Viêm Tai Giữa Cấp Tính: Dấu Hiệu, Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

Viêm tai giữa cấp tính là mức độ bệnh nhẹ của viêm tai giữa. Bệnh thường khởi phát do tình trạng nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong thành tai mà thành. Đặc biệt, do đặc điểm giải phẫu và sinh lý có nhiều điểm khác biệt nên trẻ em thường hay bị viêm tai giữa cấp hơn so với người lớn. Vậy viêm tai giữa cấp tính là gì, dấu hiệu, nguyên nhân viêm tai giữa và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa cấp tính là căn bệnh khá phổ biến hiện nay
Viêm tai giữa cấp tính là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Viêm tai giữa cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính gây đau tai. Bệnh xảy ra ở toàn bộ hòm nhĩ và vùng sau của màng nhĩ, được gọi là tai giữa. Bệnh kéo dài lâu ngày sẽ chuyển thành viêm tai giữa có mủ gây chảy mủ. Mặc dù có thể khởi phát ở mọi độ tuổi nhưng trẻ em là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc viêm tai giữa cao nhất.

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh thường khởi phát đột ngột với những triệu chứng đau tai rõ rệt, dễ nhận biết. Do đó, nếu chú ý quan sát sẽ chữa trị kịp thời và hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngược lại, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh tiến triển chậm hơn, dấu hiệu mờ nhạt và dai dẳng nên khó điều trị dứt điểm.

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm tai giữa cấp tính gây cảm giác khó chịu lên người bệnh. Dù là trẻ em hay người lớn thì cũng cần phải đi khám bác sĩ khi có biểu hiện để sớm có biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm tai giữa cấp tính nếu được điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trong trường hợp không kiểm soát kịp thời, viêm tai giữa cấp tính tiến triển thành mãn tính, đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ là lớp màng có cấu trúc khá mỏng, nằm ở vị trí giữa ống tai ở ngoài và hòm nhĩ ở trong. Nó đóng vai trò như một mặt trống, giúp đưa tín hiệu âm thanh lên não khi có âm thanh truyền vào tai. Một khi mang nhĩ bị thủng sẽ không còn khả năng rung động, dẫn đến khả năng nghe kém đi.

Đối với trẻ nhỏ, nhất là khi chúng còn chưa phát triển lời nói. Thủng màng nhĩ sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, nói không rõ âm, từ… Từ đó, chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

  • Viêm tai giữa chảy mủ

Khi bệnh viêm tai giữa mãn tính hoặc viêm tai giữa mưng mủ tái phát, có thể xuất hiện tình trạng chảy mủ trong tai. Bệnh viêm tai giữa chảy mủ sẽ trở nên nguy hiểm hơn ở những nhóm đối tượng sau: trẻ sinh non, người bị suy giảm hệ miễn dịch, hoặc các đối tượng bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, viêm cầu thận…

Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Viêm màng não, áp xe não

Đây có thể xem là một trong những biến chứng nặng nhất của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Khi bệnh không được điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Sau đó, có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc thậm chí là liệt dây thần kinh mặt (dây số VII) …

Ngoài những biến chứng trên, bệnh viêm tai giữa cấp tính còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, gây suy nhược cơ thể. Với trẻ nhỏ thì ảnh hưởng tới khả năng nghe nói của bé. Với người lớn, bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống, gây nhiều phiến toái cho người bệnh.

Vì vậy, lời khuyên đưa ra là các bạn nên chú ý sức khỏe và chủ động đi thăm khám chuyên khoa nếu phát hiện mình có những dấu hiệu trên. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần đặc biệt cẩn thận nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp tính. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và đối với từng đối tượng cụ thể cũng sẽ có những yếu tố gây bệnh khác nhau.

  • Ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp tính có liên quan trực tiếp đến cả cấu trúc giải phẫu và chức năng miễn dịch ở trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat, eustachian tube, ống chạy từ tai giữa đến sau cổ họng) ở trẻ em ngắn hơn và ngang hơn so với ở người lớn. Do đó, vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa làm cho trẻ bị nhiễm trùng.

Đặc biệt, ở giai đoạn còn nhỏ, em bé còn nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi, họng. Nếu em bé khóc hoặc uống sữa, bú bình khi nằm… vòi nhĩ sẽ mở rộng hơn, làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa đủ sức chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp như bệnh sởi, cảm cúm, bạch hầu, ho gà… Khi mắc những căn bệnh này mà trẻ không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ xâm nhập hầu họng và gây nên viêm nhiễm cấp tính ở tai.

  • Ở người lớn

Như đã đề cập ở trên, viêm tai giữa cấp thường rất ít xảy ra ở người lớn. Nếu xuất hiện thì bệnh sẽ liên quan đến việc người bệnh có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, cảm lạnh, người hút thuốc lá và một số bệnh nhiễm trùng khác…

Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính điển hình bởi những triệu chứng đau nhức vùng tai. Ở trẻ lớn hoặc người lớn, viêm tai giữa xuất hiện với các triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc ù tai… Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi và mất nước. Thường xuyên mất ngủ, thính lực giảm và chảy dịch ở lỗ tai…

Nghiêm trọng hơn, vì đối tượng mắc bệnh chủ yếu là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chúng chưa thể tự nhận biết được bệnh. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý quan sát con nhỏ để sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh. Một số dấu hiệu điển hình nhận biết viêm tai giữa cấp tính ở trẻ cụ thể như sau:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều, khó chịu, kém ăn…
  • Nếu là trẻ nhỏ thì chúng thường có xu hướng lấy tay dụi vào tai hoặc kéo vành tai và lắc đầu.

Tóm lại, khi các bé sốt không rõ nguyên nhân, đi ngoài lỏng, nhiều lần, nôn trớ, bỏ bú… cần phải được khám kỹ về tai mũi họng để sớm phát hiện được viêm tai giữa cấp tính. Vì đây đều là những dấu hiệu điển hình nhất ở trẻ nhỏ khi mắc phải bệnh này.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm tai giữa
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị viêm tai giữa

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan không phát hiện kịp thời, sau khoảng 2 – 3 ngày bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa có dịch tiết. Do màng tai của trẻ rất mỏng nên nhanh hình thành mủ do viêm nhiễm. Mủ chảy ra thường có màu xanh và kèm theo mùi hôi. Khi đó, những biểu hiện xuất hiện ở trẻ là:

  • Trẻ hết sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
  • Hết tiêu chảy, đi ngoài trở lại bình thường.
  • Không có những biểu hiện dụi tay lên tai nữa…

Tới đây, các bậc phụ huynh tưởng chừng như bệnh đã được đẩy lùi. Thực chất, viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Dấu hiệu quan trọng nhất: chảy mủ ở tai.

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm nhất có thể. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mãn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách chẩn đoán, điều trị viêm tai giữa cấp tính

Việc chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ nhỏ hay người lớn nhất thiết phải do các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp với những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân và hỏi bệnh để có định hướng xác định phương pháp chẩn đoán.

Sau đó, tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những xét nghiệm sau:

  • Ống soi tai: Bác sĩ dùng ống soi tai để kiểm tra tình trạng tai giữa có xuất hiện dịch, sưng tấy, mủ hay thủng màng nhĩ hay không.
  • Đo màng nhĩ: Phương pháp này nhằm kiểm tra thính giác người bệnh có bị mất thính lực hay không bằng cách đo áp suất không khí trong tai.
  • Phản xạ kế: Các bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ nhỏ để tạo ra âm thanh gần tai người bệnh để xác định trong tai có dịch hay không, hay màng nhĩ bị thủng hay chưa.
  • Kiểm tra thính giác: Thực hiện các xét nghiệm thính giác để xác định người bệnh có bị mất thính lực hay không.

Trên thực tế, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng khác ở những trường hợp không có dấu hiệu triệu chứng điển hình.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính không quá phức tạp nhưng cần sớm phát hiện dấu hiệu và triệu chứng. Đặc biệt, việc chẩn đoán và điều trị cần được thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được sử dụng như:

Điều trị viêm tai giữa cấp tính bằng Tây y

Tây y chữa viêm tai giữa bằng 2 cách phổ biến là dùng thuốc và phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Viêm tai giữa cấp tính dùng thuốc gì?

Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm tai bao gồm: Amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ 1, 2, 3… Ngoài ra, nếu người bệnh có kèm theo các triệu chứng như đau nhức, sốt cao thì sẽ được chỉ định uống thuốc hạ sốt, chống viêm và sát trùng mũi họng.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm tai giữa cấp tính gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần được kê đơn và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng để điều trị
Thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt thường được sử dụng để điều trị

Phẫu thuật viêm tai giữa

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật nếu các phương pháp nội khoa không có tác dụng với người bệnh. Tùy vào mức độ bệnh viêm nhiễn, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phẫu thuật sau:

  • Cắt VA: Bác sĩ có thể đề xuất cắt VA nếu VA bị phì đại hoặc nhiễm trùng và người bệnh bị nhiễm trùng tai tái phát.
  • Chích rạch màng nhĩ: Phương pháp này chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai ra ngoài chứ không để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ và lan vào xương chũm, gây nhiễm trùng diện rộng. Vết rạch sẽ tự liền sau khoảng 2 – 3 ngày.
  • Phẫu thuật ống tai: Đây cũng là một phương pháp để đưa dịch mủ ra ngoài. Nhưng cách này sử dụng thủ thuật chèn các ống nhỏ vào tai người bệnh để dẫn dịch và không khí từ tai giữa ra bên ngoài.

Ngoài ra, ở một số trường hợp bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng. Son song với điều trị bằng thuốc toàn thân, người bệnh cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại bệnh viện. Khi đó, người bệnh cần được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ.

Mẹo chữa viêm tai giữa cấp tính tại nhà

Ngoài việc sử dụng kháng sinh và các loại thuốc điều trị từ Tây y, một số người bệnh đã tận dụng thảo dược tự nhiên để làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa. Các bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:

Cây sống đời chữa viêm tai giữa

Theo Đông y, cây sống đời có tính mát, có khả năng thanh nhiệt và bài tiết độc tố. Vì vậy, loại thảo dược này có khả năng giảm sưng đỏ và viêm nhiễm ở vùng tai giữa.

  • Nguyên liệu: chuẩn bị 3 – 5 lá sống đời tươi.
  • Đem lá sống đời rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước.
  • Giã nát và chắt lấy nước cốt.
  • Cho nước cốt vào lọ thuốc nhỏ mắt đã dùng hết, rửa sạch và mỗi lần dùng nhỏ từ 1 – 2 giọt vào tai.
  • Áp dụng đều đặn 2 – lần/ ngày trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Chữa viêm tai giữa từ rau diếp cá

Rau diếp cá (còn được gọi là rau dấp cá), có tính hàn, vị mát, thanh nhiệt cơ thể và kháng khuẩn. Sử dụng diếp cá sẽ làm giảm viêm, đau và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

  • Chuẩn bị: 1 bó rau diếp cá
  • Mang rau diếp cá đi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Ngày nên dùng 3 lần, mỗi lần nhỏ 1 – 3 giọt vào tai.

Ưu điểm của phương pháp chữa viêm tai giữa cấp tính bằng mẹo dân gian là nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm, dễ mua, chi phí rẻ. Hơn nữa, hầu hết chúng đều dễ dàng dung nạp nên không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số công dụng của bài thuốc chưa được khoa học chứng minh.

Hiệu quả chữa bệnh tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng sức khỏe từng người. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên thảo khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào.

Trị viêm tai giữa bằng Đông y

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, hiện nay có khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng chữa viêm tai giữa bằng những bài thuốc Đông y. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu thuốc hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính, mọi đối tượng đều có thể sứ dụng.

Chữa bệnh bằng phương pháp đông y an toàn, lành tính mà vẫn đem lại hiệu quả cao
Chữa bệnh bằng phương pháp đông y an toàn, lành tính mà vẫn đem lại hiệu quả cao
  • Bài thuốc số 1: 8g đan bì, 8g sơn thù, 8g phục linh, 8g trạch tả, 8g hoàng bá, 16g hoài sơn. Các bạn cho tất cả những vị thuốc trên vào ấm sắc cùng với khoảng 500ml nước. Đun sôi cho tới khi còn lại chừng 2 bát nhỏ nước thuốc thì tắt bếp. Nên uống 2 lần trong ngày liên tiếp trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc số 2: Trần bì, hoàng bá, đương quy, thăng ma mỗi vị 8g; 4g cam thảo và 12g cho các loại đẳng sâm, phục linh, sài hồ, bạch truật. Tất cả nguyên liệu trên tán nhỏ thành bột mịn rồi mỗi lần uống lấy khoảng 20g để hòa tan vào nước ấm. Ngày nên uống 3 lần để nhanh chóng khỏi bệnh.

Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu truyền nhiều vị thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong vườn nhà như tỏi, lá mơ, lá hẹ, rau diếp cá… để chữa bệnh. Phương pháp này không những lành tính mà còn tiết kiệm chi phí tối đa.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của các bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa. Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Viêm tai giữa cấp tính nên ăn gì, kiêng gì

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tai giữa. Vì vậy, để điều trị viêm tai giữa cấp tính hiệu quả, các bạn nên thực hiện theo chế độ sau:

Người bị viêm tai giữa nên kiêng gì?

Đối với trẻ em:

  • Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm cứng, phải nhai nhiều
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hay đồ quá ngọt cũng cũng cần tránh xa. Vì nó khiến đờm vướng ở cổ họng, tình trạng viêm tai sẽ đau nhức hơn.
  • Không nên ăn những đồ ăn có nguy cơ làm trầm trọng tăng mủ ở tai như đồ nếp, hải sản, xôi, bắp…
Đồ ăn cay nóng không tốt cho bệnh nhân
Đồ ăn cay nóng không tốt cho bệnh nhân


Đối với người lớn:

  • Để tránh tình trạng bệnh ngày càng diễn biến xấu hơn, người bệnh mắc viêm tai giữa không nên ăn đồ ăn chiên rán hay chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích rán, gà rán…
  • Nên hạn chế ăn đồ ăn ngọt hoặc nhiều đường. Bởi vì những người có lượng đường trong máu cao thì khả năng điều trị và phục hồi bệnh sẽ chậm hơn.
  • Không nên sử dụng kẹo cao su hay các loại thực phẩm cứng, dai đòi hỏi phải nhai nhiều. Vì chúng sẽ khiến tai của bạn đau hơn và làm tăng tình trạng viêm tai giữa cấp tính.
  • Nói không với những đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Nó không chỉ khiến quá trình điều trị bệnh của bạn bị kéo dài mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung.

Bị viêm tai giữa cấp tính nên ăn gì?

Hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng của mình để hỗ trợ tốt nhất cho việc lành bệnh:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Hầu hết các loại vitamin đều cần thiết cho quá trình duy trì và phát triển của con người. Đối với người bệnh viêm tai giữa nên chú trọng vào bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và E.
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Các nghiên cứu chỉ ra, omega-3 rất tốt cho sức đề kháng tự nhiên của con người. Vì vậy, việc bổ sung khoáng chất này trong các thực phẩm như rong biển, hàu, cá, tôm…. sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm tai giữa đáng kể.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Hàm lượng kẽm dù chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng chúng đóng nhiều vai trò quan trọng. Đối với bệnh nhân viêm tai giữa, ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm sẽ hạn chế tình trạng hoa mắt chóng mặt do viêm tai giữa gây ra.

Phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính như thế nào?

Viêm tai giữa cấp tính là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để phòng tránh bệnh cho trẻ:

  • Cho trẻ bú bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời. Vì trong sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể chống lại nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Khi bú bình, hãy cho trẻ ngồi cao hơn và không để trẻ ngậm bình sữa trong lúc ngủ.
  • Tiêm ngừa vaxin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cúm, viêm VA, viêm amidan…

    Giữ ấm và không cho trẻ nằm bú bình để hạn chế bị viêm tai giữa cấp
    Giữ ấm và không cho trẻ nằm bú bình để hạn chế bị viêm tai giữa cấp
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng chân và cổ….
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, vùng ô nhiễm, khói bụi…
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ, nhất là bàn tay và vùng mũi họng…
  • Sau khi đi tắm hồ bơi, biển phải vệ sinh vùng mũi họng của trẻ bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông để thấm nước.
  • Không tự ý nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ…

Đối với người lớn, các bạn nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa vị viêm tai giữa cấp tính:

  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên giặt giữ chăn mền, ga gối…
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia… và tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc từ người khác)
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nếu phát hiện có những biểu hiện bất thường nên tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm về sau.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp tính. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn và không để lại di chứng. Ngược lại, trường hợp người bệnh chủ quan, sử dụng thuốc tùy tiện có thể khiến bệnh tiến triển mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe của gia đình bạn.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *