Dày thành phế quản là gì? Có nguy hiểm không?

Dày thành phế quản không phải là bệnh. Thực chất, nó là dấu hiệu của một bệnh lý được phát hiện thông qua chụp chiếu X-quang phế quản.

Dày thành phế quản là gì? Có nguy hiểm không?

Thông thường, ở người khỏe mạnh, khi chụp X-quang sẽ không thể nhìn thấy phế quản. Đối với những người nghi ngờ mắc bệnh về đường hô hấp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang.

Trên phim chụp X-quang của các bệnh nhân này sẽ thấy nhánh phế quản 2 bên dày lên hay dày thành phế quản 2 bên. Tình trạng này gọi là dày thành phế quản hoặc phế quản 2 bên.

Sự dày lên hoặc tăng đậm màu ở phế quản hiển thị trên phim X-quang có thể là hệ quả của sự tích tụ dịch nhầy hoặc do màng nhầy niêm mạc của đường hô hấp bị viêm.

Vậy dày thành phế quản có nguy hiểm không? – Bệnh nhân không thể tự cảm nhận được thành phế quản dày lên hay không. Vì nó chỉ được nhìn rõ thông qua chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp.

Dày thành phế quản ở trẻ em hay người lớn có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó
Dày thành phế quản ở trẻ em hay người lớn có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó

Như đã đề cập ở trên, dày thành phế quản là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc bệnh đường hô hấp nào đó.

Thành phế quản được bao phủ bởi các dịch nhầy dính, giúp ngăn chặn các dị vật hoặc mầm bệnh đi xuống phổi. Nếu quá nhiều chất nhầy tập hợp tại thành phế quản, khiến thành càng ngày càng dày. Điều này phản ánh sự tích tụ virus và vi khuẩn càng lớn, gây ra nhiều vấn đề cho phổi.

Khi phát hiện hình ảnh dày thành phế quản, bác sĩ có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để xác định bệnh lý. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ vẫn có thể chẩn đoán bệnh mà không cần dựa vào hình ảnh dày thành phế quản.

Nguyên nhân gây dày thành phế quản

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây dày thành phế quản:

Hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất. Theo Báo cáo Hen suyễn toàn cầu năm 2014, ước tính có khoảng 300 triệu người trên thế giới bị hen suyễn.

Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết bệnh nhân mắc hen suyễn đều trải qua các triệu chứng đầu tiên trước 5 tuổi. Ở một số bệnh nhân, bệnh hen suyễn có thể khởi phát muộn hơn, khi người bệnh trên 30 tuổi. Dạng này gọi là hen nội sinh.

Triệu chứng thường gặp:

  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Ho

Những triệu chứng này thường thay đổi và có thể vắng mặt trong thời gian dài. Các cơn hen suyễn xuất hiện thường là do được kích hoạt bởi các yếu tố như tập thể dục, tiếp xúc chất gây dị ứng, không khí lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do virus.

Chụp X-quang chẩn đoán hen suyễn ít khi được chỉ định. Bởi lẽ, đa số những bệnh nhân hen suyễn đều có phim X-quang phổi bình thường. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp một vài dấu hiệu trên phim X-quang, bao gồm:

  • Dày thành phế quản (xuất hiện trong 48% trường hợp mắc hen suyễn)
  • Mạch máu mảnh, thon nhỏ ở 2 lá phổi
  • Vùng dưới màng phổi mất mạch máu

Đặc biệt, nếu chụp X-quang trong đợt bùng phát cơn hen suyễn, ngoài dày thành phế quản, còn có các triệu chứng khác, như:

  • Khí cạm lúc thở ra
  • Căng giãn phổi hồi phục
  • Tăng áp động mạch phổi tiền mao quản (tạm thời)
  • Ở trẻ em có thể thấy xẹp thùy hay phân thùy phổi

Mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn tình trạng trầm trọng, mất chức năng phổi và giảm tỷ lệ tử vong liên quan.

Viêm phế quản

Viêm nhiễm tại niêm mạc ống phế quản sẽ dẫn tới viêm phế quản. Lúc này, ống phế quản sẽ bị thu hẹp, tiết nhiều dịch nhầy và mủ, gây tắc nghẽn.

Viêm phế quản có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Thở khò khè
  • Đau ngực, tức ngực
  • Sốt

Phim chụp X-quang phổi có thể bình thường hoặc có dấu hiệu dày thành phế quản.

Viêm phế quản cấp thường do virus
Viêm phế quản cấp thường do virus

Nếu bị viêm phế quản cấp tính, bệnh nhân có thể phải sống chung với các triệu chứng trong vài tuần. Bệnh thường tự giảm và khỏi mà không cần điều trị.

Ở dạng mãn tính, các triệu chứng viêm phế quản có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Các ống phế quản bị viêm hết lần này tới lần khác.

Tình trạng này diễn ra âm thầm cho tới khi gặp tác nhân gây kích ứng sẽ bùng phát thành đợt cấp tính mới. Điều trị viêm phế quản mãn tính thường phức tạp và khó khăn.

Xơ nang

Xơ nang là một bệnh di truyền gene tự phát ảnh hưởng tới chức năng ngoại tiết của phổi, gan, tuyến tụy và ruột non. Điều này dẫn đến khuyết tật tiến triển và suy đa hệ thống.

Biểu hiện của bệnh xơ nang không rõ ràng, các dấu hiệu cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh phổi hoặc vô sinh.

Các biểu hiện có thể có:

  • Ho
  • Viêm phổi hồi quy
  • Rối loạn chức năng phổi kiểu phối hợp
  • Ngón tay hình dùi trống
  • Kính trước sau của lồng ngực tăng
  • Lồng ngực gõ vang
  • Polyp mũi
  • Sỏi bàng quang

Chụp X-quang bệnh nhân xơ nang có thể thấy:

  • Dày thành, có viền quanh phế quản
  • Niêm dịch nút tắc phế quản
  • Giãn phế quản
  • Khe kẽ tăng
  • Bóng tròn nhỏ ở ngoại vi
  • Xẹp phổi hình ổ

Người bị xơ nang thường có tuổi thọ thấp. Tử vong thường do biến chứng hô hấp, như suy hô hấp hoặc viêm phổi.

Giãn phế quản

Đây là tình trạng ống phế quản bị tổn thương không thể phục hồi và lớn ra bất thường. Giãn phế quản có thể gặp ở 1 bên phổi hoặc ở cả 2 lá phổi. Thường gặp nhất là giãn phế quản ở thùy dưới.

Khi chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT) sẽ nhìn thấy thành phế quản đậm màu (dày thành phế quản). Thành phế quản hày hơn, tạo thành đường mờ song song nhau (hình ảnh đường ray).

Bệnh nhân giãn phế quản thường gặp các triệu chứng:

  • Ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng
  • Trong các đợt kịch phát, có thể cảm thấy khỏ thớ, yếu ớt, mệt mỏi, sốt hoặc ớn lạnh
  • Thở khò khè
  • Ho ra máu hoặc đờm màu hồng, đỏ
  • Đau ngực
  • Da xanh
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Da dưới móng tay và móng chân dày lên

Tuy không thể điều trị dứt điểm, nhưng bệnh nhân có thể kiểm soát giãn phế quản theo nhiều phương pháp. Mục tiêu là kiểm soát chất tiết phế quản và bệnh nhiễm trùng.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, dày thành phế quản có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Bệnh phổi kẽ
  • Bệnh dị ứng do nấm Aspergillus
  • Bệnh lao phổi
  • Viêm phổi bệnh viện
  • Thoái hóa dạng bột ở phổi

Điều trị dày thành phế quản

Dày thành phế quản là dấu hiệu của một số bệnh lý. Do đó, không có điều trị cụ thể ngoại trừ để điều trị nguyên nhân cơ bản. Tùy vào từng bệnh, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, viêm và nhiễm trùng liên tục tái phát có thể làm thành phế quản dần dần dày hơn. Bởi vậy, bạn nên có một chiến lược điều trị, phòng ngừa viêm và nhiễm trùng hiệu quả.

Điều trị và ngăn ngừa viêm

Viêm là một phần của cơ chế phòng vệ của cơ thể và đóng một vai trò trong quá trình chữa bệnh.

Khi cơ thể phát hiện “kẻ xâm nhập”, nó sẽ khởi động một phản ứng sinh học để cố gắng loại bỏ chúng. Những “kẻ xâm nhập” thường gặp bao gồm vi khuẩn, virus và các sinh vật khác.

Đôi khi, cơ thể nhầm tưởng các tế bào hoặc mô của chính nó là có hại. Phản ứng này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn, chẳng hạn như đái tháo đường type 1.

Các chuyên gia tin rằng viêm có thể góp phần vào một loạt các bệnh mãn tính. Điển hình như hội chứng chuyển hóa, bao gồm đái tháo đường type 2, bệnh tim và béo phì.

Điều trị viêm phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Các bệnh viêm thông thường không cần điều trị.

Tuy nhiên, đôi khi, không điều trị viêm có thể dẫn đến các triệu chứng đe dọa tính mạng. Ví dụ, ở viêm phế quản, viêm có thể gây phù nề tổ chức dưới niêm mạc, thành phế quản dày lên và diện tích đường thở bị thu hẹp. Bệnh tiến triển nặng có thể gây suy hô hấp cấp – tình trạng có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc để loại bỏ nguyên nhân gây viêm, kiểm soát triệu chứng hoặc cả hai.

Một số phương pháp trị viêm:

Sử dụng thuốc

  • Thuốc không steroid (NSAID): Không loại bỏ nguyên nhân gây viêm, nhưng chúng có thể giúp giảm đau, giảm sưng, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng khác. Naproxen, Ibuprofen và Aspirin là các loại thuốc NSAID phổ biến, dễ tìm mua. Tuy nhiên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước và không nên tự ý dùng. Đặc biệt, Aspirin không phù hợp với trẻ em vì có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm.
  • Thuốc giảm đau Acetaminophen (Paracetamol hoặc Tylenol): Có thể giảm đau nhưng không làm giảm viêm. Những loại thuốc này cho phép viêm tiếp tục thực hiện vai trò của nó trong chữa bệnh.
  • Thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như Cortisol, ảnh hưởng đến các cơ chế khác nhau liên quan đến viêm. Nó thường được dùng để quản lý hen suyễn và các phản ứng dị ứng. Sử dụng Corticosteroid lâu dài có thể gây hại. Bạn cần được bác sĩ chỉ dẫn trước khi dùng.

Thảo dược giảm viêm

Các loại thảo dược cũng có thể giảm viêm hiệu quả. Xét riêng về công dụng với hệ hô hấp, có thể kể đến những thảo dược sau:

  • Cỏ hương bài: Thảo dược này thường được kết hợp với cam thảo để điều trị một số bệnh về phổi, bao gồm viêm đường thở.
  • Gừng: Đây là cái tên sáng giá trong lĩnh vực trị viêm từ thiên nhiên. Nó có thể hỗ trợ điều trị nhiều dạng viêm khác nhau.
  • Củ nghệ: Hoạt chất curcumin có thể hỗ trợ giảm viêm phổi hoặc viêm phế quản kéo dài.
  • Cam thảo: Đây là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y điều trị các tình trạng hô hấp. Cam thảo giúp kháng khuẩn, virus và chống viêm tốt.
  • Bạch quả: Thường được dùng để giảm khó thở và ho do hen suyễn. Bạch quả cũng có thể làm dịu ống phế quản và phế nang.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng các thảo dược nêu trên cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.

Chế độ ăn chống viêm

Một số thực phẩm có thể giúp giảm viêm tự nhiên và an toàn.

Các thực phẩm lành mạnh có thể chống viêm tự nhiên
Các thực phẩm lành mạnh có thể chống viêm tự nhiên

Bao gồm:

  • Dầu olive
  • Thực phẩm nhiều chất xơ
  • Cà chua
  • Các loại hạt
  • Rau lá xanh đậm, như rau chân vịt và cải xoăn
  • Cá béo, như cá hồi và cá thu
  • Trái cây, như quả mọng và trái cây có múi

Ngược lại, những thực phẩm sau có thể làm viêm nặng hơn:

  • Đồ chiên rán
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm nhiều đường
  • Thịt đỏ
  • Chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng xảy ra khi mầm bệnh là những vi sinh vật (vi khuẩn, virus và nấm) xâm nhập vào cơ thể người và gây hại.

Hệ thống miễn dịch là một rào cản hiệu quả chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, mầm bệnh đôi khi có thể lấn át khả năng của hệ thống miễn dịch và gây hại cho sức khỏe.

Điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng:

Điều trị nhiễm virus

Có thể có tới hàng triệu loại virus khác nhau đang tồn tại, nhưng khoa học mới chỉ xác định được khoảng 5.000 loại. Khi xâm nhập vào vật chủ, virus buộc tế bào sao chép virus và nhân lên. Khi tế bào chết, nó giải phóng virus mới và lây nhiễm sang các tế bào mới. Một số virus không phá hủy tế bào vật chủ, mà lại thay đổi chức năng của tế bào, dẫn tới ung thư.

Thuốc kháng virus có thể giúp làm giảm các triệu chứng của một số bệnh do virus (khi bệnh đã khỏi). Thuốc có thể ngăn chặn virus sinh sản hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của vật chủ để chống lại tác động của virus.

Mục đích điều trị là làm giảm các triệu chứng và tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus mà không cần sự trợ giúp của thuốc.

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc kháng sinh không thể chống lại virus.

Điều trị nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, còn được gọi là prokaryote.

Có hàng nghìn tỷ chủng vi khuẩn và không phải tất thảy đều có hại. Có một số vi khuẩn sống bên trong cơ thể con người, chẳng hạn như trong ruột hoặc đường thở, mà không gây hại.

Vi khuẩn có hại có thể gây ra nhiều bệnh, như viêm phổi, bệnh lao, nhiễm trùng đường hô hấp trên…

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, một số chủng trở nên kháng thuốc và có thể sống sót sau điều trị. Điều này gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, còn một số dạng nhiễm trùng khác, như nhiễm nấm, piron, protozoan, ký sinh trùng…

Phụ nữ mang thai nên tránh chụp X-quang
Phụ nữ mang thai nên tránh chụp X-quang

Trên đây là những thông tin bổ ích về dày thành phế quản. Độc giả cần phải nhớ rằng dày thành phế quản không phải là bệnh, mà là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Nếu thấy hình ảnh dày thành phế quản trên phim chụp X-quang phổi, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân.

Đừng bỏ lỡ:

4/5 - (5 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *