Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không?
Nội dung bài viết
Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi lẽ, nếu lựa chọn sai thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày sẽ tăng nguy cơ bệnh phát triển nặng, bệnh tái phát trở lại. Do vậy, người bệnh viêm phế quản nên ăn uống như thế nào đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ quá trình chữa trị.
Bị viêm phế quản có ăn được thịt gà không?
Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virus, các dị nguyên từ mối trường, thời tiết,…
Khi bị bệnh, người bệnh phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như ho khan, ho đờm, tăng dịch nhầy ở niêm mạc khiến đường thở bị thu hẹp, đau tức ngực.
Nguy hiểm hơn, nếu viêm phế quản kéo dài gây mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, hãy sớm lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm, bảo vệ sức khỏe.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, muốn sớm điều trị dứt điểm chứng bệnh viêm phế quản; ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách, người bệnh cần kết hợp với việc chăm sóc bảo vệ phù hợp.
Trong đó, chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Những gì bạn ăn vào sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe hoặc hỗ trợ hoặc tăng thêm mức độ trầm trọng của bệnh.
Chính vì vậy, người bệnh nên hết sức chú ý trong lựa chọn và bổ sung thực phẩm trong bữa ăn thường ngày.
Vậy bị viêm phế quản có ăn thịt không? – Thịt gà là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người lại e ngại rằng, ăn thịt gà có thể làm tăng mức độ ho do viêm phế quản gây ra.
Bởi vì, trong dân gian vẫn truyền miệng rằng, khi bị ho không nên ăn thịt gà vì nó làm kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
Tuy nhiên, đây là một điều vô căn cứ. Cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh về việc ăn thì gà gây ho nặng hơn. Ngược lại, nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, thịt gà chứa nhiều dưỡng chất như selen, kẽm, protein,…
Chúng có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.
Tuy nhiên, để an toàn, người bệnh nên sử dụng thịt gà với mức vừa phải, chỉ nên ăn 3 lần/tuần và ăn không quá 150g/ngày.
Khi chế biến thịt gà, tránh sử dụng nhiều dầu mỡ hoặc nhiệt độ cao như nướng, chiên rán. Vì điều này sẽ khiến các dưỡng chất bị oxy hóa độc hại làm tăng phản ứng viêm.
Người bệnh viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản, ngoài việc chú ý tới thực phẩm thịt gà các bạn cũng nên quan tâm tới nhiều loại thực phẩm khác.
Thực phẩm người bệnh nên ăn:
- Các loại rau xanh như cải xoăn, xà lách, súp lơ,… chứa nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi, hỗ trợ hệ hô hấp, cải thiện chứng bệnh.
- Các loại trái cây mọng như quả mâm xôi, dâu tây, nho,… chứa nhiều nước và dưỡng chất không chỉ giúp làm ẩm niêm mạc mà còn tăng cường cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng.
- Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, kẽm như thịt bò, thịt trâu, trứng,… để giúp tăng cường sức đề kháng, chống chọi bệnh.
- Người bệnh nên ăn thực phẩm chế biến ở dạng lỏng, mềm như ninh, súp, cháo,… Điều này sẽ giúp giảm tình trạng đau rát niêm mạc, ho.
Thực phẩm không nên ăn:
- Cà tím, cà pháo không tốt tốt cho người bệnh. Vì chúng chứa nhiều histamin làm tăng dịch đờm nhầy hơn.
- Người bệnh không ăn sử dụng thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,… Vì chúng kích thích niêm mạc phế quản khiến tình trạng ho, rát họng nặng hơn.
- Thực phẩm nhiều axit như chanh, dưa chua khiến kích thích quá trình trào ngược dạ dày. Vi khuẩn sẽ từ dạ dày đi lên phế quản khiến tình trạng viêm nặng hơn.
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc chế biến ở nhiệt độ cao như nướng cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Như vậy để thấy người bệnh viêm phế quản ăn gì và không ăn gì đóng vai trò rất quan trọng tới tình trạng sức khỏe. Hy vọng bài viết chia sẻ về vấn đề viêm phế quản có ăn được thịt gà không và ăn như thế nào đúng cách hữu ích dành cho bạn.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!