Viêm phế quản lâu ngày không khỏi – Cần cảnh giác
Nội dung bài viết
Viêm phế quản lâu ngày không khỏi là điều khiến nhiều người phải lo lắng. Tình trạng này không chỉ làm người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu mà còn tiềm ẩn các nguy cơ đe dọa tới sức khỏe. Vậy tại sao viêm phế quản mãi không khỏi, bệnh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và cần làm gì?
Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?
Viêm phế quản là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở ống phế quản. Bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng cả kể người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ nhỏ 18 – 24 tháng tuổi, do hệ miễn dịch và đường hô hấp kém.
Nguyên nhân viêm phế quản có tới 90% do vi khuẩn, virus bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, cúm, xoang tấn công xuống phế quản. Ngoài ra, một số tác nhân khác như: Hệ miễn dịch kém, thời tiết lạnh, khói bụi,…
Khi bị mắc bệnh, người bệnh thường phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như ho khan, ho đờm, tức ngực, khó thở,… Đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản sẽ có thêm biểu hiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, lười bú, nôn trớ sau ăn,…
Vậy trẻ bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường người bị viêm phế quản cấp tính sẽ xuất hiện các triệu chứng khoảng 7 – 14 ngày rồi tự thuyên giảm dần nếu có phương pháp xử lý và chăm sóc đúng cách.
Khi bệnh tiến thành viêm phế quản mãn tính, căn bệnh này sẽ kéo dài trên 3 tháng và tái phát lại nhiều lần trong năm.
Như vậy để thấy người lớn hay trẻ nhỏ bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là mức độ nặng nhẹ của tình trạng, phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc.
Nguyên nhân viêm phế quản tái phát nhiều lần không khỏi
Ở nhiều trường hợp bị viêm phế quản lâu ngày mặc dù áp dụng nhiều biện pháp chữa trị nhưng vẫn không khỏi, thậm chí triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
- Lựa chọn sai phương pháp điều trị: Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm phế quản, tuy nhiên việc áp dụng sai cách hoặc dùng thuốc không đúng liều lượng, áp dụng bài thuốc dân gian khi bệnh đã trở nặng,… sẽ không mang lại hiệu quả tốt, thậm chí còn khiến bệnh nặng hơn.
- Tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: Khi bị viêm phế quản nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói thuốc lá hay hóa chất độc hại cũng sẽ khiến cản trở quá trình phục hồi sức khỏe.
- Cơ thể nhiễm lạnh: Nhiễm là một trong những tác nhân gây viêm đường hô hấp và tổn thương phế quản. Do vậy, nếu người bệnh đang trong quá trình trị bệnh nhưng không giữ ấm cơ thể đúng cách gây nhiễm lạnh sẽ dẫn tới hậu quả bệnh tái phát lại nhiều lần.
- Viêm phế quản mãn tính: Khi bệnh đã tiến triển nặng ở mức độ mãn tính người bệnh cũng sẽ tới vào tình trạng bệnh tái phát lại nhiều lần trong năm, mãn không khỏi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra hậu quả viêm phế quản mãi không khỏi như điều trị không kết hợp chăm sóc, sử dụng các thực phẩm gây kích ứng, hệ miễn dịch kém,….
Viêm phế quản lâu ngày có nguy hiểm không?
Viêm phế quản nếu xử lý kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài nhiều ngày hoặc tái phát nhiều lần, bệnh trở nặng mãn tính sẽ rất nguy hiểm.
Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Suy hô hấp: Triệu chứng ho, khó thở do viêm phế quản gây ra kéo dài nhiều ngày sẽ gây ra tình trạng tổn thương hệ hô hấp, lâu ngày dẫn tới suy hô hấp. Lúc này nếu bệnh không xử lý kịp thời sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
- Xẹp phổi, tràn khí màng phổi: Viêm nhiễm có thể lây lan rộng tới các bộ phận lân cận mà khó kiểm soát được đặc biệt ở phổi dẫn tới các biến chứng như xẹp phổi, tràn khí màng phổi,… Mặc dù trường hợp này hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Do ngày các bạn cần chú ý đề phòng.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn khi tác động tới đường hô hấp, chúng sẽ nhanh chóng đi sâu vào máu gây ra hậu quả nhiễm trùng huyết. Lúc này người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như ớn lạnh, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim,…
- Tràn dịch màng phổi: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản lâu ngày không khỏi. Một số triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này như sốt cao kèm theo co giật, đau tức ngực dữ dội,…
- Áp xe phổi: Đây là hiện tượng nhu mô phổi bị nhiễm trùng làm xuất hiện các phế nang. Tình trạng áp xe phổi này nếu không can thiệp kịp thời có thể làm nhiễm trùng rộng gây tổn thương nghiêm trọng.
- Ung thư phổi: Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ung thư phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản không điều trị kịp thời. Lúc này, người bệnh không chỉ đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu mà còn có nguy cơ tử vong.
Cần làm gì khi bị viêm phế quản lâu ngày không khỏi?
Viêm phế quản lâu ngày không khỏi có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, các bạn nên cảnh giác với tình trạng này để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Lúc này việc cần làm của của là:
Thăm khám bác sĩ kịp thời
Để tránh những hậu quả có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm.
Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp X quang cần thiết. Dựa vào kết quả thu được, tùy vào mức độ nghiêm trọng bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn
Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, điều trị các triệu chứng như sốt, ho, co giật,….
- Thuốc long đờm như terpin hydrat, natri benzoat,…
- Thuốc kháng viêm như corticoid,…
- Thuốc giãn phế quản như Terbutaline, salbutamol, fenoterol,…
- Thuốc kháng vi khuẩn virus như Augmentin, ceftriaxone, benzylpenicillin…
Để giúp bệnh tình nhanh chóng cải thiện, người bệnh cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tránh tự ý ngưng hoặc tăng liều thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Kết hợp chăm sóc và hỗ trợ điều trị
Để sớm chấm dứt tình trạng viêm phế quản lâu ngày không khỏi, ngoài việc tuân theo chỉ định điều trị chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp với việc chăm sóc hàng ngày để tăng cường hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kẽm, sắt,…
- Tránh sử dụng các thực phẩm làm tăng kích thích khiến bệnh nặng hơn như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thực phẩm lạnh,…
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cân bằng điện giải, hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản hiệu quả.
Sinh hoạt hàng ngày
- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá,… Vì đây là những tác nhân khiến tình trạng viêm phế quản nặng hơn và tái phát nhiều lần.
- Bảo đảm môi trường sống và làm việc sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa,…
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ phòng ngừa bệnh đường hô hấp trên gây viêm phế quản.
- Luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết thay đổi để tránh nhiễm lạnh gây viêm phế quản.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.
Như vậy để thấy viêm phế quản lâu ngày không khỏi rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn cảnh giác hơn với chứng bệnh này từ đó có biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!