Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng và cách khắc phục
Nội dung bài viết
Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây hôi miệng. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái. Ngoài các giải pháp khắc phục tạm thời thì người bệnh cần điều trị viêm mũi dị ứng triệt để.
Vì sao viêm mũi dị ứng gây hôi miệng?
Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp trên rất phổ biến có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh đặc trưng bởi phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây kích ứng tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể bằng đường mũi.
Bệnh thường gây ra các triệu chứng, bao gồm:
- Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt…
- Ngứa họng, ho, có cảm giác nóng rát ở vùng hầu họng
- Loạn khứu giác, điếc mũi, ngủ ngáy
- Xuất hiện quầng thâm ở dưới bọng mắt
- Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ù tai
- Lo lắng, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bệnh viêm mũi dị ứng còn có thể gây hôi miệng. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân bị hôi miệng trong trường hợp này được lý giải là do bệnh viêm mũi dị ứng khiến dịch tiết hô hấp tiết ra quá nhiều. Lâu dần chúng có thể bị chảy xuống cổ họng gây viêm họng. Sự phát triển của vi khuẩn kèm theo một số vấn đề nguy cơ sẽ khiến cho hơi thở có mùi.
Ngoài ra, trường hợp người bệnh nuốt phải dịch tiết hô hấp có chứa vi khuẩn thì còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm dạ dày và đường ruột. Từ đó khiến cho tình trạng hôi miệng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, đôi khi hôi miệng cũng chỉ do bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh răng miệng kém hay ăn các thức ăn nặng mùi. Do đó, người bệnh nên xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng để có cách khắc phục phù hợp.
Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng có nguy hiểm không?
Hôi miệng là một trong những triệu chứng dễ gặp phải khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, hơi thở có mùi sẽ tạo tâm lý ngại ngùng và thiếu tự tin trong giao tiếp thường ngày. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền toái.
Ngoài ra, hôi miệng còn là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Đặc biệt là vòm họng hay đường tiêu hóa dưới. Nếu không có biện pháp xử lý và khắc phục đúng cách thì các triệu chứng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian. Hơn nữa nhiều trường hợp còn có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hại cho sức khỏe nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng.
Cách khắc phục hôi miệng do viêm mũi dị ứng tạm thời
Để khắc phục nhanh tình trạng hôi miệng do bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể thực hiện một số giải pháp tạm thời sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Số lượng vi khuẩn tăng lên nhanh chính là một nguyên nhân gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp nên thực hiện.
Chăm sóc tốt sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và làm giảm tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng:
- Nên chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày vào thời điểm sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Có thể dùng nước muối ấm hay dung dịch kiềm để súc miệng. Giải pháp này giúp làm dịu niêm mạc mũi họng, giảm ngứa rát. Đồng thời loại bỏ vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng.
- Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch kẽ răng. Điều này cũng giúp hạn chế hình thành mảng bám. Thức ăn thừa tích tụ trong kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh và gây mùi hôi khó chịu.
- Chú ý vệ sinh lưỡi bằng cách dùng bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi. Nếu không bạn có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi để làm sạch
2. Một số mẹo điều trị hôi miệng tức thì
Ngoài việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt thì bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tức thì. Các mẹo dưới đây không chỉ dễ áp dụng mà còn cho hiệu quả rất nhanh:
– Uống trà bạc hà giảm hôi miệng do viêm mũi dị ứng:
Lá bạc hà có chứa hàm lượng menthol dồi dào giúp làm mát, giảm đau và làm dịu niêm mạc mũi họng. Ngoài ra, tinh dầu có trong thảo dược này còn có tác dụng khử mùi và hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Từ đó còn giúp làm giảm nguy cơ sâu răng.
Để làm giảm tình trạng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng thì bạn có thể uống trà bạc hà ấm 2 lần/ ngày. Ngoài ra nhai trực tiếp lá bạc hà tươi cũng là cách đơn giản có thể áp dụng.
– Trị hôi miệng do viêm mũi dị ứng bằng đinh hương:
Tinh dầu Eugenol trong đinh hương có mùi thơm và tác dụng kháng viêm, khử mùi hôi rất tuyệt vời. Bạn có thể cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm mũi dị ứng bằng cách nhai trực tiếp 1 vài mụ đinh hương trong ngày.
Ngoài tác dụng khử mùi thì Eugenol trong thảo dược này còn có khả năng giúp làm giảm đau, chống viêm. Đồng thời có tác dụng ức chế các tác nhân thường gây nhiễm trùng đường hô hấp như trực khuẩn, phế cầu khuẩn, virus cúm…
– Dùng gừng giảm hôi miệng do viêm mũi dị ứng:
Gừng là nguyên liệu quen thuộc có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Thảo dược này có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và khử mùi tương đối hiệu quả.
Bạn có thể ngậm gừng tươi hay uống trà gừng mật ong để hỗ trợ khắc phục tình trạng hôi miệng. Hơn nữa cách này còn giúp làm giảm kích ứng niêm mạc họng, giảm ho và ngứa họng khi bị viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số thảo dược khác để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng. Ví dụ như thì là, nghệ, mật ong, nha đam, dầu dừa, lá trầu không…
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là giải pháp hữu hiệu nên thực hiện khi bạn bị hôi miệng do viêm mũi dị ứng. Giải pháp này giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm mùi hôi. Đồng thời còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Việc ăn uống khoa học, lành mạnh còn hữu ích với quá trình ức chế nhiễm trùng ở mũi họng. Từ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị viêm mũi dị ứng hay các biến chứng viêm họng… mà bệnh gây ra.
Cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Nên uống nhiều nước để bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể. Ngoài ra thói quen này còn giúp điều tiết lượng nước bọt ở trong khoang miệng. Từ đó hạn chế sự bùng phát của hại khuẩn, làm dịu vùng niêm mạc sưng nóng.
- Tăng cường rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn. Chất xơ dồi dào trong nhóm thực phẩm này có khả năng khử mùi hôi, làm sạch mảng bám và hạn chế sự sinh trưởng của các hại khuẩn.
- Nên bổ sung nhiều trái cây có hàm lượng vitamin C cao vào khẩu phần ăn. Trái cây này không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa nhiều nước và khoáng chất. Chúng giúp nâng cao đề kháng, hồi phục thể trạng, làm dịu niêm mạc mũi họng. Ngoài ra việc ăn trái cây thường xuyên còn giúp hạn chế mảng bám tích tụ tại kẽ răng. từ đó hạn chế mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi nặng. Đặc biệt là hành, tỏi hay các thực phẩm lên men (kim chi, cà muối, dưa chua…).
- Không nên uống cà phê và tiêu thụ rượu bia. Đây là những thức uống có tính háo nước. Chúng dễ khiến cho khoang miệng giảm tiết nước bọt. Từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh.
Khắc phục triệt để tình trạng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng
Các giải pháp được đề cập ở trên chỉ mang đến hiệu quả tạm thời. Để loại bỏ hoàn toàn tình trạng hôi miệng thì bạn nên sớm thăm khám và điều trị triệt để bệnh viêm mũi dị ứng.
Dưới đây là các giải pháp:
1. Sử dụng thuốc
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc là giải pháp được áp dụng phổ biến. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp.
Các thuốc được dùng có thể bao gồm:
– Thuốc kháng histamine:
Nhóm thuốc này có thể được bán theo toa hay không kê đơn. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn kháng thể histamine được cơ thể tiết ra trong phản ứng dị ứng. Có thể dùng thuốc ở dạng chất lỏng, viên nén, thuốc xịt mũi hay thuốc hít. Một số thuốc histamin được dùng phổ biến là:
- Loratadine
- Fexofenadine
- Pseudoephedrin
- Cetirizine
- Levocetirizine
– Thuốc làm thông mũi:
Được dùng với mục đích chính là hỗ trợ làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Đồng thời giúp tăng cường dẫn lưu dịch tiết hô hấp. Một số loại được dùng phổ biến là:
- Pseudoephedrine
- Thuốc xịt mũi Afrin
- Thuốc xịt muỗi Pheylephrine
– Thuốc corticosteroid đường mũi:
Đây là loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến và cho hiệu quả tốt. Thuốc này có thể khắc phục các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Đa phần các thuốc corticosteroid đường mũi đều được dùng dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi. Các thuốc được dùng phổ biến là:
- Flonase
- Nasacort
- Rhinocort
– Các loại thuốc xịt mũi khác:
Một số loại thuốc xịt mũi dạng nước muối không kê đơn cũng là một lựa chọn trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm triệu chứng khô mũi, tiết dịch nhầy đặc hoặc tăng tiết dịch nhầy mũi. Thuốc xịt mũi Ipratropium Bromide hay Cromolyn là 2 loại được dùng phổ biến nhất.
Bất cứ loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng nào cũng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều, thay đổi kế hoạch dùng thuốc. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng hay phát sinh tác dụng ngoại ý, cần báo cho bác sĩ ngay để được điều chỉnh.
3. Chăm sóc và dự phòng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao theo chu kỳ hằng năm. Bệnh tái phát nhiều lần có thể gây gián đoạn cuộc sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp khác. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng gây hôi miệng.
Vì vậy, song song với các giải pháp điều trị thì bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây dị ứng. Đồng thời chú ý đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài hay tới những nơi đông người.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Nên giặt giũ chăn gối, màn cửa, vỏ bọc đệm định kỳ 3 tháng/ lần.
- Giữ vệ sinh răng miệng và vệ sinh tai mũi đều đặn, đúng cách.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, tốt nhất nên hạn chế ra ngoài. Đồng thời giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng mũi, cổ.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh vườn nhà để thanh lọc không khí, hỗ trợ loại bỏ các chất dị nguyên.
- Việc nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể sẽ giúp làm giảm tần xuất và mức độ của triệu chứng viêm mũi dị ứng. Vì vậy nên ăn uống và sinh hoạt điều độ. Đồng thời dành thời gian cho hoạt động thể chất để nâng cao thể trạng và sức đề kháng.
- Thận trọng khi dùng các thuốc chống viêm không steroid, nhất là Aspirin. Đây là nhóm thuốc dễ gây bùng phát viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp hay nổi mề đay mẩn ngứa trong thời gian sử dụng.
Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp gây ra nhiều phiền toái. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài áp dụng các giải pháp tạm thời thì bạn cần điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng tái phát.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!