Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian – Mẹo cực hay
Nội dung bài viết
Một số cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian có thể giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh, làm giảm sự lệ thuộc vào thuốc tây. Để khắc phục bệnh tại nhà, bạn nên bỏ túi ngay các mẹo đơn giản, dễ thực hiện dưới đây.
10 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian
Bệnh viêm mũi dị ứng thường ảnh hưởng đến các đối tượng sống trong môi trường có không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn hoặc những người có cơ địa mẫn cảm. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại có thể tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời của người bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của họ.
Hiện có rất nhiều giải pháp được đưa ra để điều trị viêm mũi dị ứng. Trong đó, các mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn để cải thiện triệu chứng bệnh một cách tự nhiên, giúp giảm thiểu được lượng thuốc tây sử dụng.
1. Bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng cây giao hiện đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây xương cá, thường được người dân trồng làm cảnh.
Y học cổ truyền ghi nhận, cây giao là thảo dược có tính mát, có độc tính nhẹ, vị chua cay. Trong cây chứa các hoạt chất có khả năng sát trùng, chống viêm tự nhiên nên được sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang và nhiều bệnh lý khác trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, cây giao được sử dụng để nấu nước xông mũi, giúp giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi xoang, đồng thời cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu do bệnh gây ra.
Cách dùng:
- Chuẩn bị khoảng 15 đốt cành giao. Đem về rửa sạch, cắt ngắn. Khi cắt cành giao nên mang kính bởi nếu để nhựa bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm
- Đun sôi 1 ấm nước rồi bỏ cành giao vào nấu trong 10 phút
- Sau đó, bạn lấy 1 tờ lịch khổ lớn cuộn lại thành một cái ống dài có 2 đầu. Một đầu to có đường kính bằng miệng vòi ấm, đầu còn lại kích thước tương đương lỗ mũi
- Mở bếp to lửa cho nước bốc hơi mạnh. Sau đó đưa một đầu ống đặt ở miệng ấm và đầu nhỏ đặt gần lỗ mũi, hít lấy hơi thuốc bốc lên.
- Tiến hành xông mũi theo cách trên mỗi ngày 10 phút trong 3 – 5 ngày liên tục.
**Lưu ý: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian này không thích hợp cho bà bầu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho con bú. Khi xông mũi nên cẩn thận không để bị bỏng.
2. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc
Hạt gấc được đông y sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và nhiều căn bệnh khác. Nguyên liệu này có tác dụng sát trùng, ức chế phản ứng dị ứng, giảm hiện tượng phù nề, sưng viêm, tắc nghẽn trong khoang mũi.
Các bước sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 25 hạt gấc được lấy từ quả gấc già đã chín
- Bỏ hạt gấc vỉ rồi nước trên bếp than cho đến khi cháy sém phần vỏ đen bên ngoài
- Giã nát hạt gấc, bỏ vào hũ thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm trong khoảng 2 ngày
- Mỗi khi bệnh viêm mũi dị ứng tái phát, bạn lấy bông gòn nhúng vào rượu ngâm hạt gấc rồi thoa bên ngoài sống mũi . Kết hợp mát xa ở khu vực này nhẹ nhàng trong 5 phút để rượu nhanh thấm vào bên trong có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm thông thoáng mũi xoang, giảm nghẹt mũi.
- Cuối cùng lần lượt xì nhẹ từng bên mũi để đẩy hết dịch nhầy tồn đọng bên trong ra ngoài.
- Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần. Không dùng rượu ngâm hạt gấc theo đường uống.
3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng mật ong
Theo kinh nghiệm dân gian, mật ong có tác dụng chống viêm, khử khuẩn tốt. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trong niêm mạc mũi và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng.
- Cách 1: Uống mật ong pha nước chanh ấm
Bạn ngày, bạn lấy 2 thìa mật ong pha với 100ml nước ấm và 1 thìa nước cốt chanh. Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giảm dị ứng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Cách 2: Kết hợp mật ong với tỏi
Tỏi lột vỏ, bỏ vào cối giã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Trộn nước tỏi với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 2:. Khi sử dụng, dùng tăm bông thấm dung dịch bôi vào trong mũi. Để khoảng 10 phút rồi lấy nước muối sinh lý rửa sạch lại mũi.
4. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng gừng
Đây cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng. Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, chống viêm, kích thích lưu thông máu đến vùng mũi xoang, tạo điều kiện cho tổn thương viêm ở niêm mạc mũi nhanh được chữa lành. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách cũng giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, sổ mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
- Cách 1: Uống trà gừng mật ong
Gừng tươi được đem bằm nhuyễn. Sau đó bạn lấy khoảng 2 thìa cà phê bỏ vào cốc, chế đầy nước sôi vào rồi đậy miệng lại. Sau khoảng 15 phút lấy thìa vớt bỏ bã gừng rồi thêm vào 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều lên rồi thưởng thức khi trà còn ấm.
- Cách 2: Xông mũi bằng nước gừng
Với mẹo này, bạn lấy 1 củ gừng giã nát. Sau đó đem đun sôi cùng với 1 tô nước trong 5 phút. Dùng nước này xông mũi cho đến khi nước còn hơi âm ấm thì lấy khăn nhúng vào, vắt cho ráo bớt nước rồi đắp lên mặt trong vài phút. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhanh chóng bị đẩy lùi.
- Cách 3: Kết hợp gừng với ngó sen
Dùng 10g gừng tươi đem giã nhuyễn chung với 30g ngó sen. Đắp hỗn hợp trên lên trán và khu vực chân mày mỗi ngày 1 lần. Để trong khoảng 20 phút hãy rửa sạch.
5. Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc còn được biết đến với cái tên quen thuộc khác là hoa cứt lợn hay cây cỏ hôi. Trong thành phần của cây chứa nhiều tinh dầu bao gồm các hoạt chất quý như Demetoxygeratocromen hay Caryophyllene. Chúng hoạt động như một loại thuốc giảm viêm, chống dị ứng giúp cải thiện tình trạng phù nề ở niêm mạc mũi, đồng thời giảm hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, tắc nghẹt mũi thường gặp ở bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
Cách 1: Dùng cây hoa ngũ sắc làm thuốc nhỏ mũi
Trước tiên bạn cần có 1 nắm lá cây hoa ngũ sắc tươi. Rửa sạch dược liệu rồi ngâm với nước muối pha loãng 15 phút. Khi dùng, giã nát lá cây lấy nước cốt nhúng vào bông gòn rồi lần lượt nhét vào 2 bên mũi, mỗi bên 15 phút. Cuối cùng, xì nhẹ để đẩy hết dịch mũi bên trong ra ngoài, giúp dễ thở hơn.
Cách 2: Xông mũi bằng nước lá hoa ngũ sắc
Lá hoa ngũ sắc được đem đun sôi với 500ml nước trong 10 phút. Đổ nước ra một cái tô nhỏ rồi đưa mặt lại gần. Sử dụng khăn tắm trùm kín đầu để xông mũi trong 5 – 10 phút.
6. Quả ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng
Ké đầu ngựa được xem như một vị thuốc quý trong đông y với tên gọi là thương nhĩ. Dược liệu này tính ôn, có khả năng quy vào kinh phế, giúp diệt khuẩn, giảm đau.
Cùng với đó, thành phần Alcaloid và Saponin được tìm thấy nhiều trong quả ké đầu ngựa còn có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ miễn dịch, chống dị ứng và làm se lành niêm mạc mũi.
Thực hiện cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian này theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Dùng ké đầu ngựa độc vị
Quả ké đầu ngựa bỏ vào chảo nóng sao đều tay cho đến khi thấy dược liệu chuyển qua màu xám, nghiền thành bột mịn để dùng dần. Mỗi lần lấy 3g bột đem pha với nước ấm uống vào buổi sáng, trưa, tối mỗi ngày trong 2 tuần liên tục. Nếu sau khi kết thúc một liệu trình mà các triệu chứng vẫn còn thì nghỉ vài ngày rồi tiếp tục thêm một đợt điều trị mới.
Cách 2: Kết hợp quả ké đầu ngựa với các thảo dược khác
Chuẩn bị một thang thuốc gồm 8 gram quả ké đầu ngựa, 15 gram tân di, 1.5 gram bạc hà và 30 gram bạch chỉ.Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6g bột thuốc chiêu chung với nước sắc từ hành trắng và lá chè. Sử dụng thuốc sau các bữa ăn.
7. Bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt
Nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại cho thấy, hàm lượng tinh dầu dồi dào trong lá lốt có khả năng chống viêm, diệt khuẩn mạnh. Nguyên liệu này cũng có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương ở niêm mạc mũi, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
Cách 1: Xông hơi lá lốt
Bạn hái 1 nắm lá lốt đem rửa cho thật sạch. Sau đó bỏ lá vào nồi đổ ngập nước vào nấu. Đun sôi trong 5 phút rồi lấy nước xông mũi. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ thấy mũi thông thoáng, dễ chịu hơn.
Cách 2: Uống nước sắc lá lốt
Mỗi ngày lấy 10 – 20 gram lá lốt tươi cho vào ấm sắc với 400ml nước sau khi đã được rửa sạch. Khi nước trong ấm sôi, vặn nhỏ lửa sắc thêm 10 phút nữa. Gạn thuốc sắc lá lốt chia đều làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày. Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm.
8. Trị viêm mũi dị ứng bằng củ tỏi
Củ tỏi là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong gian bếp nhưng lại có nhiều công dụng trị bệnh, bao gồm cả bệnh viêm mũi dị ứng. Chứa thành phần hoạt chất allicin dồi dào, tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây kích hoạt phản ứng dị ứng ở mũi, đồng thời giảm viêm ở lớp niêm mạc mũi xoang, qua đó cải thiện các dấu hiệu bệnh một cách an toàn.
Tỏi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị viêm mũi dị ứng. Ngoài việc ăn 2 0 3 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng tỏi trong chế biến món ăn, bạn có thể áp dụng theo những cách sau:
Cách 1: Dùng tỏi kết hợp với dầu vừng
Tỏi tươi sau khi lột vỏ được đem giã nát lấy nước cốt. Trộn nước ép tỏi chung với dầu vừng theo tỷ lệ 1: 1. Khi sử dụng lấy nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ rồi lấy bông gòn thấm hỗn hợp trên nhét vào trong lỗ mũi. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần để khoảng 10 phút.
Cách 2: Dùng tỏi ngâm rượu
Tỏi tươi lột sạch vỏ, thái mỏng hoặc giã nát rồi đem ngâm chung với rượu trong bình thủy tinh. Hàng ngày, thêm vài giọt rượu tỏi vào nước nóng để xông mũi hoặc uống 1- 2 ly nhỏ.
9. Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian từ cây tầm ma
Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong cây tầm ma có khả năng kháng viêm, ức chế quá trình giải phóng histamin, một chất trung gian thúc đẩy quá trình hình thành phản ứng dị ứng trong cơ thể dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng.
Thảo dược này có hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện được đáng kể tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi, đau nhức sống mũi, hắt hơi cho bệnh nhân.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị: 2 thìa cà phê lá tầm ma khô, 2 thìa mật ong
- Đun sôi 200ml nước rồi cho lá tầm ma vào nấu thêm 5 phút nữa
- Vớt bỏ bã, thêm mật ong vào, trộn đều và uống khi trà còn ấm
- Duy trì uống mỗi ngày từ 2 – 3 ly trà trong một thời gian để nhanh thấy được hiệu quả.
10. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng tinh dầu
Cuối cùng, khi nhắc đến các cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian hiệu quả thì chúng ta cần đề cập tới mẹo trị bệnh bằng tinh dầu. Một số loại tinh dầu thiên nhiên có khả năng ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm ngứa mũi, nghẹt mũi, đẩy lùi tình trạng phù nề ở lớp niêm mạc.
Để trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể dùng các loại tinh dầu bạc hà, tinh dầu xả, tinh dầu chàm hay tinh dầu lá tía tô theo những cách dưới đây:
- Cách 1: Thêm một ít tinh dầu vào trong bồn nước ấm để tắm
- Cách 2: Mát xa mũi hàng ngày với tinh dầu để kích thích lưu thông mũi xoang, làm nhanh lành tổn thương ở niêm mạc mũi.
- Cách 3: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán không khí hoặc nhỏ vào tô nước nóng dùng xông mũi mỗi ngày.
Trên đây là những cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian đang được áp dụng phổ biến theo hình thức truyền miệng. Cần nhớ rằng các mẹo tự nhiên ở trên chỉ mang tính hỗ trợ, không giúp trị khỏi bệnh. Một số bài thuốc dân gian còn chưa được nghiên cứu, thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả qua các công trình nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy bạn cần có sự chọn lọc và tốt nhất nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hay thầy thuốc đông y trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!