Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây – Thuốc nam quanh nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây quanh nhà được đánh giá là phương pháp có độ an toàn cao và có thể mang lại hiệu quả tích cực. Thành phần dược tính trong thảo dược sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên chi phí dùng để trị bệnh sẽ không cao, vì thế đây là phương pháp chữa bệnh rất thích hợp để áp dụng cho những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Chữa viêm mũi dị ứng bằng các loại lá cây xung quanh nhà có độ an toàn cao
Chữa viêm mũi dị ứng bằng các loại lá cây xung quanh nhà có độ an toàn cao

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây quanh nhà

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp xảy ra khá phổ biến và số ca bệnh đang có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng triệu chứng của bệnh thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì thế việc tận dụng các loại lá cây lành tính quanh nhà để trị bệnh là phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên áp dụng.

Dưới đây là gợi ý một số loại lá cây có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà và hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

1. Lá cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng

Ngũ sắc còn được biết đến với cái tên khác là cỏ hôi hay cứt lợn. Loại cây này thường mọc hoang dại ở khắp mọi nơi, đặc biệt là những vùng đất hoang. Dùng cây ngũ sắc trị viêm mũi dị ứng là mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả tích cực.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, thành phần hoạt chất trong cây ngũ sắc có khả năng giải độc, chống dị ứng và giảm viêm sưng rất tốt. Tinh dầu cây ngũ sắc còn được y học hiện đại tận dụng để điều chế ra một số loại thuốc nhỏ mũi như Agerhinin, Flanos.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lấy 1 nắm cây ngũ sắc tươi đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, sau đó vớt ra để cho ráo nước.
  • Dùng dao thái dược liệu thành khúc ngắn, sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng một ít nước sạch.
  • Dùng vải mùng sạch vắt lấy nước cốt ngũ sắc và bỏ bã, sử dụng nước này để thoa vào lớp niêm mạc mũi.
  • Để yên như vậy chừng 15 phút thì rửa mũi lại với nước sạch, áp dụng cách trị bệnh này mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
Sử dụng cây ngũ sắc có hoa máu tím để trị viêm mũi dị ứng mới mang lại hiệu quả
Sử dụng cây ngũ sắc có hoa màu tím để trị viêm mũi dị ứng mới mang lại hiệu quả

2. Lá lốt hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Lá lốt là dược liệu tính ấm, có công dụng đào thải độc tố và khử phong tán hàn rất tốt. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, tinh dầu lá lốt chứa rất nhiều hoạt chất piperin có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh. Vì thế đây là dược liệu có khả năng cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp rất tốt như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản,…

Khi dùng lá lốt để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm sưng ở lớp niêm mạc. Từ đó các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… Dưới đây là 4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng lá lốt bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

Hướng dẫn thực hiện:

– Cách 1: Lấy một nắm lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước, dùng tay vò nát lá lốt rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi. Để yên như vậy khoảng 30 phút thì tháo ra, áp dụng cách này khoảng 2 lần/ngày.

– Cách 2: Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng, sau 15 phút vớt lá lốt ra để cho ráo nước. Đem lá lốt đi xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt, vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý rồi nhỏ nước cốt lá lốt vào trong mũi.

– Cách 3: Lấy 1 nắm lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước. Đun trong khoảng 15 phút cho tinh dầu lá lốt tan vào trong nước thì tắt bếp. Đổ nước này ra chậu rồi dùng để xông hơi mũi khoảng 10 phút. Áp dụng cách xông hơi lá lốt này mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh tiến triển tốt

– Cách 4: Lá lốt sau khi thu hái về đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó tán lá lốt khô thành bột mịn rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi ngày sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì lấy một lượng bột lá lốt vừa đủ thổi vào trong mũi.

Tận dụng lá lốt có sẵn bên trong vườn nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh
Tận dụng lá lốt có sẵn bên trong vườn nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh

3. Trị bệnh tại nhà bằng lá ngải cứu

Ngải cứu là loại thảo dược quý trong Đông y với công dụng chính và kháng khuẩn và kháng viêm. Người ta thường tận dụng loại thảo dược này để cải thiện các vấn đề về hô hấp giúp mang lại hiệu quả khá tốt. Ngải cứu là dược liệu tự nhiên lành tính, không chứa độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế bạn có thể tận dụng để chữa bệnh cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ nhỏ.

Khi sử dụng ngải cứu để trị viêm mũi dị ứng, thành phần hoạt chất trong tinh dầu lá ngải cứu sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại và làm sạch khoang mũi. Đồng thời các triệu chứng của bệnh như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi,… cũng được đẩy lùi đáng kể. Cách dùng lá ngải cứu trị viêm mũi dị ứng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

Hướng dẫn thực hiện:

– Cách 1:

  • Lấy 100 gram lá ngải cứu tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo. Đem dược liệu đi giã nát rồi vắt lấy nước cốt và bỏ bã.
  • Đem nước cốt ngải cứu pha loãng với nước lọc với tỷ lệ 1:1, dùng thìa khuấy đều rồi sử dụng để uống.
  • Áp dụng cách này khoảng 1 – 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh.

– Cách 2:

  • Chuẩn bị khoảng 10 gram ngọn ngải cứu non, đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm sát khuẩn.
  • Sau 15 phút thì vớt dược liệu ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi để cho ráo. Đem dược liệu đi phơi dưới bóng râm cho đến khi lá vừa héo là được.
  • Dùng tay vò lá ngải cứu thành hình giống điếu thuốc, sau đó đốt cháy và tiến hành hơ huyệt đạo trên đỉnh đầu (lần lượt từ huyệt số 1 – 5).
  • Ở cách trị bệnh này bạn nên đến gặp những người có chuyên môn để hướng dẫn xác định chính xác vị trí của huyệt đạo.
Ngải cứu có khả năng kháng viêm mạnh, giúp làm dịu phản ứng viêm sưng tại niêm mạc mũi
Ngải cứu có khả năng kháng viêm mạnh, giúp làm dịu phản ứng viêm sưng tại niêm mạc mũi

4. Tận dụng lá húng chanh trị bệnh

Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, lá húng chanh được xếp vào nhóm dược liệu tính ấm với công dụng chính là khử phong tán hàn và đào thải độc tố. Đây là dược liệu được tận dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian giúp cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các vấn đề về hệ hô hấp.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong tinh dầu lá húng chanh có chứa hàm lượng lớn colein và các hợp chất phenolic, đây đều là những dưỡng chất có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt. Khi tận dụng dược liệu để trị bệnh sẽ có công dụng đẩy lùi triệu chứng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi, loãng dịch nhầy và hô hấp dễ dàng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

– Cách 1: Uống nước lá húng chanh

  • Lấy 5 gram lá húng chanh đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra húng chanh ra rửa sạch với nước một lần nữa.
  • Tiếp đó cho lá húng chanh vào cốc cùng với 250ml nước sôi, tiến hành hãm dược liệu khoảng 20 phút rồi dùng để uống ngay khi còn ấm.
  • Áp dụng bài thuốc này khoảng 2 lần/ngày, kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

– Cách 2: Xông hơi nước lá húng chanh

  • Chuẩn bị khoảng 30 gram dược liệu rồi đem đi sơ chế tương tự như cách ở trên. Sau đó cho lá húng chanh vào nồi cùng với một lít nước.
  • Bắc nồi nước lên bếp đun cho sôi lên rồi vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Sử dụng nước này để xông hơi vùng mũi cho đến khi nước nguội hẳn là được.
  • Áp dụng cách xông hơi lá húng chanh trị viêm mũi dị ứng mỗi ngày một lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cách uống nước và xông hơi
Dùng lá húng chanh chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cách uống nước và xông hơi

5. Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá bạc hà

Bạc hà là loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm gia đình người Việt. Với mùi thơm đặc trưng, dược liệu này sẽ kích thích cảm giác thèm ăn và làm tăng độ thơm ngon của món ăn. Ngoài ra, bạc hà còn được tận dụng trong Đông y giúp cải thiện các bệnh lý liên quan đến dị ứng và nhiễm trùng hô hấp.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong tinh dầu lá bạc hà chứa rất nhiều hoạt chất sinh học như methyl acetat, L- methol, L-a-pine, L- limonene,… Khi sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, các thành phần hoạt chất này sẽ tác động vào lớp niêm mạc mũi và mang lại hiệu quả kháng viêm và làm thông mũi. Cách dùng dược liệu này để trị viêm mũi dị ứng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

Hướng dẫn thực hiện:

– Cách 1:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn bám quanh rồi cho vào ấm trà hãm cùng với nước sôi.
  • Hãm khoảng 15 phút thì chắt lấy nước, hòa tan thêm một ít mật ong nguyên chất rồi sử dụng để uống thay trà

– Cách 2: 

  • Lấy 1 nắm lá bạc hà tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun chừng 15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu rồi sử dụng để xông hơi cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Người bệnh nên áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
Cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà tươi
Cải thiện triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà tươi

6. Cây lược vàng trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Lược vàng là dược liệu có khả năng cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra rất nhanh chóng. Hai hoạt chất Quercetin và Kaempferol tìm thấy trong lược vàng có khả năng kháng histamin mạnh mẽ, khi tác động vào lớp niêm mạc mũi sẽ có công dụng làm giảm sưng viêm và phù nề. Thành phần dược tính trong lược vàng còn có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, khi sử dụng để trị bệnh còn giúp bạn phòng ngừa được biến chứng viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày như ngứa mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa họng,… Bạn có thể tận dụng cây lược vàng để cải thiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

Hướng dẫn thực hiện:

– Cách 1: Nhai lá lược vàng sống

  • Lấy vài lá lược vàng tươi đem đi rửa sạch bụi bẩn bám quanh, sau đó cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút.
  • Vớt dược liệu ra để cho ráo nước, dùng dao cắt thành miếng nhỏ rồi sử dụng để nhai kỹ.
  • Khi nhai nuốt từ từ cả tinh dầu và bã dược liệu, để nhanh chóng mang lại hiệu quả thì bạn nên áp dụng cách này 3 lần/ngày.

– Cách 2: Uống nước sắc lược vàng

  • Lấy 1 nắm lá lược vàng đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước.
  • Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 200ml nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước thu được và sử dụng để uống ngay khi còn ấm.
Thành phần dược tính có trong cây lược vàng có tác dụng kháng histamin và hỗ trợ điều trị bệnh
Thành phần dược tính có trong cây lược vàng có tác dụng kháng histamin và hỗ trợ điều trị bệnh

7. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây cà gai

Cà gai còn được biết đến với cái tên khác là cà độc dược. Đây là dược liệu có tính ấm, thường được tận dụng trong y học cổ truyền để trị bệnh với công dụng chính là kháng viêm và giảm đau. Nếu bạn sử dụng cây cà gai để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ có tác dụng làm sạch khoang mũi và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại ở đây. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị số lượng lớn lá cây cà gai, đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi phơi khô dưới trời nắng to. Sau đó cho lá cà gai khô vào trong bọc ni lông cột kín bảo quản dùng dần.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một ít lá cà gai khô đem đi đốt rồi hít phần khói bốc lên vào mũi và thở ra bằng miệng.
  • Thực hiện chừng 5 phút thì ngừng, áp dụng cách trị bệnh này 2 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh.

8. Lá bèo cái hỗ trợ điều trị bệnh

Nếu trong vườn nhà bạn có cây bèo cái thì hãy tận dụng chúng để trị bệnh viêm mũi dị ứng. Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, bèo cái là dược liệu có tính lạnh và vị cay, khi đi vào cơ thể sẽ có công dụng giảm ngứa và chống dị ứng. Khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá bèo cái chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có lợi đối với sức khỏe như phospho, xenluloza, chất béo, chất hữu cơ,… Ngoài ra, bèo cái còn có khả năng kháng khuẩn kháng viêm, khi sử dụng để trị viêm mũi dị ứng sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lấy một nắm lá bèo cái đem đi rửa sạch rồi cho vào chậu ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt dược liệu ra để cho ráo nước, sau đó cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Pha nước cốt lá bèo cái với nước ấm rồi dùng để uống hết trong ngày.
  • Nếu thấy khó uống, bạn có thể pha thêm vào nước lá bèo cái một thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt gừng rồi uống.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây bèo cái mang lại hiệu quả tốt, được nhiều người áp dụng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây bèo cái mang lại hiệu quả tốt, được nhiều người áp dụng

8. Đẩy lùi triệu chứng của bệnh bằng lá tầm ma

Lá cây tầm ma cũng có công dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt, bạn có thể tận dụng để chữa bệnh tại nhà. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần hoạt chất tìm thấy trong cây tầm ma có khả năng kháng histamin và chống viêm rất tốt. Khi dùng để trị bệnh sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi,… Nếu không biết cách sử dụng để trị bệnh thì bạn hãy tham khảo hướng dẫn thực hiện dưới đây:

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lấy khoảng 1 nắm lá tầm ma khô đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm hãm cùng với 200ml nước sôi.
  • Hãm dược liệu khoảng 15 phút thì chắt lấy nước và bỏ bã, thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều rồi dùng để uống khi còn ấm.
  • Uống nước lá tầm ma pha mật ong khoảng 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả trị bệnh.

10. Dùng lá hoa xuyến chi trị bệnh tại nhà

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra, trong lá cây hoa xuyến chi có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh như acetone, methanol, mangan, sắt,… Những chất này có khả năng chống viêm và sát trùng rất tốt, khi tác động vào lớp niêm mạc mũi sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá và hoa xuyến chi, đem rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào chậu ngâm với nước muối loãng. Sau 10 phút thì vớt dược liệu ra rồi để cho ráo nước.
  • Cho toàn bộ dược liệu vào cối giã nát rồi vắt lấy nước bỏ bã, sử dụng bông y tế thấm nào nước cốt này rồi nhét trực tiếp vào lỗ mũi.
  • Để yên chừng 10 phút thì tháo ra rồi thực hiện tương tự với bên còn lại. Áp dụng cách này 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh giảm hẳn.
Dùng lá và hoa xuyến chi để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà
Dùng lá và hoa xuyến chi để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà

Có nên dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng tại nhà?

Sử dụng lá cây trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà được đánh giá là phương pháp có độ an toàn cao, không gây ra tác dụng phụ và ít tốn kém chi phí. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để trị bệnh tại nhà mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc tận dụng lá cây có quanh nhà để trị bệnh sẽ không quá tốn quá nhiều chi phí, vì thế phương pháp trị bệnh này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả những người có thu nhập kinh thế thấp.

Tuy nhiên, các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên chứa thành phần dược tính rất thấp, khi sử dụng để chữa bệnh sẽ mang lại hiệu quả chậm. Nếu đã lựa chọn thực hiện trị bệnh bằng phương pháp này, bạn cần phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tích cực. Đồng thời, các cách trị bệnh bằng lá cây ở trên chỉ thích hợp áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh đã tiến triển nặng thì tốt nhất bạn nên tiến hành điều trị chuyên khoa.

Mức độ đáp ứng điều trị của mỗi người cũng có sự khác nhau, chúng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh,… Sau thời gian dài áp dụng nếu thấy bệnh không chuyển biến tích cực thì bạn nên ngừng lại và tìm đến phương pháp trị bệnh khác. Để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị bệnh nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến những người có chuyên môn về liều lượng và cách sử dụng.

Trên đây là các cách trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng lá cây bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, các cách trị bệnh ở trên chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể giải quyết được nguyên căn gây bệnh, vì thế bạn không thể sử dụng thay thế cho thuốc chuyên khoa. Tốt nhất, khi bị viêm mũi dị ứng bạn nên đến bệnh viện tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

3.9/5 - (9 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *