Viêm ống tai ngoài có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?
Nội dung bài viết
Viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, bao lâu thì hết là thắc mắc chung của rất nhiều người khi bị viêm tai ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc của đông đảo bạn đọc.
Bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không?
Viêm ống tai ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài, xảy ra khi vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập gây viêm nhiễm tại niêm mạc ống tai ngoài (đoạn nối từ lỗ tai tới màng nhĩ).
Viêm ống tai ngoài cũng tương tự như viêm tai giữa, không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tới sức khỏe.
Việc sử dụng những dụng cụ ngoáy tai không đảm bảo, đưa đồ vật cứng nhọn vào trong tai hay ngoáy tai quá nhiều lần có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc và hình thành viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh cũng chủ yếu xảy ra ở người thường xuyên bơi lội, hay bị nước rơi vào trong tai hoặc ở đối tượng trẻ em ống tai nhỏ dẫn đến thoát nước kém.
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn ngứa ngáy, đau nhức tại bên trong tai, sưng tấy và hình thành dịch mủ chảy ra ngoài. Lâu dần, người bệnh có thể bị mất thính lực một phần, sốt cao, rách hoặc thủng màng nhĩ.
Viêm ống tai ngoài nếu không được thăm khám và điều trị sớm hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây viêm tai giữa, viêm xương chũm, mất thính lực toàn phần, viêm dây thần kinh sọ, viêm màng não,…
Vậy bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi hay không? Rất khó có thể đưa ra nhận định chính xác cho tình trạng này. Bởi với viêm ống tai ngoài mới chớm hay ở dạng cấp tính, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày nếu chăm sóc cần thận.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp y tế.
Bị viêm ống tai ngoài bao lâu thì hết?
Để nhận xét về thời gian bệnh viêm tai ngoài phát triển như thế nào thì còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa của bệnh nhân.
Đối với viêm ống tai ngoài cấp tính
Đây là trường hợp bệnh mới ở giai đoạn rất nhẹ với những triệu chứng không rõ ràng. Sau quá trình thăm khám thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân một số thuốc uống điều trị tại nhà giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Thời gian để bệnh cải thiện hẳn có thể trong khoảng 1 tuần. Những triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh vẫn nên sử dụng hết số thuốc đã được kê để tránh tình trạng bệnh chưa khỏi hẳn gây nhờn thuốc về sau.
Một số loại thuốc được kê như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ tai,… với mục đích nhằm giảm nhẹ viêm sưng, cải thiện các cơn đau và ức chế vi khuẩn phát triển trong ống tai.
Đối với viêm tai ngoài mãn tính
Đây là tình trạng khi bệnh đã trở nặng, gây nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đặc biệt trong trường hợp này người bệnh sẽ không thể tự khỏi mà cần nhờ đến sự hỗ trợ và can thiệp từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Những biện pháp có thể cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất trong trường hợp này thường là sử dụng thuốc uống kết hợp với nạo VA, đặt ống thông dịch, phẫu thuật cắt xương,…
Bởi vậy, khó có thể đoán chắc rằng tình trạng viêm ống tai ngoài của bạn có thể tự khỏi hay không. Kể cả trong trường hợp bệnh viêm tai ngoài nhẹ hay nặng, người bệnh đều nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Không nên chủ quan khi bệnh nhẹ bởi nếu bệnh kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Biện pháp chữa viêm ống tai ngoài an toàn, lành tính
Tình trạng viêm ống tai ngoài ở mức độ nhẹ chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa tại nhà để giúp bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc Tây y.
Sử dụng rau diếp cá
Lá diếp cá (dấp cá) có tính hàn, với khả năng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm và kháng khuẩn cực kì tốt. Bài thuốc sử dụng lá diếp cá giúp giảm viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn tăng sinh trong ống tai.
Thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm cây dấp cá.
- Đem lá diếp cá rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Chắt lấy nước cốt rồi dùng để giỏ vào tai từ 1 – 3 giọt hàng ngày.
- Sau khoảng 5 – 7 ngày, người bệnh có thể cảm nhận tình trạng viêm nhiễm ở ống tai ngoài khác biệt hoàn toàn.
Chữa viêm ống tai ngoài với phèn chua
Phèn chua cũng là một chất có khả năng diệt khuẩn và tiêu viêm mạnh mẽ, người ta vẫn thường sử dụng phèn chua để khử khuẩn trong cuộc sống thường ngày.
Dùng phèn chua trong điều trị viêm ống tai ngoài người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn và lành tính của nó mang lại.
Thực hiện:
- Chuẩn bị ngũ bột tử và phèn chua
- Đun 2 nguyên liệu trên chảo nóng cho đến khi phèn chua chảy ra và hòa tan cùng bột thì tắt bếp.
- Đợi hỗn hợp nguội rồi đem ra tán thành bột thật mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch và đậy kín nắp.
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy một ít bột để cho vào trong tai, có thể cuộn thành điếu giấy để đưa vào dễ dàng hơn.
- Lưu ý rằng trước khi cho bột vào tai thì nên vệ sinh tai trước thật sạch sẽ với nước muối sinh lý, sau đó lau tai khô rồi mới thực hiện.
Dùng lá mơ chữa viêm tai ngoài
Lá mơ lông có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý, với khả năng diệt khuẩn, hút dịch mủ tốt. Bởi vậy chúng có tác dụng rất tốt khi điều trị viêm tai ngoài mà không gây tác dụng phụ.
Đặc biệt biện pháp này có thể sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm ống tai ngoài luôn quấy khóc khó chịu.
Thực hiện:
- Lấy lá mơ lông rửa sạch rồi để ráo
- Đem hơ trên lửa cho nóng rồi vò nát lá để nhét vào trong lỗ tai.
- Nên để lá mơ trong tai qua đêm, sáng hôm sau khi bỏ ra người bệnh sẽ thấy dịch mủ trôi ra ngoài đáng kể.
Chữa viêm tai ngoài bằng lông nhím
Đây là một biện pháp chữa mẹo của dân gian xưa và chưa có nghiên cứu cụ thể về lợi ích mà nó tác động đến tình trạng viêm tai ngoài. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp được nhiều người tin tưởng điều trị.
Thực hiện:
- Lấy vài chiếc lông nhím để sao cho vàng và giòn lên.
- Sau đó đem lông nhím đi tán nhuyễn thành bột mịn.
- Sử dụng bột lông nhím để thổi vào sâu trong tai, có thể dùng giấy cuộn thành phễu để thực hiện dễ dàng hơn.
- Chú ý rằng càng cho bột sâu trong ống tai càng tốt.
Lưu ý khi bị viêm ống tai ngoài – Không thể không biết
Viêm ống tai ngoài có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà nhưng đó là đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Để bệnh không trở nặng và ngăn ngừa viêm tai ngoài tái phát thì người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Luôn giữ gìn vùng tai sạch sẽ và khô thoáng đặc biệt là khi bơi lội, khi tắm, gội đầu, thời tiết nóng bức,…
- Không nên đi bơi trong khoảng thời gian đang mắc bệnh viêm ống tai ngoài.
- Nếu vô tình bị nước tràn hoặc bắn vào tai, hãy nghiêng hẳn đầu sang một bên, lắc nhẹ để nước có thể trôi ra hết. Lấy khăn sạch để thấm khô hết nước.
- Không nên tự ý lấy ráy tai trong khi bị viêm hoặc sau khi mới khỏi. Không sử dụng tăm bông, vật cứng nhọn để lấy ráy tai tránh chà xát gây tổn thương niêm mạc ống tai và có thể vô tình đưa thêm vi khuẩn vào bên trong tai.
- Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai thường xuyên bằng cách lau bằng khăn sạch, tăm bông.
- Sau khi lau nước muối xong cần lau lại với nước sạch.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, không nên đeo tai nghe quá lâu và có thể không dùng khi không cần thiết.
- Nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn, rượu bia, cà phê, nước có gas,… bởi chúng làm gia tăng viêm sưng và đau nhức.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe một cách tốt hơn.
Qua bài viết trên, người bệnh đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi bệnh viêm ống tai ngoài có tự khỏi được không, mất bao lâu và cách thức giúp viêm tai ngoài tự khỏi nhanh hơn tại nhà. Lưu ý rằng trong trường hợp nào đi nữa, cách tốt nhất vẫn là thăm khám bác sĩ để tìm hướng điều trị triệt để, tránh bệnh nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!