Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì? Nguy hiểm & dai dẳng
Nội dung bài viết
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu kém. Vậy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là hiện tượng tiểu phế quản (đường gẫn khí nhỏ ở bên trong phổi) bị nhiễm trùng do một nhóm vi khuẩn gây ra.
So với viêm phế quản, viêm tiểu phế quản nguy hiểm hơn vì bộ phận này có kích thước nhỏ (dưới 2mm) và mềm. Ở trẻ, các tiểu phế quản rất nhạy cảm, dễ tổn thương do không có sụn nâng đỡ.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường xảy ra quanh năm và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời, nhất là trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng. Thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột như lúc giao mùa hoặc mùa lạnh, mùa mưa…
Vậy tại sao lại gọi là viêm tiểu phế quản bội nhiễm? Hiện tượng bội nhiễm khác gì so với viêm tiểu phế quản thông thường? Để hiểu rõ bệnh lý này, chúng ta cần tìm hiểu về cơ chế của bội nhiễm.
Bội nhiễm là tình trạng xuất hiện thêm nhiễm trùng mới ngay tại bộ phận đã từng bị nhiễm trùng trước đó. Người bệnh từng bị vi khuẩn tấn công 1 lần, sau đó khởi phát khi xuất hiện thêm các chủng virus khác làm độ nhiễm trùng tăng lên.
Cơ chế gây viêm tiểu phế quản bội nhiễm tương tự. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là các tiểu phế quản gặp phải nhiễm trùng mới do 1 nhóm vi khuẩn khác gây ra ở tiểu phế quản từng bị viêm.
Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực để giảm sưng viêm, vi khuẩn sẽ tấn công gây hại cho trẻ. Lúc này, trẻ dễ bị biến chứng nguy hiểm và việc điều trị sẽ gặp khó khăn. Thậm chí, trong một số trường hợp virus gây bệnh còn có khả năng kháng thuốc, làm mất tác dụng điều trị.
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khởi phát ban đầu là do hệ thống tiểu phế quản bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Trong đó, loại virus chính gây bệnh là virus hợp bào hô hấp (Virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS).
Theo một số liệu thống kê, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản do VRS chiếm từ 35 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Điều đáng nói là:
- Virus VRS ít gây bệnh ở người trưởng thành nhưng lại bùng phát mạnh mẽ ở trẻ nhỏ.
- Vì có khả năng lây lan rất nhanh nên bệnh có thể xảy ra thành dịch.
Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay các bệnh viêm đường hô hấp trên (do VRS) thì khả năng bị lây nhiễm rất cao. Trong đó, nếu trường hợp trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm bệnh, virus có khả năng bùng phát mạnh và gây ra các triệu chứng nặng nề.
Đặc biệt là với những trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ mà không được bú sữa đầy đủ.
Bên cạnh đó, những trẻ từng bị các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm amdian… cũng đều có nguy cơ lây nhiễm viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Trong những trường hợp này, virus cúm, vi khuẩn liên cầu, moraxella catarrhalis hoặc haemophilus influenzae cũng gây bệnh khoảng 25% số trẻ nhiễm bệnh. Ngoài ra phải kể đến virus adenovirus với 10% ca mắc.
Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh, phổi bẩm sinh, suy giảm hệ miễn dịch hay sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động… đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Triệu chứng trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, các phế quản nhỏ này sẽ sưng phù, viêm nhiễm nặng hơn và tiết nhiều dịch nhày. Đường thở của trẻ vốn đã nhỏ lại càng bị chít hẹp, thậm chí là tắc nghẽn.
Trẻ bắt đầu hắt hơi, sổ mũi, sau đó ho tăng dần, hơi thở khò khè… Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu này.
Khoảng 4 – 5 ngày sau, trẻ ho nhiều hơn, giữ dội hơn và xuất hiện thở rít, khó thở kèm theo sốt cao (trên 38, 39 độ C) …. Những trường hợp nặng thì trẻ có thể ngừng thở do kiệt sức. Qua kiểm tra, thăm khám thì thấy có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thông khí phổi kém.
Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, da dẻ tím tái. Lúc này, bệnh có triệu chứng tương tự với bệnh hen suyễn. Thông thường bệnh sẽ được kiểm soát và khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt trong khoảng 10 – 14 ngày.
Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
So với viêm tiểu phế quản thông thường, viêm tiểu phế quản bội nhiễm được các chuyên giá đánh là nguy hiểm hơn rất nhiều. Bệnh khởi phát với những dấu hiệu khá giống với cảm cúm, ho thông thường nên cha mẹ trẻ hay lơ là, chủ quan.
Tình trạng bệnh kéo dài (khoảng từ 14 ngày trở lên) có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển và tính mạng của trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu kém, trẻ sinh non, bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) càng nguy hiểm hơn.
Nếu cha mẹ không phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:
- Suy hô hấp: Vì các tiểu phế quản rất nhỏ, mềm và dễ tổn thương. Nên khi bệnh kéo dài dai dẳng mà không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới đường hô hấp bị tắc nghẽn do tình trạng viêm, sưng… Những trẻ sinh non dưới 44 tuần tuổi còn có thể gặp tình trạng ngừng hô hấp.
- Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tiểu khí quản bội nhiễm. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Do các chất dịch nhầy ứ đọng khiến phổi bị xẹp, khiến hô hấp khó khăn…
- Co giật: Xảy ra khi cơ thể sốt cao và thiếu oxy tuần hoàn lên não. Trẻ sẽ mất ý thức và co giật. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị tổn thương thần kinh và não bộ.
- Các biến chứng khác: Viêm màng não, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn (do mất nước vì sốt cao) …
- Tử vong: Nguy cơ tử vong thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, do viêm tiểu phế quản bội nhiễm diễn tiến nhanh chóng. Đồng thời cha mẹ không phát hiện kịp thời để điều trị cho trẻ.
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tiểu phế quản có thể được chữa trị hoàn toàn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, so với giai đoạn mới khởi phát, viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi và sức đề kháng suy giảm.
Cách điều trị viêm tiểu phế quả bội nhiễm
Giống như nhiều bệnh lý khác, việc điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm chủ yếu là điều trị nội khoa. Tuy nhiên khi tình trạnh bệnh là viêm bội nhiễm, bạn cần tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bởi trong trường hợp ở thể bội nhiễm, vi khuẩn rất dễ kháng thuốc và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến để điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Cụ thể như sau:
Sử dụng Tây y
Để điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, các bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng.
Thuốc kháng sinh
Đối với những bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra thì thuốc kháng sinh được coi là thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên, để xác định được loại kháng sinh phù hợp thì các bác sĩ sẽ tiến hành làm kháng sinh đồ và nuôi cấy dịch hô hấp để xác định chính xác nguyên nguyên vi khuẩn gây bệnh.
Nếu chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ lên toa kháng sinh dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi người mắc và một số yếu tố dịch tễ khác…
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng điển hình thường sẽ sử dụng kháng sinh trong vòng 7 – 10 ngày. Còn đối với trường hợp vi khuẩn không điển hình, thời gian dùng thuốc phải kém dài lên đến 2 tuần.
Những loại kháng sinh thường sử dụng gồm:
- Kháng sinh nhóm Penicillin: Penicillin, oxacillin, amoxicillin và ampicillin.
- Kháng sinh nhóm Cephalosporin: Cefaclor, cefadroxil + cefalexin…
- Kháng sinh nhóm Macrolide: Erythromycin, roxithromycin, arithromycin…
- Kháng sinh nhóm Quinolone: Moxifloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin…
- Nhóm kháng sinh phối hợp: Ampicillin và sulbactam, amoxicillin và A. clavalanic.
Thuốc kháng sinh là nhóm thuốc tác dụng nhanh, chữa trị triệu chứng tức thì nhưng dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý.
Không lạm dụng thuốc, dùng sai liều lượng dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất cứ biểu hiện gì khác thường trong thời gian chữa, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thuốc điều trị triệu chứng
Tùy vào từng trường hợp mắc viêm tiểu phế quản bội nhiễm, các bác sĩ sẽ kê toa theo triệu chứng lâm sàng của bệnh. Các loại thuốc điều trị triệu chứng có thể được sử dụng gồm:
- Thuốc hạ sốt: Acetaminophen là loại thuốc chủ yếu được dùng trong trường hợp này để cắt sốt. Bởi sốt là triệu chứng điển hình của tình trạng bội nhiễm. Lưu ý, không dùng thuốc NSAID và aspirn cho trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) khi chưa có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
- Thuốc giảm ho: Ngoài các thuốc đang điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp một số dược liệu như cam thảo, nghệ, gừng… để hỗ trợ chữa ho. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm giải pháp dịch đờm và các vi khuẩn gây ngứa cổ, tắc nghẽn đường thở…
- Thuốc làm loãng đờm/ tiêu đờm: Hầu hết trường hợp bị bệnh đều xảy ra ở trẻ nhỏ. Do đó chúng chưa có ý thức để khạc nhổ đờm ra ngoài khi xuất hiện đờm đặc quánh, gây khó thở. Vì vậy, bác sĩ sẽ lên toa các loại thuốc có khả năng làm loãng đờm, thuốc tiêu đờm như Carbocystein, Acetylcystein, Bromhexin… Bên cạnh đó, các bà mẹ hãy cho con bú sữa mẹ đều đặn và uống nước thường xuyên để giảm nguy cơ phụ thuộc, tăng sức đề kháng.
- Thuốc nhỏ mũi chứa NaCl 0.9%: Nhằm làm thông thoáng mũi, chấm dứt hiện tượng tắc mũi, khó thở… bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng nước muối sinh lý (hay còn gọi là nước muối NaCl 0.9%) để loại bỏ dịch nhầy, làm sạch đường hô hấp… Không dùng thuốc xịt mũi chống sung huyết và thuốc kháng histamine để điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm – nhất là trẻ em dưới 2 tuổi.
- Thuốc khí dung làm giãn phế quản: Thuốc được sử dụng trong trường hợp co thắt tiểu phế quản, khó thở, thở khò khè…
Chữa viêm phế quản bội nhiễm bằng mẹo dân gian
Nhiều bài thuốc dân gian như mật ong (không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi để tránh gây ngộ độc), gừng, tỏi, cam thảo… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản.
Các bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để thực hiện chữa viêm tiểu phế quản bội nhiễm ngay tại nhà.
Sử dụng gừng
Nhờ đặc tính chống viêm nhiễm và chứa nhiều hoạt chất có lợi, gừng được sử dụng rộng rãi trong dân gian để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…
Có nhiều cách để thực hiện bài thuốc sử dụng gừng chữa bệnh. Tùy vào đối tượng và nhu cầu sử dụng, các bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Bài thuốc 1: Gừng tươi cạo vỏ và rửa sạch. Sau đó thái lát mỏng để ngậm trực tiếp có thể chữa viêm phế quản hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch và thái lát mỏng 1 nhánh gừng tươi. Đun sôi nước lên rồi rót ra một cốc nhỏ. Thả lát gừng tươi vào, cho thêm 2 thìa mật ong để dậy mùi và tăng công dụng chữa bệnh.
- Bài thuốc 3: Gừng rửa sạch thái sợi nhỏ. Cho gừng vào hũ thủy tinh và rót ngập mật ong để ngâm. Sau 4 – 6 ngày là có thể đem ra để ngậm.
Lưu ý: Trẻ em nên sử dụng tối đa ngày 1 – 2 lần hỗ hợp gừng ngâm mật ong (chỉ chắt nước, không cho bé ngậm gừng). Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị mắc bệnh tiểu đường, tiền sử bệnh lý về tim mạch… không nên sử dụng gừng để chữa viêm phế quản.
Sử dụng tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc mà nó còn được chứng minh là có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Các hoạt chất từ allicin trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại virus gây bệnh. Trong đó có viêm tiêu phế quản bội nhiễm.
Các thực hiện:
- Cách 1: Đem 3 tép tỏi đi bóc sạch vỏ, thái nhỏ rồi đun sôi lên với sữa để thành sữa tỏi. Sữa tỏi nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ đem lại hiệu quả cho người bệnh.
- Cách 2: Bóc vỏ 3 – 4 củ tỏi, đập dập và cho vào hũ thủy tinh. Rót mật ong nguyên chất vào sao cho ngập tỏi. Ngâm tới khi gỏi ngả vàng ngà (chừng 14 ngày) là có thể sử dụng.
Tuy nhiên, nếu bạn là người bị rối loạn chảy máu, nóng trong thì cần thận trọng trong quá trình sử dụng tỏi. Nếu đối tượng sử dụng là trẻ em, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ liều lượng cũng như tần suất dùng.
Đông y trị viêm phế quản
Rất nhiều cha mẹ lựa chọn biện pháp Đông y để điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm cho con. Đây cũng là một biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao. Nhất là với những trẻ quá nhỏ không nên sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.
Một số bài thuốc cha mẹ có thể tham khảo, kết hợp để chữa trị cho bé ngay tại nhà như sau:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị hạnh nhân, tiền hồ (mỗi vị 12g), bán hạ chế, chỉ xác, trần bì (mỗi loại 8g), tô diệp, cát cánh (mỗi vị 10g), 4g cam thảo, 3 lát sinh khương và 16g phục linh. Đem tất cả các vị thuốc đi sắc với 1,5 lít nước để uống trong ngày chia làm 2 buổi sáng, chiều. Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Áp dụng thường xuyên, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
- Bài thuốc 2: Dùng 6g ngũ vị tử, 6g cam thảo, 12g bạch thược, 8g ma hoàng, 8g quế chi, 6g can thường và 4g tế tân sắc với 1 lít nước. Đun sôi tới khi còn lại chừng 300ml thì tắt bếp. Uống thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối sau ăn. Kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng.
Thuốc Đông y rất an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu ngày mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, để điều trị chính xác và hiệu quả, bạn cần có hướng dẫn của các lương y, thầy thuốc trước khi bắt đầu dùng thuốc.
Cách chăm sóc trẻ khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Mặc dù viêm tiểu phế quản bội nhiễm là căn bệnh nguy hiểm và dễ mắc nhưng không phải không có cách phòng ngừa. Hãy cho con bú sữa mẹ đến 2 tuổi, giữa ấm cơ thể và giữ môi trường sống trong lành cho trẻ để phòng bệnh.
Ngoài ra, chế độ chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian điều trị, các bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong suốt quá trình điều trị để phục hồi hệ miễn dịch và giảm tình trạng lây nhiễm
- Bổ sung cho con trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ biếng ăn thì có thể thay đổi hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau (dạng lỏng, xay nhuyễn) để kích thích khẩu vị của trẻ.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng nôn ói…
- Uống đủ nước, kể cả nước lọc, sữa và các loại nước ép từ trái cây, rau củ…
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm…
- Vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên bằng nước ấm và giữa môi trường sống, phòng ốc luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Tái khám định lỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện có các biểu hiện bất thường.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Các nguyên nhân gây bệnh cũng như những phương pháp điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ, nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn mà không để lại biến chứng. Ngược lại, tình trạng chủ quan, lơ là có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, ngừng thở hoặc thậm chí là tử vong.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!