Sưng lợi răng hàm do đâu? Cách xử lý, điều trị

Sưng lợi răng hàm có thể liên quan đến nhiễm trùng răng, lợi hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Một số bệnh lý có thể nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

sưng lợi răng hàm
Sưng lợi răng hàm có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng cần điều trị y tế

Sưng lợi răng hàm nguyên nhân do đâu?

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sưng lợi răng hàm, trong đó một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng và cần được điều trị chuyên môn. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

1. Sâu răng hàm

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất cứ răng nào, bao gồm răng hàm. Sâu răng là tình trạng tổn thương những khu vực cứng của răng, phát triển thành những khe hở hoặc lỗ nhỏ li ti.

Nếu sâu răng không được điều trị phù hợp, tổn thương sẽ trở nên lớn hơn và gây ảnh hưởng đến đến các lớp sâu hơn của răng. Điều này sẽ dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng. Vệ sinh răng miệng phù hợp và thăm khám nha khoa thường xuyên có thể bảo vệ răng, cũng như chống lại các vấn đề sâu răng.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sâu răng tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu răng. Trong giai đoạn đầu, sâu răng có thể không dẫn đến bất cứ dấu hiệu nào. Khi răng bị tổn thương, các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Đau răng, cơn đau thường tự phát hoặc xảy ra mà không rõ nguyên nhân
  • Ê buốt răng
  • Đau nhẹ đến đau buốt khi ăn hoặc uống thực phẩm ngọt, nóng và lạnh
  • Sưng nướu răng hàm khi sâu răng ảnh hưởng đến răng hàm
  • Răng đổi màu, nâu hoặc đen
  • Đau đớn khi cắn xuống

Sâu răng cần được điều trị phù hợp để tránh gây mất răng và các rủi ro khác. Do đó, nếu có dấu hiệu sâu răng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp điều trị.

2. Áp xe răng

Sâu răng nghiêm trọng không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng xung quanh chân răng. Tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn sẽ hình thành một túi mủ, được gọi là áp xe. Điều này có thể sưng tấy lợi răng hàm hoặc các răng bị ảnh hưởng.

sưng nướu răng hàm
Sâu răng không được điều trị sẽ phát triển thành áp xe và gây sưng nướu răng

Áp xe răng có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Sưng nướu răng
  • Đau răng dữ dội, dai dẳng, đôi khi cơn đau có thể lây lan đến xương hàm, cổ hoặc tai
  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh
  • Sót
  • Sưng má hoặc mặt
  • Nhạy cảm khi cắn hoặc nhai
  • Đau hoặc sưng các hạch bạch huyết dưới cổ hoặc hàm
  • Chảy dịch đột ngột, có mùi hôi, vị tanh, mặn trong miệng nếu áp xe bị vỡ
  • Khó thở hoặc khó nuốt

Áp xe có thể gây sưng lợi răng hàm, dẫn đến mất răng và một số biến chứng liên quan khác. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nha sĩ thường điều trị bằng cách dẫn lưu mủ và loại bỏ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể lấy tủy răng trong một số trường hợp để hạn chế nguy cơ nhổ răng.

Áp xe răng không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Bệnh quai bị

Quai bị là một bệnh nhiễm vi rút lây lan qua tuyến nước bọt. Đặc trưng phổ biến bao gồm sưng sưng lợi răng hàm và má, có thể xuất hiện vào khoảng 12 – 25 ngày sau lần nhiễm trùng đầu tiên.

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Khô miệng
  • Đau bụng nhẹ
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Sốt từ 38 độ C

Nhiễm virus quai bị thường khỏi sau 1 – 2 tuần thông qua việc cải thiện hệ thống miễn dịch để cơ thể chống lại nhiễm trùng. Hiện tại không có thuốc điều trị quai bị, tuy nhiên người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các biện pháp như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng được cải thiện
  • Uống nhiều nước nhưng nên tránh các loại đồ uống có nhiều tính axit như trái cây, bởi vì điều này có thể kích ứng tuyến nước bọt ở mang tai
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau
  • Chườm ấm hoặc chườm mát lên các tuyến hoặc hàm bị sưng để giúp giảm đau
  • Ăn thức ăn không cần nhai nhiều, chẳng hạn như súp, khoai tây nghiền và các món canh hầm

Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 7 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

4. Bệnh sỏi tuyến nước bọt

Sỏi tuyến nước bọt là sự lắng đọng canxi hình thành trong các tuyến nước bọt. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi 30 – 60 và phổ biến hơn ở nam giới.

Nguyên nhân chính xác của sỏi tuyến nước bọt vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, nhiễm trùng vi khuẩn và các mảnh thức ăn xâm nhập vào tuyến nước bọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

sưng nướu răng trong cùng
Sỏi tuyến nước bọt có thể gây sưng nướu răng hàm

Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến tắc nghẽn tuyến nước bọt, dẫn đến nhiễm trùng bên trong khoang miệng. Nhiễm trùng có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Sưng lợi răng hàm
  • Nhạy cảm ở khu vực bị tổn thương
  • Khó chịu hoặc đau khi nhai hoặc nói
  • Tiết dịch có mùi hôi tại vị trí bị tổn thương
  • Sốt nhẹ

Sỏi tuyến nước bọt hiếm khi nghiêm trọng và thường có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

5. Viêm nướu răng

Sưng lợi răng hàm có thể là dấu hiệu viêm nướu. Đây là một bệnh lý về nướu phổ biến có thể gây kích ứng, viêm và sưng tấy nướu. Các triệu chứng viêm nướu răng thường nhẹ, tuy nhiên nếu không được điều trị tình trạng này có thể dẫn đến viêm nha chi và mất răng.

Viêm lợi thường liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém. Điều này khiến vi khuẩn và mảng bám tích tự ở răng, lợi dẫn đến sưng, đau đớn. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Nướu đỏ, mềm hoặc sưng
  • Chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Răng lung lay
  • Xuất hiện mủ giữa răng và lợi
  • Đau khi nhai
  • Răng nhạy cảm

Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm lợi hiệu quả. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn, điều trị phù hợp.

Cách xử lý tình trạng sưng nướu răng hàm

Sưng nướu răng hàm có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm chăm sóc tại nhà và điều trị y tế. Cụ thể, các biện pháp có thể bao gồm:

1. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp điều trị sưng lợi răng hàm hiệu quả cao. Muối có thể hỗ trợ giảm vi khuẩn và giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng.

Người bệnh có thể thêm 1 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều và sử dụng nước này để súc miệng trong khoảng 30 giây. Thực hiện hai lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

cách trị sưng nướu răng trong cùng
Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm vi khuẩn và cải thiện tình trạng sưng lợi

2. Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một cách hỗ trợ giảm đau và sưng nướu răng hàm hiệu quả cao.

  • Để chườm lạnh: Người bệnh có thể bọc một viên đá trong một miếng vải sạch và chườm lên khu vực mặt bên ngoài nướu bị sưng để cải thiện tình trạng. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lên da để tránh các tổn thương không mong muốn.
  • Để chườm nóng: Dùng nước nóng ở nhiệt độ có thể chấp nhận được, nhúng một miếng vải sạch vào nước nóng, vắt ráo nước, sau đó nhẹ nhàng chườm lên khu vực bị đau. Lưu ý không đắp trực tiếp lên nướu răng để tránh gây tổn thương nướu.

3. Sử dụng nước súc miệng có chứa Hydrogen Peroxide

Hydrogen peroxide có thể hỗ trợ giảm đau, viêm và sưng nướu răng hàm. Hoạt chất này có thể tiêu diệt vi trùng và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề răng miệng khác, như viêm nướu răng hoặc viêm nha chu.

Bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới
Sử dụng nước súc miệng có chứa Hydrogen Peroxide để vệ sinh răng miệng và phòng ngừa các bệnh liên quan

Để súc miệng với hydrogen peroxide, người bệnh pha loãng hydrogen peroxide với nước, phân lượng bằng nhau. Ngậm dung dịch trong miệng khoảng 20 giây, nhổ vào bồn rửa và súc miệng bằng nước ấm.

Ngoài ra, người bệnh có thể trộn hydrogen peroxide với baking soda, dùng bôi lên nướu răng hàm bị sưng, để trong 1 phút rồi rửa sạch.

4. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng viêm và kháng sinh tự nhiên. Do đó, người bị sưng nướu răng hàm có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để cải thiện tình trạng sưng đau nướu răng và một số bệnh răng miệng khác.

Người bệnh có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm, dùng nước này để súc miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cho tinh dầu tràm trà lên kem đánh răng hoặc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh dầu tràm trà.

5. Bột nghệ

Nghệ là thành phần tự nhiên có chứa đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Nghệ có thể giúp giảm sưng, đau, chống viêm nướu răng và hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý răng miệng khác.

giảm sưng nướu răng hàm
Súc miệng với bột nghệ có thể chống viêm và giảm sưng nướu răng hàm

Dùng 1/4 thìa cà phê bột nghệ trộn với ít lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp bột nghệ lên nướu răng bị ảnh hưởng, để yên trong 5 phút. Sau đó rửa sạch phần bã nghệ với nước ấm. Thực hiện quy trình này 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Sử dụng gel gây tê

Các loại gel gây tê chứa các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp có thể hỗ trợ làm tê, giảm đau và sưng nướu răng hàm.

Một số loại gel gây tê chứa các hoạt chất chống viêm tự nhiên, chẳng hạn như đinh hương hoặc cúc La Mã. Bên cạnh đó, Orajel và Anbesol là những thành phần tổng hợp phổ biến nhất được sử dụng để điều trị sưng nướu răng hàm.

Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không thay đổi liều lượng nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

7. Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn NSAID thông thường, chẳng hạn như aspirin, acetaminophen và ibuprofen có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng sưng nướu răng.

Sưng nướu răng làm sao hết
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Nếu cơn đau nghiêm trọng và các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng. Có thể sử dụng kết hợp thuốc và các phương pháp điều trị tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu cần thay đổi liều lượng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra không sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài để tránh các rủi ro không mong muốn, chẳng hạn như đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.

Trong trường hợp sưng nướu răng hàm liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng hoặc các bệnh lý khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Áp xe răng và nướu có thể cần được chích rạch dẫn lưu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Sưng nướu răng hàm khi nào cần đến bệnh viện?

Hầu hết các trường hợp sưng nướu răng hàm có thể điều trị tại nhà hiệu quả. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến sức khỏe răng miệng, do đó người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra cụ thể.

Ngoài ra, đến gặp nha sĩ ngay khi:

  • Sưng nướu kéo dài không thuyên giảm
  • Gây cản trở việc ăn, uống hoặc ngủ
  • Kèm theo các triệu chứng khác
  • Sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng
  • Nổi mề đay mẩn ngứa hoặc phát ban đỏ
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Chóng mặt

Đối với phụ nữ, việc sưng nướu răng hàm có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đôi khi có thể dẫn đến sưng đau nhức ở nướu răng hàm.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây sưng lợi răng hàm và một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng và cần điều trị y tế. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ, đặc biệt là khi sưng tấy đột ngột, nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn nhiều ngày.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị sưng nướu răng tại nhà, giảm đau nhanh

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *