích nghi. Tuy nhiên người có tiền sử bị huyết áp thấp nên hạn chế dùng củ dền.
- Không pha nước ép củ dền với sữa hay ăn củ dền cùng lúc với các sản phẩm từ sữa có thể gây ngộ độc.
- Nước ép củ dền nguyên chất khá khó uống. Bạn có thể ép chung với cam, cà rốt, táo hay húng quế giúp làm tăng hương vị cho nước ép.
7. Các loại hạt tốt cho gan
Các loại hạt, chẳng hạn như hạt lanh, hạt chia hay hạt óc chó đều là những sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người bị suy giảm chức năng gan. Chúng đặc biệt chứa nhiều chất béo lành mạnh và vitamin E. Những chất này có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm thiểu tổn thương tại gan.
Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 106 bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ trong vòng 6 tháng, việc thường xuyên ăn các loại hạt đã giúp họ cải thiện được men gan, giúp tăng cường chuyển hóa lượng mỡ dư thừa.
Bạ có thể sử dụng các loại hạt làm món ăn vặt hoặc xay sữa uống. Một số hạt cần rang chín trước khi sử dụng. :Lưu ý tìm mua các loại hạt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không chứa chất bảo quản hay chất chống ẩm mốc độc hại.
8.Quả bơ
Trong danh sách các thực phẩm tốt cho gan còn có quả bơ. Loại trái cây này chứa nhiều omega 3, một loại axit béo lành mạnh có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ gan khỏi tổn thương.
Người có vấn đề về gan nên ăn từ 2 – 3 quả bơ mỗi tuần để hỗ trở đẩy nhanh tiến độ khôi phục chức năng hoạt động của cơ quan này. Bạn có thể dùng loại trái cây này để xay sinh tố hoặc ăn bơ dằm.
Khi ăn bơ cần lưu ý:
- Không ăn bơ khi đang điều trị bằng các thuốc làm loãng máu
- Người bị béo phì, thừa cân không nên ăn nhiều bơ
- Khi ăn bơ, nên ăn cả phần thịt màu xanh nằm dưới lớp vỏ vì phần này tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
9. Cá béo
Cá béo cũng là thực phẩm tốt cho gan vì chứa nhiều omega 3. Loại axit béo này được tìm thấy chủ yếu trong các mô ở khoang bụng nằm xung quanh ruột cá. Chất này có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Omega 3 cũng là chất có lợi cho gan. Khi được hấp thu, chất này giúp chống lại tình trạng tích tụ chất béo ở gan, duy trì sự ổn định của các enyme, đồng thời ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.
Các loại cá béo chứa nhiều omega 3 nhất bao gồm:
- Cá hồi
- Cá thu
- Cá tuyết
- Cá trích
- Cá mòi
Mỗi tuần bạn có thể ăn các loại cá này 2 – 3 bữa. Các món cá kho tộ, canh chua nấu cá hay cá hấp, cá nướng… là những gợi ý thú vị cho thực đơn của người đang mắc bệnh gan.
10. Rau chân vịt
Giàu chất glutathione, rau chân vịt có khả năng cải thiện chức năng gan, chống viêm và hạn chế những tổn thương ở tế bào gan. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B6, C, K nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp giúp thanh lọc, đào thải độc tố cho gan, đồng thời tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện sức khỏe xương khớp, làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý ung thư nguy hiểm, bao gồm cả ung thư gan.
Bạn có thể dùng rau chân vịt để chế biến nhiều món ăn giúp cải thiện chức năng gan như: Xào, luộc, nấu canh, trộn salad… Tất cả đều mang đến một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho lá gan của bạn. Khi chế biến chỉ nên nấu rau chân vịt vừa chín tới. Việc đun nấu quá lâu khiến rau bị mềm và thất thoát một số dưỡng chất.
Rau chân vịt là một lọại rau lành tính nên có thể dùng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, các trường hợp có tiền sử bị dị ứng sau khi ăn rau thì không nên sử dụng.
11. Quả bưởi – thực phẩm tốt cho gan
Bưởi cũng được xem là một trong các thực phẩm tốt nhất cho gan vì những lý do sau:
- Loại trái cây này cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm trong gan.
- Thành phần glutathione được tìm thấy trong bưởi giúp làm sạch gan, kích thích sản xuất các enzym tham gia vào quá trình thải độc cho gan, ngăn ngừa ung thư.
- Hoạt chất chống oxy hóa flavanoid trong bưởi có khả năng kháng viêm, phục hồi tế bào gan.
- Ngoài tác dụng tốt cho gan, bưởi còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: Bảo vệ não bộ, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm béo, ngăn ngừa tiểu đường và giúp làn da sáng mịn.
Một số cách ăn bưởi ngon và tốt cho sức khỏe gan:
- Ăn trực tiếp sau khi tách múi
- Ép nước uống
- Dùng món gỏi bưởi giúp kích thích khẩu vị
Lưu ý khi ăn bưởi:
- Không ăn bưởi khi đang đói bụng hoặc lúc vừa mới ăn xong. Tốt nhất bạn nên ăn bưởi sau bữa ăn khoảng 1 tiếng
- Không ăn bưởi sau khi uống bia rượu
- Trường hợp đang sử dụng kháng sinh nên ăn bưởi cách thời điểm uống thuốc ít nhất 2 tiếng.
- Nên ăn cả phần màng trắng dưới đáy múi bưởi
12. Dầu ô liu
Dầu ô liu có nguồn gốc từ thực vật nên tốt cho sức khỏe hơn so với chất béo từ động vật. Khi được sử dụng với mức độ hợp lý, loại dầu này giúp tăng cường khả năng hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn cung cấp một lượng lớn lipid có tác dụng tiêu độc, làm giảm cholesterol xấu trong máu, cải thiện chức năng gan.
Một số cách sử dụng dầu ô liu trong chế biến món ăn:
- Lưới lên các món salad, món trộn
- Làm nước sốt ướp thịt, cá, rau củ giúp thực phẩm giữ nguyên được hương vị tươi ngon và không bị khô khi chế biến.
- Thêm vào các món ăn khi đã chín
Thực phẩm không tốt cho gan
Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho gan. Một số thức ăn thậm chí còn gây hại cho lá gan của bạn. Hãy hạn chế dùng các thực phẩm sau nếu không muốn chức năng gan ngày càng suy giảm:
- Muối: Ăn quá nhiều muối cũng như thức ăn mặn khiến cơ thể bị tích nước, cao huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế nêm quá nhiều muối vào trong món ăn. Bên cạnh đó cần tránh các thức ăn có nhiều muối như thịt xông khói, cá khô, các loại mắm, dưa muối, cà muối…
- Măng tươi: Hoạt chất cyanide có trong măng tươi khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành axit cyanhydric – một chất có thể gây ngộ độc gan.
- Gừng: Thực phẩm này đặc biệt không tốt cho người bị viêm gan bởi nó chứa nhiều volatile. Chất này khi được cơ thể hấp thu sẽ sinh ra chất safrole gây hoại tử tế bào gan, khiến tình trang viêm gan nghiêm trọng hơn.
- Tôm: Chứa nhiều cholestorol, ăn tôm thường xuyên với số lượng lớn sẽ tác động tiêu cực đến chức năng gan.
- Thịt đỏ: Chẳng hạn như thịt bò, thịt trâu, thịt dê. Chúng chứa quá nhiều protein và chất béo không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng, làm tăng gánh nặng cho gan.
- Đồ hộp: Thực phẩm đóng hộp sử dụng một lượng lớn chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Nếu ăn thường xuyên trong một thời gian dài sẽ tích lũy một lượng lớn chất độc hại cho gan.
- Thức ăn chế biến sẵn: Chẳng hạn như gà rán, khoai tây chiên, hamberger, xúc xích… Chúng có thể chứa nhiều muối, đường hay chất ngọt nhân tạo không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến gan phải hoạt động vất vả để chuyển hóa. Tình trạng này diễn ra về lâu dài sẽ gây suy giảm chức năng gan.
- Đồ uống chứa cồn: Chẳng hạn như bia, rượu… Chất cồn có trong các thức uống này khi vào cơ thể sẽ được hấp thu trực tiếp vào máu và được lọc qua gan. Nếu uống quá nhiều sẽ gây quá tải cho hoạt động ở gan, làm tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ bị men gan cao, xơ gan hay ung thư gan.
Trên đây là danh sách các thực phẩm tốt cho gan được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng. Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm này vào thực đơn, bạn cần kiêng uống bia rượu, hạn chế ăn
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!