Viêm Phế Quản Co Thắt Ở Trẻ Em: Cách Điều Trị, Chăm Sóc

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Không hiểu đúng về bệnh cũng như các phương pháp điều trị là nguyên nhân khiến tỷ lệ biến chứng của viêm phế quản co thắt tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả kiến thức bệnh, cách điều trị, chăm sóc giúp trẻ khỏi bệnh nhanh và an toàn.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì? Nguy hiểm không?

Phế quản là một bộ phận quan trọng thuốc hệ hô hấp dưới, có vai trò cung cấp và trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Viêm phế quản co thắt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Khi các nhân tố gây bệnh tấn công, các cơ trơn phế quản sẽ bị sưng viêm dẫn tới hiện tượng co thắt, thu hẹp tạm thời.

Thêm vào đó, khi các đường ống phế quản bị viêm dẫn tới kích thích gia tăng tiết đờm, chất nhầy dẫn tới khó khăn trong việc hít thở. Bệnh viêm phế quản rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Trẻ bị viêm phế quản co thắt sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Viêm phế quản co thắt là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em. Việc cha mẹ chủ quan trong điều trị có thể khiến bé gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi
  • Khó thở
  • Tràn khí màng phổi
  • Suy giảm chức năng hô hấp
  • Suy dinh dưỡng 

Triệu chứng viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Phụ huynh cần chủ động nắm vững kiến thức về bệnh lý để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm phế quản co thắt, thường xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đau rát cổ họng, sưng đau và khó nuốt
  • Nổi hạch bạch huyết
  • Khó thở, thở nặng nề hoặc khò khè, thở rít
  • Buồn nôn, nôn trớ sau khi ăn hoặc sau khi bú
  • Co rút lồng ngực, đau ngực
  • Ho nhiều, ho khan hoặc có đờm
  • Sốt cao
  • Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi…
viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Trẻ bị viêm phế quản co thắt thường có biểu hiện ho, khó thở

Viêm phế quản chủ yếu khởi phát ở đối tượng trẻ nhỏ, vì cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch và các cơ quan còn non nớt dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản co thắt chủ yếu xuất hiện ở các nhóm đối tượng như:

  • Trẻ sơ sinh: Đặc biệt là các bé sinh non, khi các chức năng phổi chưa được hoàn thiện, còn non yếu nên rất dễ bị các yếu tố gây bệnh xâm nhập, đặc biệt vào thời điểm giao mùa.
  • Trẻ thừa cân: Việc bổ sung thiếu khoa học các dưỡng chất và tâm lý mong con “nhanh lớn” của các phụ huynh đã khiến cho tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ diễn ra phổ biến. Lượng mỡ thừa khiến cho hoạt động trao đổi khí gặp nhiều khó khăn.
  • Trẻ trong các gia đình có người hút thuốc: Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng các bệnh phổi.

Nguyên nhân khiến bệnh tiến triển dai dẳng và khó lường

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Chủ động nắm bắt nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị hiệu quả, giảm thiểu được nguy hiểm và có cách phòng tránh phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ bị nhiễm một số loại virus thường gặp như influenzae, liên cầu khuẩn, phế cầu, tụ cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản co thắt.
  • Thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ hô hấp trở nên nhạy cảm.
  • Hậu quả của các bệnh cảm cúm, viêm amidan, viêm họng nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Các nhân tố kích ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật…
  • Trẻ mắc bệnh bệnh hen suyễn hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý khác về hô hấp
  • Tắm sai cách hoặc sử dụng điều hòa thường xuyên khiến cổ họng bị khô và dễ cảm lạnh.

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ hiệu quả nhất

Viêm phế quản co thắt ở trẻ mặc dù là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể khắc phục nếu được điều trị đúng phương pháp. Tùy theo thể bệnh và thể trạng, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Việc lựa chọn đúng biện pháp điều trị quyết định đến 90% hiệu quả thành công. Phụ huynh có con nhỏ xuất hiện các dấu hiệu viêm phế quản co thắt có thể tham khảo một số giải pháp sau:

Điều trị viêm phế quản co thắt cho bé bằng thuốc Tây

Các loại thuốc tân dược là sự lựa chọn phổ biến của các phụ huynh giúp đem lại hiệu quả và tính tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số nhóm thuốc được sử dụng gồm: 

  • Sử dụng kháng sinh: Được chỉ định dùng cho các trường hợp viêm phế quản co thắt ở trẻ em do vi khuẩn gây ra. Một số nhóm khám sinh phổ biến như: Penicillin, Amoxicillin và Erythromycin… Kháng sinh có thể chống chỉ định với trẻ sơ sinh.
viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng kháng sinh là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Các sản phẩm chứa ibuprofen và acetaminophen, được bào chế dưới dạng siro, viên sủi hoặc viên uống có tác dụng giảm ho, hỗ trợ giảm đau rát, long đờm, loãng đờm…
  • Thuốc giãn khí quản: Bệnh nặng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ tăng cường giãn khí quản, giảm tình trạng khó thở hoặc thở khò khè do sưng viêm đường phế quản. Một số loại thuốc giãn khí quản phổ biến như: Albuterol, Theophylline, Metaproterenol, Ipratropium, thuốc thuộc nhóm corticosteroid.
  • Thuốc hạ sốt: Một số trường hợp có biểu hiện sốt cao có thể được chỉ định các sản phẩm có tác dụng hạ sốt hoặc cấp nước.

Cách chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Ngoài các cách điều trị bằng thuốc Tây, phụ huynh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên lành tính như:

  • Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng gừng: Sử dụng nước gừng ấm, hoặc bổ sung thêm 1 – 2 thìa mật ong sẽ giúp làm ấm cổ họng, ngăn ngừa kích ứng, kháng viêm và giảm ho.
  • Sử dụng chanh: Phụ huynh có thể làm trà chanh, sả, mật ong đem lại hiệu quả vượt trội trong đào thải độc tố ở gan, giảm tình trạng tổn thương do ho, thông thoáng cổ họng.
  • Bài thuốc từ cây cam thảo: Đây là vị thuốc có tính ngọt dịu, phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ vốn có tâm lý sợ thuốc. Các mẹ có thể cho trẻ ngậm trực tiếp cam thảo từ 5 đến 10 phút hoặc hòa loãng với nước ấm, uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Dứa: Sử dụng nước ép dứa giúp trẻ giảm ho, long đờm nhờ chất enzim bromelain.

Viêm phế quản co thắt khi nào nên gặp bác sĩ?

Trẻ bị viêm phế quản co thắt thường có diễn biến dai dẳng, phức tạp với tỷ lệ biến chứng cao. Để kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, phụ huynh cần lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện gần nhất khi tình trạng tăng nặng.

cách phòng cách bệnh hô hấp cho trẻ
Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường

Kinh nghiệm bé bị viêm phế quản co thắt của nhiều phụ huynh là đưa con đi thăm khám ngay khi bắt gặp 1 trong các triệu chứng sau:

  • Sốt kéo dài nhiều ngày, tuần, dùng thuốc không khỏi và thường trên 39 độ C
  • Đi tiểu ít, môi, miệng khô và có mùi hôi.
  • Ho nhiều, thậm chí ho ra máu.
  • Thở khò khè, thở rít lên.
  • Móng tay chuyển màu xám, môi tím tái.

Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị khi bé bị viêm phế quản co thắt

Cũng như các bệnh viêm họng, cảm cúm giao mùa, cảm lạnh…bệnh viêm phế quản là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách chăm sóc cho con ngay từ đầu. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp các bậc cha mẹ hạn chế được sai lầm trong việc chăm con.

Không nên:

  • Điều trị kháng sinh ngay trong giai đoạn đầu của bệnh: Kháng sinh chỉ có hiệu quả khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các loại vi khuẩn. Mặt khác, lạm dụng kháng sinh quá sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trong tương lai của con.
  • Dùng lại đơn thuốc cũ: Do tính chất dai dẳng của bệnh, rất nhiều trẻ có thể sẽ tái phát thường xuyên nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có phác 
  • Phác đồ điều trị khác nhau, điều trị sai thuốc có thể khiến bệnh trở nặng.
  • Tự ý bỏ thuốc khi chưa hết liệu trình: Khi phụ huynh tự ý dừng sử dụng thuốc ngay khi thấy bệnh tình của con có chuyển biến tích cực có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Các vi khuẩn chưa vị tiêu diệt hoàn toàn sẽ tiếp tục sinh sôi và tấn công cơ thể của trẻ.
  • Ép con ăn: Trẻ viêm phế quản thường ốm, mệt, bỏ bữa. Việc bắt ép con ăn chỉ gây nên tình trạng chán nản thậm chí cáu gắt ở trẻ. Thay nào đó, phụ huynh nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Phụ huynh không nên ép con ăn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ

Nên:

  • Cho con uống nhiều nước. Nếu trẻ không chịu uống nước lọc, phụ huynh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như mật ong, cam thảo để tăng vị ngọt, kích thích trẻ uống nhiều hơn.
  • Bổ sung vitamin C và các loại rau lá xanh vào thực đơn hằng ngày.
  • Chườm khăn ấm hoặc lau người thay vì tắm khi trẻ bị ốm. Tránh nguy cơ cảm gió.
  • Khi ngủ nên kê cao gối để trẻ dễ thở và kích thích dịch mũi chảy ra ngoài.

Cách phòng tránh trẻ bị viêm phế quản co thắt

Do trẻ nhỏ chưa có ý thức tự bảo vệ sức khỏe nên cha mẹ cần chủ động trang bị các kiến thức đầy đủ nhất về cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho con. Viêm phế quản vốn là bệnh gây nguy h trẻ nhỏ, nhưng nếu phụ huynh có đủ sự chủ động và nắm vững thông tin, bệnh hoàn toàn có thể bị đẩy lùi tận gốc:

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng, chỗ đông người. Nếu buộc phải đi, nên trang bị cho trẻ khẩu trang và giữ ấm cổ, tai và chân tay.
Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ
Nên chú ý giữ ấm cơ thể khi cho con ra ngoài
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các nhân tố dị ứng như phấn hoa, bụi mịn hoặc thú nuôi.
  • Giữ cho nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  • Rèn luyện thói quen rửa tay và súc miệng nước muối cho con.
  • Mặc vừa đủ ấm cho con, không ủ quá dày hoặc mặc quá nhiều áo khiến trẻ khó cử động, khó thở, nguy cơ ra mồ hôi trong khiến con bị cảm.
  • Cho trẻ ăn những món dạng lỏng, dễ nuốt, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan không điều trị sớm và đúng cách. Mong rằng qua bài viết dưới đây, phụ huynh đã có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp bé đẩy lùi căn bệnh này.

Bài viết nên đọc:

5/5 - (1 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *