7 thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt, làm dịu cơn khó chịu

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng là thuốc điều trị tại chỗ thường được chỉ định với mục đích chống viêm, giảm dị ứng, cải thiện các triệu chứng liên quan cho người bệnh. Dưới đây là top các loại thuốc cho hiệu quả tốt đang được sử dụng phổ biến.

Các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng thông dụng

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Điểm đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mắt… xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng chống lại các yếu tố dị nguyên. Bên cạnh thuốc uống thì các loại thuốc xịt có tác dụng tại chỗ cũng được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để điều trị cho người bệnh.

1. Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Dophazolin

Dophazolin là một trong những loại thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng đang được sử dụng rộng rãi. Thuốc được bào chế từ Dexamethasone phối hợp cùng với các thành phần khác là Xylometazoline và Neomycin. Khi sử dụng, thuốc được hấp thu tốt ngay tại niêm mạc mũi và thải trừ chủ yếu thông qua nước tiểu. Các thành phần trong thuốc sẽ phát huy tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch, ngăn chặn phản ứng dị ý gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Hoạt lực kháng viêm của thuốc mạnh gấp 30 lần hydrocortison và gấp 7 lần so với thuốc prednisolon.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Dophazolin
Dophazolin là loại thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Với những tác dụng trên, thuốc Dophazolin được chỉ định để điều trị tại chỗ cho bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng để chữa viêm xoang, viêm mũi thông thường, nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi. Đôi khi, thuốc có thể được chỉ định cho người bị viêm họng, viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng tai trong.

Chống chỉ định thuốc xịt Dophazolin cho các trường hợp bị viêm tai – mũi – họng do bị nhiễm trùng nấm hoặc virus, bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thính giác, người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc và trẻ em dưới 2 tuổi.

Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng với thuốc Dophazolin , bạn nên đề phòng với các tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc mũi tạm thời, có cảm giác nóng rát trong mũi sau khi xịt thuốc, đau đầu, buồn nôn, niêm mạc mũi bị khô, dị ứng với thuốc… Không sử dụng thuốc quá liều hoặc lạm dụng liên tục trong thời gian dài mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

2. Thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng Flixonase

Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Flixonase có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Thuốc được bào chế dưới dạng phun mù siêu mịn nên không gây cảm giác khó chịu cho niêm mạc mũi khi sử dụng. Mỗi chai chứa 60 liều xịt.

Thuốc Flixonase được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm. Với thành phần chính là Fluticasone propionate 50mg/liều, loại thuốc này có khả năng chống viêm, cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, phù nề niêm mạc mũi xoang, hắt hơi, đồng thời giảm thiểu tần suất tái phát bệnh. Một số bệnh nhân cũng được bác sĩ chỉ định loại thuốc xịt này để dự phòng tái phát bệnh.

Thuốc không thích hợp cho trẻ em dưới 4 tuổi. Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc tuyệt đối không nên sử dụng. Thận trọng khi chỉ định thuốc Flixonase cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm vì thuốc có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng thêm nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh.

Một số tác dụng phụ của thuốc Flixonase đã được ghi nhận như: Khô hoặc kích ứng niêm mạc mũi họng, chảy máu mũi, giảm khả năng ngửi mùi. Trẻ em từ 4 – 12 tuổi có thể xịt thuốc mỗi ngày 1 lần x 1 nhát xịt vào mỗi bên lỗ mũi. Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn xịt 2 lần/ lỗ mũi/ngày. Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng.

Loại thuốc này hiện đang được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng thuốc tây lớn trên toàn quốc với giá khoảng 159.000 VNĐ/chai.

3. Thuốc xịt mũi Dexavel

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng đang có mặt trên thị trường hiện nay đó là Dexavel. Thuốc chứa các thành phần gồm Dexamethasone natri phosphat,
Neomycin sulfat, Xylometazolin hydroclorid kết hợp cùng một số loại tá dược như Kali hydrophosphat, natri edetat…

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Dexavel
Thuốc xịt Dexavel thường được chỉ định để điều trị tại chỗ cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng

Dexavel được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, viêm xoang mũi cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành. Không dùng thuốc cho các trường hợp bị nhiễm trùng xoang mũi do virus, nấm, người bị dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, bệnh nhân mắc chứng glocom góc đóng hoặc các đối tượng đang điều trị bệnh bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Khi sử dụng, thuốc Dexavel có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, đau đầu, chóng mặt. Cảm giác nóng rát niêm mạc mũi có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều.

Để điều trị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày người bệnh có thể xịt thuốc 3- 4 lần. Khoảng cách giữa hai lần xịt tối thiểu là 3 giờ. Chú ý lắc đều chai xịt trước khi sử dụngLoại thuốc này hiện đang được bán trên thị trường với giá khá rẻ, chỉ khoảng 15.000 – 18.000 VNĐ/chai 15ml.

4. Thuốc Avamys trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Avamys được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Loại thuốc này có dạng xịt chứa thành phần chính là fluticasone furoate – một loại corticoid tổng hợp.

Avamys được sử dụng chủ yếu trong điều trị triệu chứng và dự phòng bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời giảm tần suất tái phát các đợt viêm mũi dị ứng trong tương lai.

Không dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng Avamys cho trẻ em dưới 2 tuổi và người quá mẫn với thành phần có trong thuốc. Avamys có thể tương tác với thuốc Ritonavir nên không được sử dụng chúng cùng lúc.

Cũng như nhiều loại thuốc trị viêm mũi dị ứng khác, Avamys cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng như nhức đầu, khô mũi, ngứa mũi, nổi mề đay mẩn ngứa, chảy máu mũi… Thận trọng thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào.

Loại thuốc này hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 226.000 vnđ/chai. Mỗi chai chứa 120 liều xịt. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể dùng thuốc theo hướng dẫn dưới đây:

  • Trẻ từ 2 đến 11 tuổi: Mỗi ngày xịt 1 lần x 1 nhát vào mỗi bên mũi. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng bác sĩ có thể đề nghị tăng liều lên 2 nhát.
  • Trẻ > 12 tuổi và người lớn: Mỗi ngày xịt 1 lần x 2 nhát/1 bên mũi. Khi các dấu hiệu bệnh đã thuyên giảm thì duy trì liều dùng xuống còn 1 nhát xịt cho mỗi bên.

Trước khi xịt thuốc, bạn nên xì sạch dịch nhày bên trong. Sau đó đặt đầu hơi nghiêng về phía trước và đưa đầu vòi xịt chĩa vào một trong hai lỗ mũi và nhấn xịt thuốc. Trong lúc xịt hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng sau khi đã đưa vòi xịt ra. Thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại.

5. Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Nasonex 0.05%

Thuốc Nasonex 0.05% do công ty Bayer HealthCare Pharmaceuticals của Đức sản xuất. Loại thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng này hiện đang được phân phối rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Nasonex 0.05%
Thuốc xịt Nasonex 0.05% có tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Nasonex được sử dụng để điều trị tại chỗ cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, bệnh polyp mũi và viêm xoang mũi cấp cho người trên 12 tuổi. Chống chỉ định dùng thuốc cho các đối tượng đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật mũi hoặc người có nhiễm khuẩn khu trú trong lớp niêm mạc mũi. Bệnh nhân có nhiễm khuẩn lao dạng hoạt động hoặc các trường hợp nhiễm nấm ở mũi, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc.

Liều dùng thông thường của thuốc xịt Nasonex để điều trị viêm mũi dị ứng được khuyến cáo như sau:

  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Mỗi ngày dùng thuốc 1 lần. Mỗi lần xịt 1 nhát cho mỗi bên mũi
  • Người lớn và trẻ trên 11 tuổi: Mỗi ngày xịt 1 lần x 2 nhát/1 bên mũi. Giảm liều xuống còn 1 nhát xịt khi các triệu chứng bệnh đã được khống chế.

Lưu ý lắc kỹ bình trước khi xịt thuốc. Tránh làm dụng quá mức làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

6. Thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng Benita

Benita là thuốc xịt viêm mũi dị ứng dạng corticoid. Thuốc chứa thành phần chính là Budesonid và một số loại tá dược như Natri carboxymethylcellulose hay kali sorbat…

Khi xịt vào mũi, thuốc có tác động trực tiếp vào lớp niêm mạc bị tổn thương, làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng theo mùa và các dạng viêm mũi dị ứng khác gây ra cho người bệnh. Các trường hợp bị polyp mũi hay viêm mũi do rối loạn vận mạch cũng được chỉ định loại thuốc này.

Trẻ em dưới 6 tuổi, bà bầu, người bị suy giảm chức năng gan hoặc bệnh nhân bị lao phổi nên thận trọng khi sử dụng thuốc Benita để điều trị viêm mũi dị ứng hay bất cứ mục đích nào khác. Khi sử dụng, người bệnh lắc đều chai thuốc, đặt ống thuốc hướng lên trên sao cho đỉnh ống xịt nằm trong lỗ mũi, sau đó mới nhấn nút xịt. Liều dùng điều trị ban đầu được khuyến cáo là 256mcg/ngày.

Thuốc Benita hiện có giá bán lẻ khoảng 100.000 VNĐ/chai. Đây là dược phẩm của công ty cổ phẩn tập đoàn Merap.

7. Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Aladka

Trong số các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng đang được bán trên thị trường hiện nay thì thuốc Aladka cũng được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Loại thuốc này được thiết kế dưới dạng phun sương mềm mại. Khi sử dụng, các hạt nhỏ li ti sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào sâu bên trong lớp niêm mạc mũi xoang bị tổn thương viêm do dị ứng và phát huy hiệu quả tối ưu.

Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Aladka
Aladka là thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng bán theo đơn

Thuốc được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người trưởng thành. Chống chỉ định dùng Aladka cho bệnh nhân mắc chứng glaucôm góc đóng, bà bầu, bệnh nhân bị viêm mũi do virus, nấm, đối tượng đang sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc Aladka, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như nóng rát trong mũi, khô hoặc kích ứng niêm mạc mũi, đau đầu, buồn nôn… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác không được đề cập. Vì vậy, cần luôn luôn theo dõi sức khỏe trong suốt quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Aladka và thông báo cho bác sĩ biết nếu như gặp bất cứ tác dụng phụ nào xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Liều dùng thuốc xịt Aladka trong điều trị viêm mũi dị ứng là 2 – 4 lần/ngày x 1 – 2 nhát xịt/1 bên mũi/lần. Thuốc có giá bán dao động từ 15.000 – 20.000 đồng mỗi chai xịt 15ml.

8. Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Thái Dương

Thuốc xịt mũi Thái Dương do công ty dược phẩm Sao Thái Dương sản xuất. Thuốc chứa Menthol, Camphor, chiết xuất từ củ nghệ vàng và một số thảo dược khác. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên, thuốc xịt mũi Thái Dương được đánh giá cao về tính an toàn, có thể dùng để trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em trên 5 tuổi và người lớn.

Các thành phần trong thuốc hoạt động bằng cách sát trùng tại chỗ, diệt khuẩn, giảm viêm, làm thông thoáng mũi xoang, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi – những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, thuốc xịt mũi Thái Dương còn bổ sung các hoạt chất có tác dụng kích thích tái tạo, sửa chữa tổn thương ở niêm mạc mũi.

Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc, bệnh nhân bị động kinh. Thuốc hiện đang được bày bán tại các cửa hàng thuốc tây lớn nhỏ trên toàn quốc với giá khoảng 63.000 VNĐ/chai.

Để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể xịt thuốc mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần xịt từ 1 – 2 nhát lần lượt cho từng bên mũi. Khoảng cách giữa các lần xịt thuốc cách nhau tối thiểu 3 giờ.

9. Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Meseca

Meseca là thuốc bán theo đơn có dạng xịt được chỉ định để điều trị tại chỗ cho người bị viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi…

Thuốc xịt mũi Meseca không thích hợp với người bị viêm mũi do nhiễm khuẩn, các trường hợp đang có chấn thương ở mũi, bệnh nhân bị loét vách mũi hoặc nhiễm lao thể ẩn. Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên và người trưởng thành.

Người bệnh nên thận trọng sử dụng đúng liều lượng cho phép. Việc lạm dụng quá mức có thể gây kích ứng tại chỗ, buôn nôn, nhiễm nấm candida ở mũi, chóng mặt, chảy nước cam… Thuốc Meseca hiện đang được bán với giá từ 99 – 120 nghìn đồng/chai 60 liều xịt.

Cách sử dụng thuốc:

  • Trẻ 4 – 12 tuổi: Bệnh nhẹ xịt mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 nhát cho mỗi bên mũi. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên tối đa 4 nhát xịt/ 2 bên mũi một ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở nên: Mỗi bên mũi xịt 2 nhát/lần/ngày

Lưu ý khi dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng

  • Các loại thuốc này dù ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc uống nhưng người bệnh cũng không được lạm dụng kéo dài.
  • Khi sử dụng thuốc cần có sự cho phép của bác sĩ và dùng đúng liều lượng được hướng dẫn
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng trong dân gian để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.
  • Trong quá trình dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng, nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra, hãy thông báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp hạn chế các đợt tái phát bệnh viêm mũi dị ứng trong tương lai.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm có khả năng kháng viêm, chống dị ứng vào trong thực đơn, chẳng hạn như cá hồi, gừng, nghệ, mật ong, hành tây, sữa chua, chè xanh… Kiêng ăn các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Trong những ngày có không khí lạnh, người bệnh cũng cần mặc đủ ấm, mang khăn quàng cổ để giữ ấm cho vùng ngực.
  • Tránh tắm tại các hồ bơi công c.ộng bởi nước trong hồ chứa nhiều chất tẩy rửa có thể gây kích ứng, dị ứng ở niêm mạc mũi
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn…

Bạn nên tìm hiểu thêm

Đánh giá bài viết

Tiêu Xoang Linh Dược Thang là bài nam dược kế thừa tinh hoa giải pháp chữa viêm mũi xoang của đế vương triều Nguyễn, đã được kiểm nghiệm khoa học và cho hiệu quả trong thực tế. KHÁM PHÁ NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *