Viêm lợi nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh sưng đau?
Nội dung bài viết
Viêm lợi thường gây sưng đau và khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống. Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có lợi sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương. Vì vậy, việc nắm rõ viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa rất quan trọng.
Bị viêm lợi nên ăn gì?
Người bị viêm lợi nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, bao gồm:
1. Bông cải xanh
Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, bông cải xanh là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho chế độ ăn của người đang bị viêm lợi. Những chất này có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở lợi khỏi bị tổn thương.
Bên cạnh đó, bông cải xanh còn bổ sung nhiều chất xơ giúp tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng, đào thải độc tố cho cơ thể, tạo điều kiện cho tổn thương viêm ở lợi nhanh được chữa lành.
Chính vì những tác dụng tuyệt vời trên, bạn nên cân nhắc bổ sung bông cải xanh vào trong thực đơn. Loại rau này có thể dùng để luộc, nấu canh, xào, hấp hay trộn salad rau củ. Hãy lựa chọn một hình thức chế biến phù hợp với sở thích của bạn.
2. Viêm lợi nên ăn cà rốt
Cà rốt giàu beta carotene, tiền chất của vitamin A. Khi được hấp thu, chất này giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương viêm ở lợi. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cà rốt còn có thể loại bỏ sạch các mảnh thức ăn thừa trong kẽ răng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng đám, chặn đứng con đường phát triển của vi khuẩn và các tác nhân gây viêm lợi.
Cà rốt mặc dù có nhiều tác dụng quý nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt. Mỗi lần bạn chỉ nên ăn khoảng 150 gram x 2 – 3 lần trong tuần. Tránh lạm dụng quá mức gây dư thừa beta carotene sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da.
Ngoài ra, khi ăn cà rốt, tốt nhất bạn nên nấu cho chín mềm trước khi dùng. Cà rốt sống khá thô cứng có thể cọ sát vào vùng lợi bị viêm khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
3. Ăn tỏi tốt cho người bị viêm lợi
Tỏi cũng chính là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc viêm lợi nên ăn gì. Sở dĩ thực phẩm này được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị viêm lợi bởi nó chứa nhiều Allicin. Đây là một chất kháng sinh thực vật có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi mà không gây tác dụng phụ như thuốc tân dược.
Sử dụng tỏi trong chế biến món ăn hàng ngày chính là một cách đơn giản để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm lợi ở trẻ em lẫn người trưởng thành. Khi ăn sống, tỏi thường gây mùi khó chịu nhiều người không thích. Bạn có thể giảm bớt mùi đặc trưng của tỏi bằng cách dùng tỏi phi hoặc ướp trong món ăn. Tuy nhiên, hãy đập dập hoặc giã nát tỏi trước khi sử dụng để hoạt chất Allicin được giải phóng tối đa.
4. Mật ong
Ăn mật ong hoặc uống nước mật ong ấm hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho những đối tượng thường xuyên bị viêm lợi. Thực phẩm này chứa nhiều vitamin E có tác dụng sát khuẩn, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới, làm nhanh lành vết loét ở bề mặt lợi.
Bên cạnh đó, mật ong còn xoa dịu kích ứng và tình trạng đau rát khó chịu ở vùng lợi bị tổn thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
Ngoài việc sử dụng mật ong theo đường miệng, bạn có thể lấy mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng lợi bị viêm. Nó hoạt động như một loại thuốc sát khuẩn, tiêu sưng tại chỗ.
5. Nghệ
Nghệ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Nó nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, làm tổn thương nhanh kéo da non.
Nhờ chứa hàm lượng curcumin dồi dào, nghệ có khả năng kháng viêm mạnh. Nó giúp kích thích tái tạo tế bào mới làm nhanh lành vết loét ở lợi, đồng thời bảo vệ khoang miệng trước sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại.
Thêm nghệ vào trong các món kho, dùng nghệ hấp mật ong hoặc pha bột nghệ với sữa uống. Đây là những gợi ý hữu ích giúp bạn tận dụng được tối đa những lợi ích mà nghệ đem lại.
6. Bị viêm lợi nên ăn sữa chua
Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở lợi. Trong quá trình lên men tự nhiên, sữa chua sản sinh nhiều lactobacillus acidophilus. Đây là các loại lợi khuẩn có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành của vết loét.
Nếu đang bị viêm lợi hoặc tình trạng này thường xuyên tái phát, bạn nên bổ sung thêm 1 – 2 hũ sữa chua vào thực đơn mỗi ngày. Thói quen này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn.
7. Cá béo
Giàu omega 3, các loại cá béo có thể giúp hỗ trợ kháng viêm, giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở lợi. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nguồn chất đạm phong phú giúp tham gia vào quá trình xây dựng lên các tế bào mới để nhanh chóng chữa lành các mô bị tổn thương ở lợi.
Vì vậy, khi xây dựng thực đơn trong những ngày bị viêm lợi, bạn nên thêm các loại cá béo như cá hồi, cá thu hay cá tuyết vào trong bữa ăn mỗi tuần từ 2 – 3 lần.
8. Chuối
Chuối chín khá mềm nên khi ăn bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng ma sát dẫn đến đau lợi. Thêm vài đó, loại trái cây này còn đặc biệt giàu chất xơ hòa tan và vitamin C, giúp tiêu độc, kháng khuẩn, đẩy nhanh tốc độ chữa lành ở vùng lợi bị tổn thương.
Chúng cũng chứa hàm lượng đường phong phú. Khi vào cơ thể, đường được chuyển hóa thành năng lượng giúp bạn bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu và làm việc hiệu quả hơn.
Để cải thiện các triệu chứng viêm lợi, bạn nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày. Ăn trực tiếp hoặc dùng chuối xay sinh tố, trộn salad rau quả.
9. Trà xanh
Sở hữu hàm lượng cao GGCG và tanin, trà xanh có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Nó giúp sát khuẩn, giảm sưng viêm, đồng thời làm se lành vết loét ở lợi. Ngoài ra, trà xanh cũng giúp hơi thở thơm mát, ngăn ngừa ung thư, điều hòa huyết áp, giải nhiệt, trị nóng trong và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Bạn có thể uống trà xanh mỗi ngày 2 – 3 tách để tổn thương ở lợi nhanh lành. Nếu không muốn uống nước trà, bạn có thể sử dụng bột trà xanh pha chế thức uống hoặc làm bánh để thu được các dưỡng chất có lợi trong trà.
10. Bị viêm lợi nên ăn gừng
Gừng cũng được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn của người bị viêm lợi. Thực phẩm này cung cấp các hoạt chất Gingerol hay Shogaol có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên.
Tính ấm của gừng còn kích thích lưu thông máu đến khu vực nướu bị tổn thương, làm giảm sưng, giúp lợi được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để nhanh chóng được tái tạo.
Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn theo nhiều cách khác nhau như dùng gừng làm nước chấm, ướp món ăn hay hãm trà uống. Lưu ý không nên ăn nhiều gừng khi đang mang thai, mắc bệnh gan hoặc khi đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
11. Bột sắn dây
Bột sắn dây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị viêm nướu răng nên ăn gì. Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc cho cơ thể.
Nghiên cứu cũng có thấy, trong bột sắn dây chứa nhiều Daidzein – một chất đã được chứng minh về khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Tất cả đều góp phần làm tăng khả năng tự chữa lành vết loét của cơ thể.
Bột sắn dây thường được sử dụng để pha nước uống hoặc nấu chè đậu xanh. Bạn có thể sử dụng hàng ngày để đẩy nâng cao hiệu quả của thuốc chữa viêm lợi.
12. Sữa tươi
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có ích khi bị viêm lợi, bạn cũng cần chú ý cung cấp đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Nước giúp giải nhiệt, đào thải độc tố cho cơ thể, đảm bảo cho quá trình tuần hoàn máu được thông suốt, từ đó tạo điều kiện cho vùng lợi bị viêm nhanh được chữa lành.
Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây và đặc biệt là sữa tươi. Sữa cung cấp nhiều acid lactic, nhiều loại vitamin và khoáng tố giúp diệt khuẩn, xoa dịu kích ứng, giảm cảm giác đau nhức ở lợi và tăng cường sức khỏe răng miệng.
Bị viêm lợi kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể khiến lợi bị sưng viêm nghiêm trọng hơn nên cần được loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng trong thực đơn. Chúng bao gồm:
1. Các thức ăn thô cứng
Bao gồm bánh mì nướng hay rau củ quả sấy khô. Khi sử dụng, chúng có thể ma sát với khu vực lợi bị viêm. Điều này có thể khiến bạn bị đau, thậm chí gây trầy xước, chảy máu hoặc viêm loét lợi.
Tránh sử dụng các thực phẩm này trong thực đơn, ít nhất là cho đến khi lợi của bạn đã hết viêm.
2. Bánh quy
Bánh quy là thức ăn vặt có chứa nhiều tinh bột. Nó không chỉ gây cảm giác khô miệng và làm đau lợi khi ăn mà còn hình thành nên các mảng bám trên bề mặt răng. Đây chính là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh khiến lợi của bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
3. Bánh kẹo ngọt
Hàm lượng đường cao trong bánh kẹo ngọt có thể kích hoạt phản ứng viêm ở lợi bùng phát mạnh. Thường xuyên ăn đồ ngọt còn khiến bạn bị tăng cân, sâu răng hoặc nhiều vấn đề răng miệng khác.
4. Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Các thức ăn có vị chua mạnh thường chứa nhiều axit, chẳng hạn như xoài xanh, gỏi hay các món dưa muối. Khi tiếp xúc với lợi, axit có thể gây kích ứng, bỏng xót và tạo ra vết loét ở lợi.
5. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Tiếp xúc với nhiệt độ cao hay thấp quá mức đều có thể gây tổn thương cho lợi và làm tình trạng viêm nhiễm khó kiểm soát. Đây chính là lý do giải thích tại sao người bị viêm lợi được khuyến cáo không nên sử dụng các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
6. Đồ ăn cay
Tiếp theo trong danh sách các thực phẩm không nên ăn khi bị viêm lợi đó chính là đồ ăn cay. Chúng được chế biến với nhiều tiêu, ớt hay mù tạt có thể gây đau rát, viêm loét lợi. Thường xuyên ăn đồ cay còn gây nóng trong, làm cản trở đến quá trình hồi phục tổn thương.
7. Bia rượu và các thức uống chứa caffein
Đồ uống chứa caffein như trà đặc, nước tăng lực, cà phê hay các thức uống có cồn đều trở thành những thứ tối kỵ đối với người đang bị viêm lợi. Chúng khiến cơ thể bị mất nước, làm giảm tiết nước bọt, từ đó phá hủy lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên của lợi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào trong khoang miệng và gây tổn thương cho lợi.
8. Thực phẩm có nhiều gluten
Không dung nạp được với gluten có thể khiến bạn bị dị ứng và kích hoạt phản ứng viêm loét ở lợi. Nếu có tiền sử bị dị ứng với chất này, bạn nên kiêng ăn các thực phẩm giàu gluten như lúa mì, bánh ngọt hay bánh quy.
9. Thịt dai hoặc có thớ dài
Khi sử dụng các loại thịt dai hoặc có thớ dài, thịt có thể dính vào trong các kẽ răng khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, từ đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị viêm lợi. Tốt nhất khi chế biến các thực phẩm này bạn nên băm nhỏ và nấu chín nhừ để dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn biết được viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành. Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học bao gồm các thực phẩm có lợi không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của tổn thương trong lợi mà còn giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi và các vấn đề nha khoa khác trong tương lai.
Bạn nên tìm hiểu thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!