Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì, Không Ăn Gì? Bạn Phải Biết

Để khắc phục các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả, có một cách đơn giản đến không ngờ: Ăn uống đúng cách. Vậy, bạn đã biết bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Trên bề mặt niêm mạc mũi, phổi và đường tiêu hóa có các tế bào miễn dịch đặc biệt giúp phát hiện các chất gây dị ứng. Khi một loại tế bào miễn dịch tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ kích thích các tế bào miễn dịch khác tạo ra kháng thể (IgE) đặc hiệu đối với chất gây dị ứng.

Từ đó trở đi, nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng này, một phản ứng dị ứng sẽ được kích hoạt. Chất gây dị ứng được xác định bởi các kháng thể (IgE) khiến các tế bào miễn dịch giải phóng các chất trung gian gây viêm, như histamine. Histamine chính là “thủ phạm” gây ra một loạt các triệu chứng dị ứng khó chịu, như hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ho khan…

Giải đáp được câu hỏi bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân
Giải đáp được câu hỏi bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân

Bệnh viêm mũi dị ứng cũng vậy.  Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, như bụi, phấn hoa, lông động vật… hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sinh ra histamine để “tống khứ” những tác nhân gây hại đó ra ngoài. Bởi vậy, người bị viêm mũi dị ứng sẽ có những triệu chứng điển hình là hắt hơi và sổ mũi.

Thế nhưng, không chỉ hệ thống miễn dịch mới có thể sản xuất histamine, mà nó còn có mặt trong rất nhiều đồ ăn thức uống thường ngày. Do đó, những gì bạn ăn có thể có tác động đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Sau nhiều năm bế tắc tìm cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, chị Đỗ Phương Trinh đã tìm ra bài thảo dược quý giúp con thoát bệnh TRIỆT ĐỂ, an toàn, không tác dụng phụ

Bởi vậy, hãy chú ý hơn tới chế độ ăn thường ngày để có thể chung sống hòa bình với chứng viêm mũi dị ứng.

Thực phẩm kháng histamine

Thực phẩm kháng histamine có chứa các hóa chất phá vỡ hoặc ngăn chặn các thụ thể histamine trong hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu các thụ thể này bị chặn, nó có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng. Các thực phẩm giàu flavonoid như quercetin, vitamin C hoặc beta-carotene vừa có thể giúp ngăn chặn histamine, vừa giảm viêm hiệu quả.

Tỏi luôn đứng đầu danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị viêm mũi dị ứng
Tỏi luôn đứng đầu danh sách những thực phẩm nên ăn khi bị viêm mũi dị ứng

Những chất dinh dưỡng nêu trên có trong nhiều loại thực phẩm phổ biến và dễ tìm kiếm dưới đây:

  • Tỏi: Tỏi là một nguồn quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm virus thông thường như cảm lạnh. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Gừng: Gừng giúp làm chậm quá trình sản sinh histamine bằng cách giảm mức IgE. Có nhiều cách sử dụng gừng, như uống trà gừng, cho gừng vào các món ăn, dùng tinh dầu gừng…
  • Hành tây: Bên cạnh tỏi, hành tây là một nguồn quercetin dồi dào khác có thể ổn định việc sản xuất histamine. Nấu ăn làm giảm đáng kể hàm lượng quercetin của hành tây, vì vậy để có lợi ích tối đa, hãy ăn hành sống.
  • Mật ong: Mật ong sản xuất tại địa phương bạn sinh sống có thể chứa dấu vết của phấn hoa gây ra viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bằng cách thường xuyên ăn mật ong, nó có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn đối phó tốt hơn với dị ứng và làm quen tác nhân gây dị ứng thường gặp.
  • Quả việt quất: “Siêu thực phẩm” này chứa rất nhiều vitamin C và quercetin, làm cho chúng trở thành một thực phẩm chống viêm tuyệt vời.
  • Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A , C và K giúp chống viêm tự nhiên. Cà rốt cũng tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch và có thể giúp ổn định huyết áp.
  • Cá có dầu: Các loại cá có dầu, như cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi là nguồn omega-3 dồi dào giúp chống viêm hiệu quả. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức từ năm 2005 cho hay những người có nhiều EPA (loại omega-3 phổ biến nhất) trong máu có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng thấp hơn.
  • Một số loại trà” Bên cạnh trà gừng, các loại trà thảo mộc khác, như trà xanh, trà bạc hà, trà tầm ma… cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, hợp chất EGCG trong trà xanh giúp ngăn chặn một thụ thể quan trọng liên quan đến việc gây ra phản ứng dị ứng. Tinh dầu trong trà bạc hà giúp giảm nghẹt mũi – một triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng…

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một khoáng chất vô cùng cần thiết để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nam giới trưởng thành nên đạt khoảng 11mg kẽm mỗi ngày, với nữ giới là 8mg.

Bổ sung kẽm đầy đủ không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn, mà còn có thể ngăn ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, thịt cừu, thịt gà, nấm, hạt bí ngô, hạt điều, các loại đậu...
Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, thịt cừu, thịt gà, nấm, hạt bí ngô, hạt điều, các loại đậu…

Lợi khuẩn/probiotic

Theo một nghiên cứu từ Tiến sĩ Justin Turner, hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), bổ sung lợi khuẩn có thể làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng theo mùa.

Các thực phẩm giàu lợi khuẩn mà bạn nên ăn để giảm viêm mũi dị ứng bao gồm: Soup miso, nấm sữa kefir, sữa chua Hy Lạp…

Bị bệnh viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Bên cạnh một số thực phẩm có lợi, người bị viêm mũi dị ứng cũng nên kiêng khem đúng cách. Dưới đây là một số chế độ ăn uống và thực phẩm cần hạn chế trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh:

Chế độ ăn uống kiểu phương Tây

Chế độ ăn kiểu phương Tây (Western pattern diet/WPD) thường bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, ít chất chống oxy hóa, nhiều chất béo và nhiều đường tinh luyện. Chúng cũng chứa rất nhiều chất tạo màu nhân tạo. Tất cả những điều này đều bất lợi với người bị viêm mũi dị ứng.

Đặc biệt, đường tinh luyện có thể gây thêm gánh nặng cho tuyến tụy. Do đó, nó góp phần vào việc tăng sản xuất chất nhầy, làm nghẹt mũi và chảy nước mũi nặng nề hơn.

Các thực phẩm kiểu phương Tây không tốt cho bệnh
Các thực phẩm kiểu phương Tây không tốt cho bệnh

Bởi vậy, bạn nên tránh các thực phẩm nhiều đường tinh chế, bao gồm: Nước ép trái cây đóng hộp, nước ngọt, kẹo, một số loại ngũ cốc (đặc biệt là những loại dành cho trẻ em), bánh ngọt, chocolate (loại có hàm lượng cacao ít hơn 70%)…

Thực phẩm gây dị ứng

Việc ăn các thực phẩm này khi bị viêm mũi dị ứng không khác nào “thêm dầu vào lửa”. Nó sẽ làm các triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Hãy xác định những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bạn và loại bỏ chúng khỏi các bữa ăn.Nếu chưa xác định được bản thân dị ứng với thực phẩm nào, bạn có thể tham khảo danh sách các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất dưới đây:

  • Các loại hạt vỏ cứng: Óc chó, hồ đào, hạt điều, hạt quả hạch Brazil, hạt dẻ…
  • Động vật có vỏ: Có tới 2,5% dân số thế giới bị dị ứng  với tôm, cua, sò, ốc…
  • Cá biển đông lạnh không đúng cách: Việc ướp lạnh cá không đảm bảo nhiệt độ chuẩn có thể làm tăng khả năng chuyển hóa histidine thành histamine.
  • Trứng: Thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Đậu nành và đậu phộng/lạc: Có khoảng 0,4% trẻ em bị dị ứng đậu nành. Trong khi đó, có tới 20% trẻ bị dị ứng với đậu phộng.
  • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò: Dù không bị dị ứng sữa bò, bạn vẫn gặp những triệu chứng bất lợi nếu tiêu dùng sản phẩm này khi bị viêm mũi dị ứng.

Đồ uống chứa cồn và caffeine

Đây đều là những đồ uống chứa hàm lượng histamine cao. Bạn nên tránh xa những đồ uống này khi bị viêm mũi dị ứng.

Chế độ chăm sóc dành cho người viêm mũi dị ứng

Người bệnh nên thực hiện những điều sau khi bị viêm mũi dị ứng:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, như phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi…
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (tùy vào thể trạng, mức độ hoạt động, nhiệt độ môi trường). Ngoài nước lỏng, bạn có thể tiêu thụ thêm trà thảo mộc, smoothie…
  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ mỗi ngày. Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.
  • Thư giãn, giảm stress bằng yoga, thiền, tập thể dục, nghe nhạc nhẹ, đọc sách…
  • Vệ sinh nhà cửa, không gia sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là phòng ngủ. Giặt chăn gối, rèm cửa, thảm trải sàn… thường xuyên.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài trời hoặc tới nơi công cộng.

Bạn có thể tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nắm được bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì. Nếu thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng không thuyên giảm mặc dù đã có một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hãy đi khám chuyên khoa ngay. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định, điều này có thể vừa mất tiền oan, vừa không khỏi bệnh.

Click đọc ngay:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *