Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào không hẳn ai cũng biết nếu không có trình độ chuyên môn. Xét về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, hai căn bệnh này đều có sự khác biệt nhất định. Hãy cùng VHEA tìm hiểu và phân biệt hai loại bệnh dễ gây nhầm lẫn trên.

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào?

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai căn bệnh về đường hô hấp hoàn toàn khác nhau chứ không phải là một như nhiều người lầm tưởng.

Về định nghĩa

Dù cùng là một lý về đường hô hấp, nhưng viêm xoang và viêm mũi dị ứng lại có sự khác biệt nhất định. Điểm khác biệt này chúng ta có thể thấy ngay từ phần định nghĩa về bệnh.

  • Thế nào là viêm xoang?

Xoang là phần sụn xốp phía trong xương khu vực mũi, trán. Cấu trúc của phần xoang sụn xốp này có nhiều lỗ khí như san hô và toàn bộ phần xoang được bao phủ bằng lớp niêm mạc mỏng, nhạy cảm.

Khi bị viêm xoang, chính là phần niêm mạc này bị viêm, tạo ra các dịch đặc ứ ở bên trong khoang rỗng.

Từ viêm xoang có thể dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như mất thị lực vĩnh viễn do phần xoang như xoang bướm, xoang sàng có liên quan tới tuyến lệ, động mạch khi bị nhiễm khuẩn nặng.

Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan và các dạng bệnh nặng, nguy hiểm như áp – xe não, viêm màng não, viêm màng cứng, các bệnh liên quan tới phổi…

Viêm xoang có nhiều triệu chứng đau điển hình
Viêm xoang có nhiều triệu chứng đau điển hình | Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào
  • Thế nào là viêm mũi dị ứng

Như tên gọi của mình viêm mũi dị ứng là bệnh gây ra do dị ứng và khiến mũi bị kích ứng. Trong không khí hàng ngày có rất nhiều những vật chất nhỏ li ti không thể thấy hoặc rất khó thấy bằng mắt thường.

Khi ta hít phải những vật chất lạ, có khả năng gây hại cho cơ thể với lượng vừa đủ có thể gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.

Lúc này cơ thể thường xuyên hắt hơi để cố gắng tống các vật chất xâm phạm kia ra ngoài tạo nên triệu chứng điển hình của bệnh.

Đây không phải bệnh truyền nhiễm, không xuất hiện trường hợp lây từ người sang người. Đối với phụ nữ đang mang thai, viêm mũi dị ứng cũng không lây truyền từ mẹ sang bé nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Viêm mũi dị ứng mãn tính dẫn tới viêm xoang
Viêm mũi dị ứng mãn tính dẫn tới viêm xoang

Về nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng và viêm xoang có sự khác biệt:

  • Nguyên nhân viêm xoang

Viêm xoang hình thành do nhiều nguyên nhân, điển hình nhất là hệ hô hấp bị virus, vi khuẩn thâm nhập, tấn công vùng niêm mạc và hệ miễn dịch yếu không thể tiêu diệt chúng.

Bên cạnh đó, viêm xoang cũng có thể là bệnh bẩm sinh do hẹp xoang hoặc vùng xoang luôn trong trạng thái khô. Hoặc do di chứng của phẫu thuật gây ra.

  • Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Dị nguyên có thể gây viêm mũi dị ứng như bụi không khí, bụi mịn, phấn hoa, lông động vật, thậm chí là những mùi hương như nước hoa.

Không chỉ vậy, ngay cả khi chuyển giao thời tiết với sự chênh lệch áp suất, nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể gây ra kích ứng niêm mạc mũi.

Viêm mũi dị ứng cũng có thể bắt nguồn từ chứng dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc uống hoặc các chất hóa học phải tiếp xúc trong quá trình làm việc.

Về triệu chứng

Viêm mũi dị ứng: Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Hắt xì, ho dồn dập, theo từng cơn, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Đau họng, sưng họng, rát họng.
  • Đau đầu, choáng váng
  • Đau mũi, giảm trí nhớ, phát ban, mũi ửng đỏ, xuất hiện quầng thâm mắt,…

Viêm xoang: Khi mới hình thành, viêm xoang cũng chỉ có những dấu hiệu như cảm lạnh, nhưng chỉ sau 3 – 5 ngày phát bệnh, các triệu chứng của viêm xoang bắt đầu hiện rõ hơn bao gồm:

  • Đau nhức phần sụn xoang, sụn xoang kéo dài từ trán, trên lông mày, qua hốc mắt xuống mũi và sau gáy. Khi cúi mặt xuống thì sẽ thấy đau hơn bình thường.
  • Ho nhiều hơn về đêm.
  • Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi ở ngoài hoặc trong cổ họng, dịch mũi có màu xanh vàng, có mùi hôi khó chịu.
  • Mất khứu giác.
  • Một số trường hợp có thể sốt.

Về phân loại

Viêm mũi dị ứng

Ở Việt Nam viêm mũi dị ứng là bệnh liên quan tới hệ hô hấp rất phổ biến do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa dễ gây kích ứng và nồng độ ô nhiễm khói bụi tại thành phố lớn rất cao.

Bệnh được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính:

  • Viêm mũi dị ứng cấp tính: Là trường hợp viêm mũi dị ứng xảy ra trong vòng 1, 2 tuần.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính: Phát tác theo chu kì theo mùa hoặc quanh năm. Từ viêm mũi mãn tính có thể chuyển biến sang nhiều bệnh khác, một trong số đó chính là viêm xoang.

Viêm xoang

Viêm xoang có 2 thể bệnh là cấp tính đối với những trường hợp bị xoang dưới 1 tháng, nếu dài hơn thì được xếp vào thể mãn tính. Viêm xoang dù là ở thể cấp tính hay mãn tính cũng khó chữa hơn và thời gian chữa dài hơn so với các dạng bệnh về đường hô hấp khác.

Tuy nhiên nếu điều trị hiệu quả ngay từ thể cấp tính thì sẽ không bị lặp đi lặp lại và dẫn tới thể viêm xoang mãn tính.

Có nhiều loại viêm xoang như viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng và viêm đa xoang tùy vào vùng bị viêm.

  • Xét theo vị trí sụn xoang, viêm xoang trán là phần phía trên lông mày
  • Viêm xoang hàm là phần xương mũi, má, hốc mặt.
  • Viêm xoang bướm là phần hốc mắt ngay dưới chân mày.
  • Viêm xoang sàng là phần sâu nhất của hốc mũi.

Về chữa trị

Viêm mũi dị ứng: Ở thể cấp tính, người bệnh có thể tự khỏi hoặc chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi để loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Đối với viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không sớm chữa trị thì có thể biến chứng thành viêm xoang.

Viêm xoang: Để chữa trị viêm xoang dạng cấp tính có thể điều trị nội khoa bao gồm các loại thuốc kháng sinh chống viêm, chống dị ứng,… Đối với trường hợp thuốc không hiệu quả và viêm xoang chuyển sang thể mãn tính, lâu ngày hoặc xảy ra biến chứng nặng thì phải chuyển sang phẫu thuật.

Như vậy ta đã thấy rõ sự khác biệt giữa 2 chứng bệnh phổ biến của hệ hô hấp là viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Theo tích chất viêm xoang có tính nặng hơn, khó chữa hơn và có khả năng biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm hơn so với viêm mũi dị ứng.

Lưu ý khi chữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Vì viêm mũi dị ứng có thể diễn tiến thành viêm xoang nên ngay từ khi người bệnh có biểu hiện bệnh thì cũng cần phải điều trị tức thì. Bên cạnh đó, VHEA Việt Nam xin lưu ý một số thông tin trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang nói chung để người bệnh có thể rút ngắn thời gian chữa bệnh.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng dung dịch muối NaCl 0.9 để loại bỏ những bụi bẩn, dịch thừa ở trong khoang mũi, vệ sinh thường xuyên cũng giúp niêm mạc bớt bị tổn thương, tích tụ cặn.
  • Kết hợp xông tinh dầu như tinh dầu họ cam chanh, tinh dầu tràm trong thời gian chữa bệnh đặc biệt là viêm xoang và viêm mũi dị ứng mãn tính. Ngay cả khi đã hết bệnh việc xông tinh dầu cũng giúp dễ thở và thoải mái hơn.
  • Thường xuyên sử dụng khẩu trang y tế, khẩu trang vải khi ra ngoài đường, không để mũi trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, khói bụi, bụi mịn, khói thuốc lá, lông động vật.
  • Tuy viêm xoang không thể lây truyền nhưng vi khuẩn tấn công và gây ra viêm xoang vẫn có thể truyền nhiễm thông qua dịch tiết khi giao tiếp, tiếp xúc và sử dụng chung các vật dụng. Chính vì vậy khi bị viêm xoang người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác.
Cần chú ý trong điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang
Cần chú ý trong điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương trong phòng ngủ để tăng độ ẩm cho niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, người bị viêm xoang cũng nên hạn chế nằm điều hòa trong thời gian dài và không nên để quá lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ đạc không để bụi bặm bám trên các vật dụng, khi dọn phải đeo khẩu trang để không hít phải bụi.
  • Giặt chăn ga gối đệm thường xuyên, giặt ngay khi mua về để tránh bụi vải hay các loại vi khuẩn trú ngụ.
  • Không nên mở cửa sổ, cửa ra vào trong thời gian cao điểm, khi tan tầm.
  • Luôn mang bên mình thuốc xịt mũi chuyên dụng, thuốc nhỏ mũi và sử dụng ngay khi có những dấu hiệu ban đầu, dấu hiệu tái phát.
  • Có thể sử dụng thêm các loại rau gia vị như gừng, tỏi, bạc hà hàng ngày để giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên và lành tính nhất.

Trên đây là những điểm khác nhau và cách phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Để tổng kết lại viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào ta cứ tạm hiểu rằng viêm mũi dị ứng lâu ngày có thể chuyển hóa thành viêm xoang. Viêm xoang sẽ khiến ta đau vùng mặt, mũi, hốc mắt và có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *