Viêm mũi dị ứng có gây ngứa mắt, thâm mắt không?

Viêm mũi dị ứng có gây ngứa mắt hoặc dẫn đến vết thâm mắt không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tham khảo một số thông tin cơ thể trong bài viết để xác định mối liên quan và có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp.

viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt
Viêm mũi dị ứng có gây ngứa mắt và quầng thâm không?

Tổng quan về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi, áp lực xoang. Không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không được gây ra bởi virus mà được gây ra bởi các yếu tố gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi, vảy da lông thú nuôi, nước bọt hoặc các chất khác bên ngoài môi trường.

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt hoặc có các dấu hiệu viêm kết mạc dị ứng
  • Hắt hơi thường xuyên
  • Ho
  • Ngứa mũi, vòm miệng, cổ họng
  • Sưng tấy và gây thay đổi da bên dưới mắt
  • Mệt mỏi kéo dài

Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi mãn tính, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.

Sau nhiều năm bế tắc tìm cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, chị Đỗ Phương Trinh đã tìm ra bài thảo dược quý giúp con thoát bệnh TRIỆT ĐỂ, an toàn, không tác dụng phụ

Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra các triệu chứng nếu:

  • Tình trạng viêm mũi dị ứng không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng theo thời gian
  • Thuốc chống dị ứng không mang lại hiệu quả điều trị và dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn
  • Người bệnh có tiền sử mắc các  bệnh lý khác có thể khiến các triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như polyp mũi, hen suyễn hoặc nhiễm trùng xoang thường xuyên

Nhiều người bệnh, đặc biệt là trẻ em, có thể đã quen với các triệu chứng viêm mũi dị ứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Viêm mũi dị ứng có gây ngứa mắt không?

Các vấn đề về mắt có thể là triệu chứng khó chịu nhất đối với người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Khi phấn hoa tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến kích ứng các mô nhạy cảm hơn ở mắt và giải phóng các hóa chất gọi là histamine.

Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không
Ngứa mắt là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng

Phản ứng này của mắt với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Viêm kết mạc dị ứng là thuật ngữ chung để chỉ các vấn đề của lớp màng ngoài của mắt, do dị ứng như phấn hoa gây ra. Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, sưng và ngứa. Do đó, các chuyên gia cho biết viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là tình trạng hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số dấu hiệu và triệu chứng viêm kết mạc dị ứng bao gồm:

  • Ngứa mắt: Ngứa xảy ra khi các chất dị ứng rơi vào mắt và gây kích ứng mắt. Bên cạnh đó, cơ thể giải phóng histamine khi chất gây kích ứng xâm nhập vào cơ thể, kích thích các dây thần kinh và dẫn đến ngứa mắt. Phản ứng ngứa tương tự như một cảnh báo về các vật thể lạ đã xâm nhập vào mắt.
  • Đỏ mắt: Sau khi ngứa, mắt thường có xu hướng trở nên đỏ. Điều này là do các mạch máu trên bề mặt trắng bên ngoài của mắt giãn ra hoặc sưng lên. Đây là phản ứng viêm của cơ thể để chống lại các tác nhân gây kích ứng bên trong mắt. Ngoài ra, khi ngứa mắt, người bệnh thường có xu hướng dụi mắt, điều này có thể khiến mắt trở nên mẫn cảm, kích ứng, gây hỏng các mạch máu và dẫn đến đỏ mắt.
  • Chảy nước mắt: Chảy nước mắt xuất hiện khi mắt tiết ra quá nhiều nước trong khi cố gắng loại bỏ các chất kích thích. Chảy nước mắt nhiều có thể dẫn đến mờ mắt tạm thời bởi vì nước làm biến dạng ánh sáng chiếu vào bề mặt của mắt. Khi nước mắt bắt đầu khô, nước mắt sẽ dính lại, điều này có thể khiến tình trạng mờ mắt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sưng mắt: Một số người bệnh viêm mũi dị ứng có thể bị sưng húp mắt. Điều này xảy ra khi tình trạng viêm gây giãn hoặc mở rộng các mạch máu, khiến nhiều chất lỏng chảy vào các mô bị ảnh hưởng. Mắt là bộ phận dễ bị sưng húp khi bị kích thích hơn so với các bộ phận khác. Triệu chứng  sung mắt có thể kéo dài vài giờ sau khi các chất kích ứng bị loại khỏi mắt. Điều này là do cơ thể cần thời gian để phục hồi các mạch máu về kích thước bình thường và tái hấp thụ các chất lỏng.

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là một tình trạng phổ biến và gây ảnh hưởng đến hầu hết người bệnh. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là tránh các tác nhân gây kích ứng chẳng hạn như đeo kính râm khi ở ngoài trời. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Viêm mũi dị ứng có gây thâm mắt không?

Hầu hết mọi người đều cho rằng quầng thâm dưới mắt là do mệt mỏi và thiếu ngủ. Mặc dù điều này cũng là một nguyên nhân, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố rủi ro khác có thể dẫn đến quầng thâm mắt, chẳng hạn như bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng nói chung.

bệnh viêm mũi dị ứng gây thâm mắt
Viêm mũi dị ứng có thể gây thâm mắt do tích tụ máu bên dưới các mạch máu

Quầng thâm dưới mắt có thể có màu tím hoặc xanh lam đến nâu sẫm hoặc đen, tùy thuộc vào màu da. Những vết thâm mắt hiếm khi là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, quầng thâm dưới mắt có thể cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen ngủ.

Nghẹt mũi là một dấu hiệu thường xuyên và phổ biến ở người viêm mũi dị ứng. Khi nghẹt mũi, áp lực trong mũi tăng lên. Áp lực này khiến máu không được cung cấp đầy đủ lên khuôn mặt để chảy ngược về tim. Lượng máu này đọng lại trong các tĩnh mạch và mao mạch bên dưới mắt, dẫn đến hiện tượng thâm thâm đen. Bên cạnh đó, một số chất lỏng từ bên trong tĩnh mạch có thể từ từ thấm vào các mô bên dưới mắt, dẫn đến mô bọng mắt.

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt và quầng thâm mắt thường có một số đặc trưng như:

  • Sắc tố da tròn, bóng mờ bên dưới mắt
  • Da dưới mắt có màu xanh hoặc tím, tương tự như một vết bầm nhỉ

Một số dấu hiệu khác cho thấy tình trạng thâm mắt có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng và dị ứng bao gồm:

  • Chảy nước mắt, đỏ mắt hoặc ngứa mắt
  • Ngứa cổ họng hoặc vòm miệng
  • Hắt xì liên tục
  • Nghẹt mũi
  • Có áp lực ở xoang
  • Sổ mũi

Viêm mũi dị ứng gây quầng thâm mắt thường xuất hiện ở bên dưới hai bên mắt. Hầu hết các trường hợp, dấu hiệu này có thể tự cải thiện khi tình trạng nghẹt mũi thuyên giảm và lưu lượng máu trở lại bình thường.

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt, thâm mắt phải làm sao?

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt và quầng thâm mắt là tình trạng phổ biến, nhưng có thể tự cải thiện khi các yếu tố gây kích ứng được loại bỏ. Do đó, một số người bệnh có xu hướng không cần điều trị. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các cách điều trị như:

1. Đối với tình trạng gây ngứa mắt

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tránh tình trạng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt là tránh các chất gây kích ứng.

Mang kính râm khi ở ngoài trời có thể giúp bảo vệ mắt khỏi phấn hoa và các chất kích thích khác. Ngoài ra, hạn chế đeo kính áp tròng có thể tránh tình trạng kẹt các chất gây kích ứng bên trong mắt. Cố gắng khô dụi mắt để tránh gây kích hoạt thêm histamine được giải phóng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, chườm lạnh và làm mát mắt cũng có thể cải thiện cơn ngứa mắt hiệu quả. Chườm một vài lát dưa leo hoặc chấm sữa lạnh xung quanh mắt cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra rửa mặt với nước muối cũng có thể chống vi khuẩn, làm sạch mắt và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, người bệnh có thể đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị
Sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch các chất gây dị ứng ở mắt

Tùy thuộc vào các nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamine
  • Nước mắt nhân tạo bôi trơn có thể được chỉ định để loại bỏ bất kỳ chất gây dị ứng nào tích tụ trên bề mặt của mắt
  • Thuốc nhỏ mắt chống viêm được sử dụng hai lần một ngày có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa mắt hiệu quả
  • Thuốc kháng histamine đường uống ở dạng viên nén hoặc viên nang có thể được chỉ định cho tình trạng viêm nghiêm trọng

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhỏ theo toa có thể giúp giảm ngứa mắt, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt chống viêm hoặc thuốc thông mũi để thu nhỏ các mạch máu bị tắc nghẽn. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc viêm kết mạc dị ứng mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc ổn định tế bào khối. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Đối với tình trạng quầng thâm mắt

Cách hiệu quả nhất để điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng gây thâm mắt là tránh chất gây dị ứng. Tuy nhiên đôi khi người bệnh không thể tránh được các tác nhân gây dị ứng. Do đó để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc xịt mũi steroid
  • Thuốc nhỏ mắt chống viêm
điều trị viêm mũi dị ứng gây thâm mắt
Đắp túi trà lên mắt có thể cải thiện quầng thâm xung quanh mắt

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà với một số biện pháp như:

  • Đắp dưa chuột: Cắt dưa chuột thành các lát nhỏ sau đó đắp lên mắt để giảm sưng và quầng thâm mắt. Hàm lượng vitamin C cao trong dưa chuột có thể nuôi dưỡng da và dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, dưa chuột cũng chứa silica, chất cần thiết để giữa cho các mô da dưới mắt khỏe mạnh.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên mắt có thể giúp co các mạch máu và giảm sự xuất hiện của các quầng thâm.
  • Túi trà: Trà có chứa caffeine có đặc tính chống oxy hóa và kích thích lưu thông máu xung quanh mắt. Do đó, người bệnh có thể đun sôi hai túi trà, để nguội sau đó đắp lên mắt. Người dùng có thể sử dụng trà xanh, trà đen hoặc trà thảo mộc đều được.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo cách thay đổi lối sống để giảm các triệu chứng dị ứng. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Đóng cửa sổ và sử dụng máy điều hòa không khí trong mùa dị ứng
  • Sử dụng máy tạo ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp làm dịu các mô bị kích thích và các mạch máu bị sưng bên trong mũi
  • Sử dụng vỏ bọc chống dị ứng cho nệm, chăn và gối
  • Làm sạch nấm mốc trên các bề mặt
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, lông và vảy da
  • Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với động vật
  • Đeo kính râm bên ngoài để tránh phấn hoa bay vào mắt
  • Kiểm tra dự báo thời tiết địa phương để biết số lượng phấn hoa và ở trong nhà khi nồng độ phấn hoa cao nhất
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hai lần một ngày để loại bỏ phấn hoa trong mũi và làm sạch chất nhầy dư thừa
  • Nấu hoặc nêm thức ăn với nghệ, có tác dụng ngăn chặn các phản ứng dị ứng
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm

Viêm mũi dị ứng gây ngứa mắt và quầng thâm mắt là tình trạng phổ biến. Người bệnh có thể giảm tiếp xúc với các chất kích ứng để hạn chế các triệu chứng. Sử dụng thuốc dị ứng trước khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì? Bạn phải biết

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *