Bị Xơ Gan Sống Được Bao Lâu? Tiên Lượng Theo Giai Đoạn
Nội dung bài viết
Thời gian sống của bệnh nhân bị xơ gan còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không làm giảm tuổi thọ, ngược lại nếu để bệnh chuyển biến nặng gây tổn thương nghiêm trọng đến gan thì khả năng điều trị khỏi là không xảy ra, đồng thời tuổi thọ của người bệnh còn bị suy giảm một cách đáng kể. Đây là bệnh lý nguy hiểm, thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong chỉ sau 12 tháng tính từ thời gian phát hiện bệnh.
Những thông tin cần biết về bệnh xơ gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn bên trong cơ thể, chúng nắm giữ rất nhiều chức năng quan trọng như thanh lọc cơ thể, lưu giữ dinh dưỡng cần thiết, tổng hợp dưỡng chất, sản xuất chất tiêu hóa thức ăn,… Xơ gan là bệnh lý tại gan thường gặp, chúng được Y học cổ truyền xếp vào hàng ngũ tứ chứng nan y khó điều trị. Lạm dụng rượu bia và nhiễm virus siêu vi là hai tác nhân gây ra bệnh xơ gan thường gặp. Trong đó, số ca xơ gan chiếm phần lớn là xuất phát từ rượu với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Xơ gan được hình thành do các tổn thương mãn tính tại gan, đây là tình trạng xơ hóa tại gan đã bước qua giai đoạn nặng, phần lớn các tế bào gan bị tổn thương được thay thế bằng mô sẹo chai cứng, không có khả năng phục hồi và mất đi chức năng vốn có. Nếu bệnh xơ gan không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy yếu đáng kể, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Một số triệu chứng thường gặp khi bị xơ gan là cơ thể mệt mỏi kéo dài, ăn uống không ngon miệng, sụt cân không rõ nguyên do, đau bụng tại vị trí gan, màu sắc đa có sự thay đổi và dần chuyển sang màu vàng nghệ,… Nếu không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách sẽ phát sinh ra một số biến chứng nguy hiểm như cổ trướng, não gan, ung thư gan,…
Dựa vào mức độ tổn thương tại gan cũng như triệu chứng do bệnh gây ra mà y khoa chia xơ gan thành 4 giai đoạn sau đây:
- Xơ gan giai đoạn 1: Đây là tình trạng tế bào gan có dấu hiệu bị tổn thương và gan bắt đầu bước vào giai đoạn xơ hóa. Xơ gan khi mới phát triển ở giai đoạn 1 thường rất khó nhận biết do triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài cũng không rõ ràng.
- Xơ gan giai đoạn 2: Gan đã chính thức bước vào giai đoạn xơ hóa, tế bào gan tổn thương diễn ra lan rộng và gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.
- Xơ gan giai đoạn 3: Khi xơ hóa đã tiến triển sang giai đoạn 3 nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng với các triệu chứng đặc trưng là đau gan, suy nhược cơ thể, vàng mắt và vàng da. Đây là giai đoạn xơ gan mất bù, độc tố không được đào thải dần tích tụ trong gan và gây hại.
- Xơ gan giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, hầu hết các tế bào gan đã xơ hóa hoàn toàn khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Đây là giai đoạn bệnh rất dễ phát sinh biến chứng và đe dọa đến tính mạng.
Bị xơ gan sống được bao lâu? Tiên lượng theo giai đoạn
Bác sĩ chuyên khoa cho viết, với câu hỏi “Bị xơ gan sống được bao lâu?” thì không có được câu trả lời chính xác dành cho tất cả các trường hợp. Thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ bệnh trạng, thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị,… Cụ thể:
Bệnh xơ gan chỉ mới phát triển ở giai đoạn 1, 2 nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì gan vẫn có khả năng phục hồi lại chức năng và khỏi bệnh hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng. Còn những trường hợp xơ gan đã bước sang giai đoạn 3 (tức là giai đoạn gần cuối) nghĩa là phần lớn tế bào gan đã bị xơ hóa hoàn toàn. Việc điều trị phục hồi chức năng gan vào giai đoạn này là không còn khả thi. Phương pháp điều trị tốt nhất là lúc này là ghép gan, còn không thì sự sống của người bệnh chỉ còn kéo dài được từ 3 – 6 năm.
Nguy hiểm hơn, nếu bệnh xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn cuối thì người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Gan lúc này đã mất đi chức năng thanh lọc, độc tố sẽ dần tích tụ lại trong cơ thể và nhanh chóng phát sinh biến chứng. Đây là giai đoạn bệnh rất nguy hiểm, người bệnh có thể mất đi sự sống bất cứ lúc nào chỉ với một cơn co giật nhẹ. Ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất lúc này để có thể kéo dài sự sống, nếu không thời gian sống của người bệnh chỉ có thể kéo dài từ 1 – 3 năm.
Một số điều cần lưu ý khi bị xơ gan
Thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc kéo dài sự sống của bệnh nhân bị xơ gan. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh tuyệt đối không được chủ quan, phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, làm xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Dựa vào điều này bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp kéo dài tiên lượng sống.
Ngoài việc điều trị chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng phải đặc biệt đến việc chăm sóc sức khỏe của bạn thân giúp quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể là:
- Trong suốt quá trình điều trị cần duy trì tâm lý ổn định, không nên căng thẳng hoặc lo lắng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả mang lại và kích thích bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng. Đồng thời, không nên làm việc quá sức mà hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Không sử dụng các loại thuốc Tây y gây ảnh hưởng xấu đến gan như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau,… Nên nói rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân với bác sĩ chuyên khoa khi được kê đơn thuốc điều trị bệnh.
- Nói không với các loại thực phẩm tác động tiêu cực đến sức khỏe gan như rượu bia, chất kích thích, đồ ăn tái sống, thực phẩm bẩn bị nhiễm ký sinh trùng,… Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều mỡ, thực đồ ăn chế biến công nghiệp chứa chất bảo quản,…
- Thực hiện tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất.
Bệnh xơ gan cần phát hiện và điều trị ngay từ sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng sống của người bệnh. Nếu bệnh chỉ mới phát triển ở giai đoạn 1 và 2 mà được chữa trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Với những bệnh nhân bị xơ gan do nhiễm virus siêu vi, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì bạn cũng nên có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!