Bị Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Phải Làm Sao?
Nội dung bài viết
Viêm lợi chảy máu chân răng là tình trạng vi khuẩn, mảng bám tích tụ bên dưới nướu gây ra. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến viêm nha chu.
Các giai đoạn viêm lợi chảy máu chân răng
Hầu hết các trường hợp viêm lợi đều do mảng bám gây ra. Mảng bám là một mảng trong suốt được tạo thành từ vi khuẩn, nước bọt, mảnh vụn thức ăn và các tế bào chết lắng đọng trên răng. Mảng bám nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến hình thành cao răng.
Viêm lợi chảy máu chân răng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hầu hết các trường hợp tình trạng này liên quan đến các bệnh nướu răng. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một cơn đau tim và đột quỵ.
Nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra y tế để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng. Cụ thể, tình trạng này được chia thành các giai đoạn, chẳng hạn như:
- Chảy máu trong hoặc sau khi đánh răng: Người bệnh có thể phát hiện những đốm đỏ hoặc màu sẫm trên bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa.
- Chân răng chảy máu thường xuyên hơn: Thay vì chỉ chảy máu khi đánh răng, khi tình trạng bệnh tiến triển, người bệnh có thể thấy máu khi ăn, uống.
- Chân răng tự chảy máu: Đôi khi viêm nướu có thể gây chảy máu chân răng tự phát mà không có bất cứ sự tác động hoặc kích thích nào. Điều này có thể là dấu hiệu viêm nhiễm đang tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.
- Nướu răng đổi màu: Nướu răng có thể chuyển từ màu hồng nhạt đến đỏ đậm, điều này cho thấy có nhiều tế bào viêm nhiễm ở bên trong các mạch máu. Viêm nướu răng chảy máu tiến triển có thể trở nên nghiêm trọng hơn, ăn mòn mô nướu và tăng nguy cơ mất răng.
Nướu răng có màu nhạt là dấu hiệu có oxy ở nướu, trong khi nướu màu sẫm là tình trạng thiếu oxy liên quan đến các loại vi khuẩn phát triển trong môi trường thiếu oxy.
Viêm lợi chảy máu chân răng nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây viêm lợi chảy máu chân răng, bao gồm vệ sinh kém, bệnh nướu răng hoặc áp xe răng. Cụ thể các điều kiện có thể gây viêm lợi và chảy máu chân răng bao gồm:
1. Vệ sinh kém
Khi không chải răng hai lần mỗi ngày và sử dụng bàn chải đánh răng một lần mỗi ngày, những mảnh vụn thức ăn có thể kẹt lại ở chân răng. Các mảnh vụn này có thể dẫn đến viêm nướu nhiễm nướu răng và phát triển thành bệnh nướu răng theo thời gian.
Các dấu hiệu thiếu vệ sinh răng miệng thường bao gồm:
- Nướu răng màu nhợt nhạt
- Sưng nướu răng
- Nướu có màu đỏ
- Chảy máu khi đánh răng
- Có mủ rỉ ra từ răng
- Răng lung lay
- Hơi thở có mùi hôi
- Có mùi vị khó chịu ở trong miệng
2. Các bệnh nướu răng
Vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào các mô nướu xung quanh răng. Điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm, dẫn đến bệnh viêm nha chu và gây chảy máu chân răng.
Các dấu hiệu nhận biết viêm nha chu bao gồm:
- Nướu răng mềm hoặc chảy máu
- Răng nhạy cảm
- Răng lung lay
- Nướu răng bị tụt ra khỏi răng
3. Áp xe răng
Sâu răng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến áp xe răng. Điều này khiến vi khuẩn lây nhiễm sang răng, gây viêm nướu chảy máu chân răng.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị áp xe răng bao gồm:
- Đau đớn
- Sưng nướu
- Sưng hàm
- Sốt
Áp xe răng là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị. Nhiễm trùng do áp xe sẽ không thể tự cải thiện. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể lan đến xương hàm. Trong các trường hợp nghiêm trọng (hiếm khi xảy ra) nhiễm trùng có thể lây lan và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
4. Viêm nha chu
Khoang miệng chứa đầy vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này kết hợp với các chất nhờn và các thành phần khác trong miệng để tạo thành mảng bám trên răng. Nếu các mảng bám không được làm sạch bằng cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng.
Các mảng bám và cao răng tích tụ sẽ dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu nghiêm trọng có thể khiến nướu răng sưng đỏ, viêm, dễ chảy máu. Nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể chuyển thành bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn, có thể khiến răng lung lay, nhạy cảm, nhai đau kèm theo tình trạng sưng mềm nướu và chảy máu chân răng.
Ngoài ra, ở người bệnh viêm nha chu, nướu răng có thể bị kéo căng ra, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chân răng. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ bắt đầu phá vỡ các mô mềm, xương giữ răng và gây mất răng.
5. Các yếu tố rủi ro
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm nướu chảy máu chân răng liên quan đến bệnh nướu răng, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp tình trạng này, chẳng hạn như:
- Hút thuốc
- Bệnh tiểu đường
- HIV / AIDS
- Di truyền
- Stress quá mức
- Hàm răng khấp khểnh
- Trám răng không đúng kỹ thuật
- Sử dụng thuốc gây khô miệng
Bị viêm lợi chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Viêm lợi chảy máu chân răng cần được điều trị phù hợp để loại bỏ các mảng bám khỏi răng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:
- Áp xe nướu răng gây tụ mủ đau đớn
- Gây tổn thương dây chằng nha chu (các mô nối răng với ổ răng)
- Tụt nướu
- Răng lung lay
- Mất răng
Nếu không điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây viêm lợi hoại tử lở loét. Và nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng đến vùng nướu, xương ổ răng. Cụ thể viêm lợi loét hoại tử có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:
- Nướu răng giữa các răng bị phá hủy hoàn toàn
- Hình thành các vết loét lớn để lại các lỗ trống vĩnh viễn trên nướu răng
- Răng lung lay và không ổn định
Ngoài ra, viêm lợi chảy máu chân răng không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể tái phát trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến hôi miệng dai dẳng, chảy máu nướu răng kéo dài và gây tụt nướu răng dần dần. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể bị tổn thương môi và má.
Bệnh nướu răng cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe khác, bao gồm:
- Bệnh tim mạch
- Nhiễm trùng phổi
- Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai
Bị viêm lợi chảy máu chân răng phải làm sao?
Cách tốt nhất để cải thiện các vấn đề răng miệng là thực hành vệ sinh răng miệng phù hợp. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc, điều trị, chẳng hạn như:
1. Vệ sinh răng miệng phù hợp
Người bệnh viêm nướu răng và chảy máu chân răng có thể tham khảo các bước vệ sinh răng miệng phù hợp, chẳng hạn như:
- Đánh răng hai lần mỗi ngày, 2 phút mỗi lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, một khoáng chất tự nhiên có thể hỗ trợ bảo vệ răng và chống sâu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng thường xuyên để làm sạch kẽ răng. Tốt nhất nên sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày và trước khi đánh răng để làm sạch răng tối ưu nhất.
- Không hút thuốc hoặc nhai thuốc lá.
- Đến gặp nha sĩ để làm sạch răng chuyên nghiệp 2 lần mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết.
2. Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn
Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine hoặc hexetidine có thể được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Nước súc miệng không thể loại bỏ các mảng bám hiện có, nhưng có thể ngăn ngừa các mảng bám mới được hình thành.
Trao đổi với nha sĩ về các loại nước súc miệng kiểm soát vi khuẩn tích tụ và ngăn ngừa hình thành mảng bám phù hợp với tình trạng viêm nướu chảy máu chân răng. Nha sĩ có thể tư vấn các loại nước súc miệng phù hợp nhất.
Tuy nhiên, nước súc miệng Chlorhexidine có thể làm răng ố vàng hoặc nâu nếu sử dụng thường xuyên. Do đó, không sử dụng nước súc miệng chlorhexidine lâu hơn 4 tuần.
3. Lấy cao răng
Để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ trên răng, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thủ thuật lấy cao răng. Đây là một thủ thuật làm sạch chuyên nghiệp, thường được thực hiện tại phòng khám nha khoa bởi nha sĩ chuyên nghiệp.
Nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, cạo sạch các mảng bám và cao răng bằng dụng cụ đặc biệt. Sau đó nha sĩ sẽ đánh bóng răng để loại bỏ vết bẩn và vết ố trên răng.
Nếu tình trạng mảng bám tích tụ nhiều, người bệnh có thể cần lấy cao răng nhiều hơn một lần.
4. Bào láng gốc răng
Trong các trường hợp viêm nướu chảy máu chân răng nghiêm trọng, đặc biệt là trong trường hợp viêm nha chu, nha sĩ có thể đề nghị bào láng gốc chân răng để cải thiện các triệu chứng. Đây là phương pháp làm sạch sâu bên dưới nướu, giúp loại bỏ vi khuẩn từ chân răng để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
Trước khi điều trị, nha sĩ có thể gây tê cục bộ hoặc sử dụng thuốc giảm đau để làm tê khu vực cần điều trị. Sau khi điều trị, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu trong 48 giờ.
5. Điều trị chuyên sâu
Trong các trường hợp viêm nướu chảy máu chân răng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần điều trị chuyên sâu, chẳng hạn như phẫu thuật nha chu. Đôi khi người bệnh có thể cần nhổ bỏ răng bị ảnh hưởng đến tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Trao đổi với nha sĩ chuyên môn để xác định các thủ thuật cần thiết, quy trình và cách thực hiện. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh đến các chuyên khoa chuyên môn.
Nếu cần phẫu thuật hoặc bào gốc chân răng, người bệnh sẽ được kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
6. Trong trường hợp viêm lợi loét hoại tử cấp tính
Trường hợp viêm lợi loét hoại tử cấp tính cần được điều trị bởi nha sĩ chuyên môn. Tùy theo các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp, chẳng hạn như:
- Thuốc kháng sinh: Điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như metronidazole hoặc amoxicillin, có thể được chỉ định để cải thiện tình vấn đề viêm nhiễm. Kháng sinh thường cần được sử dụng kéo dài trong 3 ngày. Các tác dụng phụ có thể bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như Paracetamol và ibuprofen có thể được sử dụng để cải thiện cơn đau và khó chịu. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Nước súc miệng: Nước súc miệng có chứa chlorhexidine hoặc hydrogen peroxide có thể được kê đơn để điều trị viêm nướu chảy máu chân răng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng các loại nước súc miệng.
Viêm lợi chảy máu chân răng có thể liên quan đến bệnh nướu răng, vệ sinh răng miệng kém hoặc áp xe răng gây ra. Các tình trạng này cần được điều trị bởi nha sĩ chuyên môn theo một quy trình phù hợp.
Ngoài ra thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp, đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!