Viêm Phế Quản Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Điều Trị Và Chăm Sóc

Viêm phế quản ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp do vi khuẩn, virus. Chủ động phòng tránh và trang bị kiến thức bệnh là điều quan trọng mà phụ huynh cần làm để bảo vệ sức khỏe của con. Thông tin về các phương pháp điều trị và chế độ ăn uống kiêng khem khi trẻ bị viêm phế quản sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Nguy hiểm không?

Trẻ nhỏ bị viêm phế quản là tình trạng các đường dẫn khí tới phổi bị các tác nhân virus, vi khuẩn tấn công. Phế quản là một bộ phận của hệ hô hấp dưới có vai trò quan trọng trong dẫn, lọc và trao đổi khí xuống phổi. Chính vì vậy, viêm phế quản có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp và đặc biệt là chức năng phổi.

viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản ở trẻ em gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của trẻ

Hệ cơ quan chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn non nớt là những lý do khiến trẻ nhỏ trở thành đối tượng dễ bị  viêm nhiễm phế quản. Bệnh được chia thành viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính dựa theo thời gian, mức độ biểu hiện bệnh. Trong đó:

  • Viêm phế quản cấp ở trẻ: Diễn ra trong thời gian ngắn, triệu chứng nhẹ, có thể điều trị khỏi bằng thuốc tại nhà.
  • Viêm phế quản mãn tính: Tái phát nhiều lần và có diễn biến phức tạp, khó lường. Bệnh có thể kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm. 

Bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:

  • Khó thở
  • Rối loạn chức năng phổi
  • Suy hô hấp cấp
  • Tràn khí màng phổi
  • Viêm phổi
  • Suy dinh dưỡng
  • Suy giảm miễn dịch
  • Xẹp phổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Việc nhận biết và đánh giá các biểu hiện giúp phụ huynh nhanh chóng đưa ra các phán đoán chính xác. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất với con trẻ. Các dấu hiệu của bệnh thường dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên phụ huynh không nên chủ quan, tránh nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm hoặc viêm họng thông thường. Một số triệu chứng thường gặp gồm:

trẻ bị bệnh viêm phế quản
Biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ là ho, khó thở, thở rít
  • Trẻ bị viêm phế quản ho nhiều, ho khan hoặc có đờm do đường hô hấp sưng viêm, đờm dịch sản sinh lấp đầy.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở rít do lượng khí trao đổi bị hạn chế
  • Ngạt mũi, có dịch mũi chảy
  • Cổ sưng hạch bạch huyết
  • Sốt cao hoặc sốt dai dẳng lâu ngày
  • Sưng khí quản
  • Đau rát cổ họng, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc
  • Đau ngực, tức ngực.
  • Buồn nôn, mệt mỏi, lờ đờ.

Các biểu hiện bệnh của trẻ trong giai đoạn đầu thường giống với bệnh cảm lạnh, viêm họng. Tuy nhiên nếu để lâu có thể dẫn bệnh lây lan tới các bộ phận nối giữa họng và phổi. Trong 2 – 3 tuần tiếp theo, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng và gia tăng mức độ nghiêm trọng hơn.

Đối tượng trẻ em dễ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nhỏ ở lứa tuổi nào. Tuy nhiên, chỉ một số nhóm tiêu biểu có nguy cơ cao, trong đó:

  • Trẻ sinh non: Các bé sinh non thường có hệ miễn dịch và cơ thể yếu hơn các bé sinh đủ tháng. Chính vì vậy, nhóm trẻ này thường dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
  • Trẻ béo phì: Cân nặng dư thừa do quá trình ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học có thể làm hạn chế lượng khí cung cấp cho phổi và giảm hiệu suất hoạt động của hệ hô hấp.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi: Trẻ đang trong độ tuổi có nhiều chuyển biến trong cơ thể và tham gia nhiều vào hoạt động phát triển thể chất như lẫy, bò, tập đi có thể làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.

Mặt khác, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường rất ít khi xảy ra. Thay vào đó, các bé dễ mắc viêm tiểu phế quản do virus gây ra. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn không nên chủ quan trước sự tác động của bệnh lên cơ thể của bé.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ cơ địa non yếu và hệ miễn dịch, viêm phế quản ở trẻ em còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra 70-80% số bệnh nhân nhiễm viêm phế quản. Chủ yếu do chủng virus influenza, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… Loại virus, vi khuẩn này có thể tồn tại trong không khí trong thời gian dài, phát triển mạnh mẽ vào thời tiết lạnh. Đây là lý do vào thời điểm mùa đông, số lượng trẻ bị viêm phế quản tăng mạnh.
  • Biến chứng từ các bệnh khác: Cảm cúm, viêm họng, viêm amidan kéo dài nhưng không được điều trị kịp thời.
  • Dị ứng: Tiếp xúc thường xuyên với nhân tố gây dị ứng như phấn hoa, lông thú vật, bụi, khói thuốc…
viêm phế quản ở trẻ em
Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới phổi của trẻ
  • Ngoài ra, viêm phế quản ở trẻ còn do các nguyên nhân như: Thay đổi thời tiết, có tiền sử mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn, tắm sai cách, thường xuyên cho bé ngủ dưới điều hòa…

Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất

Điều trị viêm phế quản kịp thời và đúng cách là hai yếu tố quan trọng giúp đem lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, trước khi lựa chọn giải pháp cho trẻ, phụ huynh cần ưu tiên tính an. Thuốc  lựa chọn phải phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của bé nhất. Dưới đây là một số cách chữa viêm phế quản phổ biến nhất hiện nay:

Dùng thuốc chữa viêm phế quản

Khi xác định chính xác bệnh gây ra do các vi khuẩn, trẻ sẽ được chỉ định điều trị với kháng sinh, kháng viêm và các thuốc hỗ trợ. Việc sử dụng thuốc cần đặc biệt thận trọng, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Một số nhóm thuốc gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Các nhóm thuốc Amoxicillin, Erythromycin, Azithromycin, Tetracycline, Penicillin, Levofloxacin, Clavulanate, Clarithromycin… Tác dụng ức chế và loại bỏ sự tồn tại của vi khuẩn và giảm tổn thương. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng trong thời gian ngắn, với sự giám sát và kê đơn của bác sĩ chuyên môn.
viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng kháng sinh đem lại hiệu quả nhanh chóng
  • Thuốc giãn phế quản: Chỉ áp dụng cho các trường hợp nặng, các đường ống hô hấp sưng phù hoặc bệnh nhân có tiền sử bệnh hen suyễn. Một số loại thuốc phổ biến như: Albuterol, Metaproterenol, Theophylline, Ipratropium hoặc thuốc corticosteroid có tác dụng giảm viêm 
  • Thuốc giảm ho, hạ sốt: Các loại thuốc như ibuprofen và acetaminophen có tác dụng giảm đau họng, đau đầu, hạ sốt, cải thiện chứng ho.
  • Thuốc long đờm: Khi chất đờm dịch tiết ra quá nhiều gây bí tắc và khó chịu ở cổ họng, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng acetylcystein. Thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều tiết đờm, giúp đẩy nhanh quá trình đào thải ra ngoài.
  • Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng một số sản phẩm thuốc hỗ trợ như siro hoặc kẹo ngậm ho.

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em tại nhà

Bên cạnh thuốc Tây, cha mẹ có thể cân nhắc một số các biện pháp điều trị từ mẹo dân gian. Với ưu điểm từ sự tiện lợi và tính an toàn, các bài thuốc chữa mẹo được rất nhiều phụ huynh “truyền tai” nhau như:

  • Uống nước cam thảo: Cam thảo có vị ngọt dịu, dễ uống phù hợp với trẻ nhỏ. Những dưỡng chất như axit glycyrrhizic có trong cam thảo giúp giảm đau, giảm ho, kháng viêm rất hiệu quả. Phụ huynh có thể pha nước cam thảo loãng hoặc cho trẻ ngậm trực tiếp.
  • Sử dụng gừng: Là nguyên liệu phổ biến xuất hiện trong phần lớn các bài thuốc chữa viêm họng, viêm phế quản. Hòa nước gừng ấm với mật ong và chanh sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, làm ấm cổ họng, giảm tình trạng sưng viêm. Bổ sung thêm sả sẽ có tác dụng thanh lọc phổi.
  • Uống nước dứa điều trị viêm phế quản: Nhờ chứa nhiều  enzyme bromelain và khoáng chất, uống nước ép dứa tươi hằng ngày giúp xoa dịu vết thương, kháng viêm, làm loãng đờm…
viêm phế quản ở trẻ em
Trong nước dứa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho điều trị viêm phế quản ở trẻ em
  • Xông hơi: Hơi nóng mang theo tinh dầu có thể làm thư giãn cổ họng, loãng đờm và tạo độ ẩm, giảm tình trạng khô cổ, khó thở hoặc thở khò khè. Cho trẻ xông hơi với nước ấm và dưới sự hướng dẫn, giám sát của phụ huynh để ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng.
  • Dùng mật ong: Cho trẻ uống một cốc mật ong ấm giúp giảm đờm, kháng viêm, giảm sưng đau. Tuy nhiên, không cho trẻ ngậm trực tiếp gây kích ứng. Tuyệt đối không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Khi nào nên đưa trẻ tới bệnh viện ?

Một số biện pháp điều trị tại chỗ có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Cha mẹ nên chú ý quan sát diễn biến triệu chứng trên cơ thể trẻ. Nếu nhận thấy một trong những dấu hiệu sau, cần lập tức đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia:

  • Sốt cao kéo dài, thường trên 39 độ C
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức
  • Ho nhiều, thậm chí ho ra máu
  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng: môi, miệng khô, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ.
  • Một số bộ phận như mắt, móng tay, mũi, miệng chuyển sang màu xám.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản và phòng tránh bệnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả điều trị. Do trẻ em còn nhỏ nên hầu hết các hoạt động đều phụ thuộc vào phụ huynh. Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em:

  • Giữ không khí trong nhà thoáng mát, sạch sẽ.
  • Cho trẻ ăn các đồ ăn nhẹ, dạng lỏng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất mà không gây kích ứng họng.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi hoặc người hút thuốc.
  • Uống nhiều nước ấm, có thể uống nhiều lần cách nhau, không để cơ thể mất nước.
  • Hạn chế đi tới những nơi công cộng. Nếu bắt buộc phải đi, nên cho trẻ mặc đủ ấm và đeo khẩu trang.
  • Mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Mặc quá nhiều áo hoặc ủ quá ấm có thể làm trẻ toát mồ hôi bên trong dẫn tới cảm lạnh.
viêm phế quản nên ăn gì
Phụ huynh nên kích thích trẻ ăn rau xanh và các thực phẩm chứa vitamin C
  • Bổ sung vitamin C, rau xanh trong thực đơn để tăng cường sức đề kháng.
  • Tập cho con thói quen súc miệng nước muối 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, vì trẻ có thể bị nôn chớ nên cần luôn sẵn sàng bổ sung thực phẩm.

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới cơ thể của trẻ nhỏ. Mong rằng qua bài viết trên, độc giả có thể tự trang bị cho mình những kiến thức tổng quát nhất về bệnh và phương pháp giữ con luôn khỏe mạnh. Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, nên đưa bé tới các trung tâm y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bài đọc thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *