Cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng
Nội dung bài viết
Khi thời tiết thay đổi do hệ miễn dịch còn non kém, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh lý về hệ hô hấp, đặc biệt là viêm tiểu phế quản. Biết cách chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản đúng sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là căn bệnh đường hô hấp cấp do vi khuẩn hợp bào hô hấp (VRS) gây ra. Vì sức đề kháng kém và cơ quan hô hấp chưa phát triển nên bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi 3 – 6 tháng tuổi.
Thêm vào đó, tình trạng viêm tiểu phế quản mang tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn so với viêm phế quản thông thường. Bởi lẽ ,thành của các tiểu phế quản mềm, nhỏ, không có sụn nên dễ bị co thắt và xẹp lại khi viêm.
Khi mắc bệnh, các tiểu phế quản sưng phù, tiết dịch nhầy làm cho đường thở của trẻ hẹp lại, tắc nghẽn.
Bên cạnh việc điều trị sớm và đúng cách, việc chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của con.
Độ tuổi của trẻ chưa thể tự ý thức được cần phải thực hiện những gì để bảo vệ cơ thể. Do đó, sự chăm sóc và theo dõi sát sao của bố mẹ không những giúp bệnh mau được chữa lành mà còn giúp trẻ tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ
Bệnh viêm tiểu phế quản thường gây ra các triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt cao, ngủ li bì. Thậm chí có những trường hợp bệnh nặng khiến người trẻ tím tái, thở rít, bỏ ăn, bỏ bú… Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định bé sử dụng một số loại thuốc Tây đặc dụng như thuốc penicillin, macrolide, thuốc hạ sốt, tiêu đờm…
Thuốc Tây có tác dụng nhanh và hiệu quả tức thời nhưng nhóm thuốc này rất dễ gây ra các tác dụng phụ – đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý cho bé uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp con bạn sẽ được khuyên sử dụng kết hợp những bài thuốc dân gian tại nhà như dùng gừng ngâm mật ong hoặc tỏi ngâm… để điều trị bệnh. Hãy chú ý liều lượng và tần suất để thực hiện cho các bé, tránh trường hợp các thuốc làm mất tác dụng của nhau.
Cách chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản nhờ vệ sinh mũi, họng
Khi bị viêm phế quản, niêm mạc mũi của bé thường tiết nhiều dịch nhầy tạo nên hiện tượng ho có đờm. Việc vệ sinh mũi, họng đúng cách sẽ giúp đường thở của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để nhỏ mũi cho con. Có thể tìm mua dung dịch nước muối ở các quầy thuốc tân dược dễ dàng. Sau đó trích nước dần ra lọ thuốc nhỏ mũi/ nhỏ mắt đã dùng hết để xịt cho bé.
Trường hợp, mũi trẻ bị nhạt mũi quá nặng, dịch mũi đặc quánh thì có thể rửa mũi. Tuy nhiên cần thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách để bệnh không nặng thêm.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản cần uống đủ nước
Việc bổ sung đủ nước nước cho bé không chỉ là cho bé uống nhiều nước lọc. Điều quan trọng là phải cho trẻ tăng cường bú mẹ (đối với những bé dưới 2 tuổi) và bổ sung nước từ các nguồn nước rau củ, trái cây… Với những bé đã ăn dặm có thể uống thêm nước từ nước cháo, nước ép…
Khi cơ thể được bổ sung nước đầy đủ, dịch đờm trong xoang mũi và họng không còn tình trạng cô đặc mà sẽ loãng dần, dễ thoát ra ngoài hơn. Điều này tránh tình trạng ngạt hơi, khó thở vì đường hô hấp tắc nghẽn.
Làm ẩm không khí
Bên cạnh việc uống đủ nước, cha mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng cường độ ẩm. Giúp không khí trong lành và giảm các cơn ho khan, ho có đờm ở trẻ.
Vào mùa đông, ngoài việc giữ ấm cho căn phòng các bậc phụ huynh cần chú ý đến nhiệt độ. Không nên để nhiệt độ phòng quá cao vì nó có thể làm không khí bị khô.
Chăm sóc viêm tiểu phế quản: Vệ sinh toàn cho trẻ sạch sẽ
Bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu do virus gây ra. Do vậy, cha mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ. Việc đó sẽ tránh được tình trạng viêm nhiễm ngày một nặng hơn.
Nếu trẻ bị sốt thì không nên ủ trẻ quá ấm mà cần phải cởi bỏ bớt quần áo cho thông thoáng. Đồng thời kết hợp chườm khăn ấm và uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con cũng là biện pháp vô cùng quan trọng. Trẻ nhỏ vốn dĩ đã có sức đề kháng kém. Khi mắc bệnh, cơ thể con không còn sức lực, dễ mất nước và yếu ớt. Do đó, cần phải bổ sung đủ chất dinh dưỡng để bù lại.
- Mẹ hãy tích cực cho bé bú sữa mẹ để bổ sung chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Chú ý, không cho con bú ở tư thế nằm. Khi bú hãy nâng nhẹ đầu con lên để tránh ngạt mũi, khó thở…
- Chế biến món ăn thành các loại thức ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, sinh tố… Với những bé đã ăn dặm có thể cho ăn thêm súp, nước ép trái cây…
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng hấp thụ đều.
- Bổ sung thêm tôm cá, rau xanh, các loại chất béo lành mạnh như cá hồi… Không cho con ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ và nhiều đường.
Bế trẻ ở tư thế đứng
Vì khi bị bệnh, trẻ thường khó thở, ngạt mũi, ho… do các dịch đờm chèn ép đường hô hấp. Vì vậy, khi bế con, các mẹ nên giữ bé ở tư thế đứng. Để tiện lợi hơn, các bạn có thể để bé ngồi ở ghế với đai giữ.
Phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
Để phòng ngừa viêm tiểu phế quản và các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, cha mẹ có thể thực hiện những phương pháp dưới đây:
- Trong 2 năm đầu đời, hãy duy trì bú mẹ hoàn toàn. Khi trẻ được 6 tháng tuổi có thể cho ăn bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Việc cho trẻ ăn dặm có thể bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, tùy thể trạng sức khỏe từng trẻ.
- Bữa ăn cần đủ các nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, đạm, dầu thực vật, rau xanh/ trái cây.
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi thời tiết trở lạnh, thay đổi đột ngột, giao mùa… Mặc quần áo thích hợp: thoáng mát mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Giữ môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, trong lành. Vệ sinh chăn đệm, phòng ốc thường xuyên, làm ẩm không khí…
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm… Người lớn không hút thuốc lá trong nhà.
- Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.
- Vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm và nước muối sinh lý.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc người lớn đang bị bệnh viêm tiểu phế quản hoặc các bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm…
- Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của lịch tiêm chủng Quốc gia: như tiêm vaccine phế cầu, vaccine haemophilus influenza…
Viêm tiểu phế quản có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, xẹp phổi… Vì thế, phụ huynh nên nắm rõ những cách chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản trên để bảo vệ sức khỏe của con em mình.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!